Thứ Hai, 28 tháng 2, 2011

Bài 7: Mathiơ 4.1-11: "SỰ THỬ THÁCH CỦA NHÀ VUA"


MATHIƠ – VUA CÁC VUA
SỰ THỬ THÁCH 
CỦA NHÀ VUA
Mathiơ 4.1-11

1. Joseph Mallord Turner – vị hoạ sĩ người Anh đã mời Charles Kingsley đến phòng vẽ của mình để xem một bức tranh họa về một trận bão trên biển cả. Kingsley kêu lên: “Bức tranh đẹp quá! Trông thực làm sao! Làm sao ông vẽ được trận bão đó vậy?” Nhà danh hoạ kia bèn đáp: “Tôi ra bờ biển Hà Lan rồi hẹn với một ngư phủ đưa tôi ra biển trong trận bão kế đó. Bước vào chiếc thuyền của ông ta khi trời vầy mây tụ bão, tôi yêu cầu ông ta cột tôi chặt vào cột buồm. Thế rồi ông ta lái con thuyền vào ngay hàm răng của cơn bão. Cơn bão vần vũ trong cơn điên tiết của nó đến nỗi nhiều lúc tôi muốn xuống dưới lòng thuyền, nơi những con sóng sẽ thổi qua tôi. Tuy nhiên, tôi không làm thế. Tôi đã bị cột chặt vào cột buồm. Không những tôi nhìn thấy cơn bão đang trong cơn điên tiết giận dữ của nó, tôi cảm nhận điều đó. Nó thổi vào tôi, thực vậy, cho tới chừng tôi trở thành một phần trong cơn bão đó. Sau thử thách khủng khiếp nầy, tôi trở về phòng rồi hoạ lại bức tranh ấy”.
Hêbơrơ 4.15 nói về Chúa Jêsus: “Vì chúng ta không có thầy tế lễ thượng phẩm chẳng có thể cảm thương sự yếu đuối chúng ta, bèn có một thầy tế lễ bị thử thách trong mọi việc cũng như chúng ta, song chẳng phạm tội”. Chúa Jêsus đã tự buộc mình vào cột buồm của nhân loại chúng ta rồi đối mặt với những trận bão cám dỗ khủng khiếp nhất mà Satan có thể phóng mạnh vào Ngài. Ngài đã chịu thế vì tình yêu thương hầu cho Ngài có thể cảm thông với sự yếu đuối của chúng ta.
2. Ở từng trường hợp trong Kinh Thánh, chúng ta thấy sự thử thách đến bằng một trong các lãnh vực:
A. I Giăng 2.16 tóm tắt lãnh vực nầy: “Vì mọi sự trong thế gian, như sự mê tham của xác thịt, mê tham của mắt, và sự kiêu ngạo của đời, đều chẳng từ Cha mà đến, nhưng từ thế gian mà ra”.
B. Ở Sáng thế ký 3.6, khi Satan cám dỗ Êva trong vườn Êđen, nàng đã thấy trái cấm ấy “bộ ăn ngon” phù hợp với “mê tham của xác thịt”. Nàng cũng tưởng trái ấy là “đẹp mắt” gắn với “sự mê tham của mắt”. Sau cùng nàng bị lời nói dối của Satan thuyết phục trái ấy “có thể khiến cho người ta khôn ngoan”, là “sự kiêu ngạo của đời”.
C. Trong một phút, chúng ta thấy Satan đã đến bên Chúa Jêsus với cùng những cơn thử thách đó. Chúa Jêsus là con người trọn vẹn, vì thế Ngài đã bị thử thách.
3. Trước khi chuyển sang những cơn thử thách, chúng ta hãy xét xem Chúa Jêsus đã sửa soạn bản thân như thế nào đối với sự thử thách trong các câu 1-2.
A. Thứ nhất, hãy nhớ THỨ TỰ THỜI GIAN (câu 1a).1. Từ ngữ “bấy giờ” gắn biến cố nầy với phép báptêm của Chúa Jêsus.
2. Mặc dù Chúa Jêsus không có tội lỗi, Ngài vẫn đòi chịu phép báptêm từ Giăng “để làm trọn mọi việc công bình”.
3. Khi Chúa Jêsus ra khỏi nước, Thánh Linh của Đức Chúa Trời “giống như chim bồ câu”, đã xức dầu cho Ngài bằng quyền phép để phục vụ. Kế đó Tiếng của Đức Chúa Cha, xác minh chắc chắn lai lịch của Ngài, phán như sau: “Nầy là Con yêu dấu Ta, đẹp lòng ta mọi đàng”.
B. Thứ hai, hãy lưu ý ĐỊA ĐIỂM (câu 1b).1. Chúa Jêsus được “Đức Thánh Linh đưa đến nơi đồng vắng”. Phép báptêm giống như một sự uỷ thác hay lễ đăng quang vậy. Quý vị sẽ nghĩ một nhà vua mới đăng quang được dẫn đến ngai vàng, chớ không phải dẫn tới một đồng vắng hoang vu, trơ trọi.
2. Một trong những sự thật khó có thể chối cãi về việc trở thành một Cơ đốc nhân: ấy là chúng ta không luôn luôn được dẫn tới các đại lộ huy hoàng. Trước khi chúng ta lên tới đỉnh núi, chúng ta phải đi xuống vùng đồng trũng thử thách.
3. Satan gặp gỡ Ađam trong một ngôi vườn xinh đẹp. Hắn đã gặp Chúa Jêsus trong “đồng vắng”. Ađam đã thua trận. Còn Chúa Jêsus thì thắng trận!
C. Thứ ba, hãy xét mặt THUỘC LINH (câu 2a).1. Ngài được “Đức Thánh Linh đưa đến… đặng chịu ma quỷ cám dỗ”. Thật là thú vị khi thấy Đức Thánh Linh đã chọn từ ngữ “ma quỷ” ở đây. Đó là một trong các danh xưng của Satan. Nó xuất thân từ chữ diabolos, có nghĩa là “kẻ vu cáo” hay “kẻ phỉ báng”.
2. Có người xưng mình là Cơ đốc nhân lại không tin kẻ gian ác nầy. Hắn hầu như chuyên dối gạt và thắng hơn khi người ta không chịu tin theo hắn.
3. Chúa Jêsus đã sửa soạn cho “sự cám dỗ thuộc linh” nầy khi kiêng ăn “40 ngày và 40 đêm” trong đồng vắng. Kiêng ăn là phương pháp theo Kinh Thánh tập trung vào những lời cầu nguyện của chúng ta và tâm trí xu hướng về mặt thuộc linh. Chúng ta không biết Ngài đã làm chi khác trong suốt thời gian nầy, nhưng tôi đoán Ngài đã bỏ ra nhiều thời gian để cầu nguyện.
D. Thứ tư, hiểu biết về PHẦN XÁC THỂ (câu 2b).1. Sau khi kiêng ăn hơn một tháng trời, “Ngài bị đói”. Đó là một câu nói chưa xác đáng lắm. Đi trong một thời gian dài không có đồ ăn khiến cho xác thể của một người ra yếu đuối lắm. Vô luận Chúa Jêsus có yếu đuối về phần xác như thế nào, thì giờ cầu nguyện sôi nổi đã làm cho Ngài thật đầy sinh khí về mặt thuộc linh.
2. Êphêsô 6.10 truyền cho chúng ta phải “làm mạnh dạn trong Chúa, nhờ sức toàn năng của Ngài”. Chúa Jêsus phán trong Mác 14.38: “Hãy tỉnh thức và cầu nguyện, để các ngươi khỏi sa vào chước cám dỗ; tâm thần thì muốn lắm, mà xác thịt thì yếu đuối”.
4. Trong phân đoạn Kinh Thánh nầy, chúng ta thấy rằng Chúa Jêsus là Vua trên kẻ ác. Thực tế hơn, chúng ta thấy thể nào Satan đã tấn công Nước của Đức Chúa Trời và tìm kiếm một số công cụ hòng đánh bại Ngài. Hãy xét qua ba lãnh vực của sự cám dỗ.
I. Sự cám dỗ của sự mê tham của xác thịt (các câu 3-4).
A. Quỷ cám dỗ xuất hiện (câu 3a)1. “Quỷ cám dỗ” là một trong các tước hiệu của Satan. Chúng ta không biết hắn đã lấy hình thức nào khi hắn nói với Chúa Jêsus. II Côrinhtô 11.14 chép: “Nào có lạ gì, chính quỉ Sa-tan mạo làm thiên sứ sáng láng”.
2. Satan vốn biết Chúa Jêsus là ai rồi. Hắn đã tìm cách giết Ngài ít nhất là một lần rồi, có lẽ là nhiều lần. Giờ đây Chúa Jêsus đã bước vào cuộc sống cách công khai, thử thách sẽ bắt đầu với một sự đối diện cá nhân.
B. THẮC MẮC của Quỷ cám dỗ (câu 3b).1. Satan hỏi: “Nếu ngươi phải là Con Đức Chúa Trời…”. Hắn vốn biết Chúa Jêsus là “Con Đức Chúa Trời”. Hắn như đang muốn nói: “Hãy chứng minh điều đó”. Hắn đang tìm cách khuyên Chúa Jêsus hãy hành động độc lập với Đức Chúa Cha. Làm thế sẽ là bất tuân, phạm tội và làm thế sẽ khiến Chúa Jêsus ra không xứng đáng.
2. Hắn thì thầm những câu hỏi tương tự vào hai lỗ tai chúng ta. Hắn biết quý vị sẽ được cứu, nhưng hắn sẽ nói: “Nếu các ngươi thực sự được cứu, tại sao các ngươi lại làm thế? Các ngươi có chắc các ngươi là Cơ đốc nhân thật không?”
C. LỊNH LẠC của Quỷ cám dỗ (câu 3c).1. Hãy nhớ, Chúa Jêsus đã “đói” lắm rồi. Hàm ý của Satan là “Nếu Đức Chúa Trời yêu ngươi nhiều lắm, tại sao Ngài lại để cho ngươi phải đói trong đồng vắng chứ?”. Hắn nói cùng chúng ta: “Nếu Đức Chúa Trời yêu các ngươi nhiều lắm, tại sao các ngươi phải bệnh tật… tan vỡ… cô độc… mệt mỏi…”.
2. Mặc dù Chúa Jêsus có thể hoá đá thành bánh rất dễ dàng, Ngài đã không làm vậy vì ba lý do rất quan trọng:
a. Thứ nhất, Chúa Jêsus không đến với trần gian đặng hoá đá thành bánh, Ngài đến để chịu chết thay cho chúng ta. Ngài đã đến để khiến hạng tội nhân hoá ra thánh đồ!
b. Thứ hai, Chúa Jêsus không có thói quen nhận lịnh lạc từ Satan!
c. Thứ ba, Chúa Jêsus là tấm gương của chúng ta. Ngài vốn biết chúng ta không thể hoá đá thành bánh được. Ngài tỏ ra cho chúng ta thấy làm thế nào để đánh bại Satan mà không cần có quyền phép lạ lùng.
D. ĐÁP ỨNG của Nhà Vua (câu 4).1. Chúa Jêsus đã đáp trả Satan bằng Kinh Thánh. Ngài phán: “Có lời chép rằng…”. Ngài có thể huỷ diệt ma quỷ ngay tại đó! Ngài có thể tỏ ra cho hắn thấy sự vinh hiển cực kỳ của Ngài. Ngài có thể trao đổi vấn đề bằng trí khôn.
2. Thay vì thế, Ngài đã sử dụng Kinh Thánh. Ngài đã trưng dẫn Phục truyền luật lệ ký 8.3, ở đây dạy chúng ta vâng theo Đức Chúa Trời và tin cậy Ngài tiếp trợ cho chúng ta, chớ không nắm lấy để được ban thưởng.
3. Khi Satan đến với quý vị và nói:
a. “…các ngươi không được CỨU đâu”, quý vị nên nói với hắn: “Có lời chép… Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu" (Rôma 10.9).
b. “…các ngươi không được THA THỨ đâu”, quý vị nên nói với hắn: “Có lời chép… Cho nên hiện nay chẳng còn có sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Đức Chúa Jêsus Christ” (Rôma 8.1).
c. “… các ngươi không DÁM CHẮC”, quý vị nên nói với hắn: “Có lời chép… Ta ban cho nó sự sống đời đời; nó chẳng chết mất bao giờ, và chẳng ai cướp nó khỏi tay ta" (Giăng 10.28).
d. “… các ngươi chẳng QUAN TRỌNG chi hết”, quý vị nên nói với hắn: “Có lời chép… Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài" (Giăng 1.12).
II. Sự cám dỗ của sự mê tham của mắt (các câu 5-7).A. VỊ THẾ của sự cám dỗ (câu 5).1. Chúng ta không thể nói chính xác “nóc đền thờ” là ở đâu! Có lẽ đó là mái vòm cung điện Hêrốt.
2. Sử gia Josephus vào thế kỷ đầu tiên nói rằng chiều cao của vị thế nầy là 450 feet. Chiều cao ấy bằng một lần rưỡi sân bóng đá.
B. THẮC MẮC và LỊNH LẠC của Quỷ cám dỗ (câu 6a).1. Satan nói: “Nếu ngươi phải là Con Đức Chúa Trời, thì hãy gieo mình xuống đi”. Hãy tưởng tượng xem người ta sẽ lũ lượt kéo tới với Chúa Jêsus nếu Ngài còn sống khi gieo mình xuống như vậy. Có nhiều người mạo nhận làm Đấng Mêsi đã thử qua những việc như thế.
2. Chúa Jêsus vốn biết rõ người nào sẽ theo Ngài vì một dấu lạ như thế sẽ đòi có nhiều dấu lạ thêm nữa. Ngài đã phán trong Mathiơ 12.39: “Dòng dõi hung ác gian dâm này xin một dấu lạ, nhưng sẽ chẳng cho dấu lạ khác ngoài dấu lạ của đấng tiên tri Giô-na”. Giăng 12.37 chép: “Vả, dẫu Ngài đã làm bấy nhiêu phép lạ trước mặt chúng, họ cũng không tin Ngài”.
C. Quỷ cám dỗ sử dụng KINH THÁNH (câu 6b).1. Vì Chúa Jêsus đã sử dụng Kinh Thánh, Satan muốn thi đấu với Ngài rồi ném quyển Kinh Thánh vào mặt Ngài. Hắn trưng dẫn Thi thiên 91.11-12. Satan cũng biết Kinh Thánh nữa!
2. Điều Satan muốn ám chỉ là: “Khi ngươi không sử dụng quyền năng mà chẳng có phép của Đức Chúa Cha, hãy minh chứng ngươi tin cậy Ngài bằng cách nhảy xuống đi”.
D. Sự CỰ TUYỆT của nhà Vua (câu 7).Chúa Jêsus không đáp trả với Phục truyền luật lệ ký 6.16. Từ ngữ “cám dỗ” có thể được phiên dịch là “thử nghiệm”. Quý vị chỉ thử những gì quý vị chưa tin.
III. Sự cám dỗ của sự kiêu ngạo của đời (các câu 8-11).
A. VỊ THẾ của sự cám dỗ (câu 8a). Sự cám dỗ đã xảy ra “trên núi rất cao”. Chúng ta không có ý kiến đây là hòn núi nào!?! Trong Kinh Thánh, núi non đồng nghĩa với ngai quyền lực. Có lẽ đây không phải là hòn núi thuộc thể đâu.
B. KHẢI THỊ của sự cám dỗ (câu 8b).1. Bằng cách nào đó, Satan đã cho Chúa Jêsus thấy “các nước thế gian, cùng sự vinh hiển các nước ấy”. Có lẽ họ đã nhìn thấy sự vinh hiển của Aicập với các kim tự tháp và đền thờ của nó. Có thể họ đã nhìn thấy quyền lực của Đế quốc La mã và văn hoá Hy lạp hoặc sự oai nghi của thành Jêrusalem.
2. Satan vốn biết một ngày kia Chúa Jêsus sẽ trị vì hết thảy các nước như Vua các vua. Hắn muốn nói: “Tại sao phải chờ đợi chứ? Ngươi xứng đáng trị vì ngay bây giờ mà!?!”
3. Thi thiên 2.8 chép: “Hãy cầu ta, ta sẽ ban cho Con các ngoại bang làm cơ nghiệp, và các đầu cùng đất làm của cải”.
4. Satan luôn luôn sử dụng các chiến thuật nầy, hắn nói cho chúng ta biết chúng ta cần phải đòi hỏi sự giàu có, danh tiếng và quyền lực, bằng mấy cây kèn chiếm lấy thế giới và trở thành ai đó bằng mọi giá.
5. Khi chúng ta đặt mục tiêu vào các thứ ưu tiên một của thế gian, chúng ta đang làm theo chính xác mọi điều Satan đang mong muốn. Chúa Jêsus phán: “Nhưng trước hết, hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi điều ấy nữa” (Mathiơ 6.33).
C. CÁI GIÁ của sự cám dỗ (câu 9).1. Satan nói: “Ví bằng ngươi sấp mình trước mặt ta mà thờ lạy, thì ta sẽ cho ngươi hết thảy mọi sự nầy”. Mọi sự nầy đã thuộc về Chúa Jêsus rồi. muôn vật đã được dựng nên “bởi Ngài và vì Ngài” (Côlôse 1.16).
2. Satan đã bị đuổi ra khỏi thiên đàng vì hắn đã cố sức chiếm lấy ngai của Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus đã có mặt ở đó! Ngài đã phán trong Luca 10.18: “Ta đã thấy quỉ Sa-tan từ trời sa xuống như chớp”. Chúa Jêsus không muốn nhường ngôi báu cho hắn bao giờ.
D. ĐÁP ỨNG THÁNH KHIẾT trước sự cám dỗ (câu 10).1. Chúa Jêsus phán: “Hỡi quỉ Sa-tan, ngươi hãy lui ra!” Hắn không nên đưa ra những đề nghị quá phạm thượng nữa! Bởi uy quyền thiêng liêng của Ngài, Ngài đã ra lệnh cho Satan phải lìa khỏi Ngài.
2. Giacơ 4.7 chép: “Vậy hãy phục Đức Chúa Trời; hãy chống trả ma quỉ, thì nó sẽ lánh xa anh em”. Khi chúng ta “phục theo Đức Chúa Trời”“chống trả Satan” bằng cách sử dụng Kinh Thánh, vì uy quyền của Chúa Jêsus, hắn sẽ “lánh xa” chúng ta!
3. Một lần nữa Chúa Jêsus đã trưng dẫn Cựu ước: “Ngươi phải thờ phượng Chúa là Đức Chúa Trời ngươi, và chỉ hầu việc một mình Ngài mà thôi”. Nếu chúng ta hầu việc bất cứ điều chi hay ai khác, chúng ta đang hầu việc Satan đấy thôi!
E. CHỨC VỤ sau khi chịu cám dỗ (câu 11).1. Chúa Jêsus đã trải qua những cơn thử nghiệm, vì vậy “Ma quỉ bèn bỏ đi”. Ngài đã giữ lòng trung tín với Đức Chúa Cha. Satan đã thua trận “cám dỗ thuộc linh” rồi.
2. Thế rồi “thiên sứ đến gần mà hầu việc Ngài”. Chắc chắn họ đã mang đến cho Ngài đồ ăn và sự đảm bảo tình yêu của Cha Ngài.
3. Thắng hơn sự cám dỗ là một cảm xúc thật kỳ diệu. Chẳng có gì giống như giấc ngủ bình an của người có lòng trung tín!
IV. Bốn bài học sau cùng.A. Chúng ta có một kẻ thù dối gạt nơi Satan. Hắn là kẻ chuyên lừa gạt. Hắn muốn lừa gạt chúng ta làm theo những việc theo đường lối của chúng ta hơn là đường lối của Đức Chúa Trời.
B. Chúng ta có một kinh nghiệm bình thường trong cơn cám dỗ.
1. Mọi người đều bị cám dỗ. Hãy suy nghĩ về những cơn cám dỗ giống như các thử nghiệm về lòng trung tín của quý vị.
2. I Côrinhtô 10.13 chép: “Những sự cám dỗ đến cho anh em, chẳng có sự nào quá sức loài người. Đức Chúa Trời là thành tín, Ngài chẳng hề cho anh em bị cám dỗ quá sức mình đâu; nhưng trong sự cám dỗ, Ngài cũng mở đàng cho ra khỏi, để anh em có thể chịu được”.
3. Hãy mong đợi sự cám dỗ. Hãy phản ứng thích đáng và vui mừng trong sự đắc thắng của Đức Chúa Trời.
C. Chúng ta có vũ khí mạnh sức trong Kinh Thánh.
1. Hêbơrơ 4.12 chép: “Vì lời của Đức Chúa Trời là lời sống và linh nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi, thấu vào đến đỗi chia hồn, linh, cốt, tủy, xem xét tư tưởng và ý định trong lòng”.
Joseph Parker kêu gọi chú ý tới vài đặc điểm thú vị trong những câu trả lời của Chúa chúng ta trước những đề xuất của Satan. “Chúng không phải là kết quả của tri thức sắc sảo nơi phần của Đấng Christ mà những kẻ hay chết như chúng ta không dám xưng nhận mình có. Chúng không phải là hậu quả của mưu trí sẵn sàng cũng không phải là ánh chớp bất ngờ của ngọn lửa từ sự cọ xát. Chúng không mang những dấu hiệu của hạng thiên tài có óc sáng tạo đâu. Chúng không phải là những câu trả lời do sự thôi thúc của tình thế như một kết quả sự khôn ngoan vô hạn của Ngài. Chúng không phải là những cuộc tranh luận suông đã được tổ chức đâu. NHƯNG chúng đơn sơ đủ cho một đứa trẻ trung bình hiểu được. Chúng là những trưng dẫn từ Lời của Đức Chúa Trời mà Ngài đã suy gẫm ngày và đêm ở đó. Chúng là lời có quyền phép, không phải trong hình thức những đề nghị buộc phải vâng theo đâu. Cách lý luận của con người vốn yếu ớt trong cuộc tranh chấp với Satan vì chúng thiếu quyền phép”.
2. Quý vị có thể đánh bại Satan từng thời điểm bằng Kinh Thánh!
3. Đây là lý do tại sao nghiên cứu và học thuộc lòng Kinh Thánh là quan trọng. Thi thiên 119.11 chép: “Tôi đã giấu lời Chúa trong lòng tôi, để tôi không phạm tội cùng Chúa!”
D. Chúng ta có một sự đồng cảm trong Đấng Cứu Thế.1. Ở phần đầu của sứ điệp nầy, tôi đã trưng dẫn Hêbơrơ 4.15: “Vì chúng ta không có thầy tế lễ thượng phẩm chẳng có thể cảm thương sự yếu đuối chúng ta, bèn có một thầy tế lễ bị thử thách trong mọi việc cũng như chúng ta, song chẳng phạm tội”.
2. Vì Chúa Jêsus đã trải qua cơn bão cám dỗ, Ngài hiểu rõ chúng ta. Ngài có thể tha thứ và yên ủi chúng ta.
G. H. Charnley trong quyển “Mặc cả của loài chim chiền chiện” (The Skylar’s Bargain), thuật lại câu chuyện nói về một con chim chiền chiện (skylar) còn nhỏ, nó khám phá ra một ngày kia có người đến cho nó những con trùng ăn đặng đổi lấy một chiếc lông. Nó lập một phương án, một cái lông cho hai con trùng. Qua ngày sau, con chim đang bay cao trên bầu trời với bố của nó. Con chim bố nói: “Nầy con, con biết không, chúng ta loài chim chiền chiện đáng phải là loài chim phước hạnh nhất trong tất cả các loài chim. Hãy xem đôi cánh vẫy vùng của chúng ta! Chúng đưa chúng ta lên cao trên không, đến càng gần Đức Chúa Trời hơn”. Nhưng con chim nhỏ kia không nghe thấy, vì mọi sự nó nhìn thấy là một cụ già với cả đống trùng. Nó bay thấp xuống, nhổ hai chiếc lông ra khỏi đôi cánh rồi có một bữa ăn. Hết ngày nầy qua ngày khác, việc nầy cứ tiếp tục. Mùa thu đã đến và đến lúc phải bay về Nam. Nhưng con chim chiền chiện kia không thể bay đi được. Nó đã đánh đổi quyền phép của đôi cánh trẻ trung của nó để lấy mấy con trùng. Đấy là sự cám dỗ thường xuyên có trong cuộc sống – đổi đôi cánh lấy mấy con trùng.

Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2011

Bài 6: Mathiơ 3.13-17: "PHÉP BÁPTÊM CỦA NHÀ VUA"


MATHIƠ – VUA CÁC VUA
PHÉP BÁPTÊM 

CỦA NHÀ VUA
Mathiơ 3.13-17
1. Các lễ báptêm thường là những sự cố đáng nhớ. Tôi từng chứng kiến môt lễ báptêm, trong đó có một người đờn ông to lớn đã làm phép báptêm cho một người thiếu nữ rất to con. Hết thảy nước tràn ra ở cuối hồ báptêm và tràn vào chỗ ca viên hát giọng 4 đứng ở bên dưới. Khi chúng tôi lấy lại bình tĩnh, tôi nói: “Đó là thời điểm duy nhất tôi nhìn thấy người ta bị nhúng trong nước và nước tràn ra ngoài”.2. Phép báptêm của một người là một trong các biến cố có ý nghĩa nhất trong đời sống của người ấy. Đây là bước vâng phục đầu tiên trong đời sống đức tin. Đây là một quyết định thuộc linh có tính cách riêng tư tiếp nhận Đấng Christ làm Cứu Chúa. Phép báptêm không giải cứu được ai. Mà đúng hơn phép ấy công khai đồng hoá chúng ta với Đấng Christ. Phép ấy nói với thế gian: “Tôi là một Cơ đốc nhân và tôi muốn mọi người nhìn biết điều đó”.3. Mỗi Cơ đốc nhân đều phải chịu một Hội thánh địa phương theo Tân ước làm phép báptêm cho. Chúa Jêsus phán: “Vì giữa dòng dõi gian dâm tội lỗi nầy, hễ ai hổ thẹn về ta và đạo ta, thì Con người sẽ hổ thẹn về kẻ ấy, khi ngự trong sự vinh hiển của Cha Ngài mà đến với các thiên sứ thánh” (Mác 8.38).4. Tất cả lễ báptêm đều quan trọng, nhưng có một việc rất đặc biệt về phép báptêm của Chúa Jêsus. Phép báptêm ấy đưa mọi sự đã xảy ra trong các sách tin lành nổi bật lên rất rõ nét. Cho đến lúc nầy, mọi sự đã được chuẩn bị và có tính cách giới thiệu mà thôi. Đây là giây phút mà toàn bộ lịch sử loài người xoay quanh trên đó. Phaolô đã viết về giây phút nầy trong Galati 4.4-5: “Nhưng khi kỳ hạn đã được trọn, Đức Chúa Trời bèn sai Con Ngài bởi một người nữ sanh ra, sanh ra dưới luật pháp, để chuộc những kẻ ở dưới luật pháp, và cho chúng ta được làm con nuôi Ngài”.5. Trong câu Kinh Thánh nầy chúng ta xét qua 5 phương diện có trong phép báptêm của Chúa Jêsus,
I. Sự xuất hiện (câu 13).
A. Thời NIÊN THIẾU của Chúa Jêsus.1. “Khi ấy”, từ ngữ nầy đề cập tới thời điểm đặc biệt đúng kỳ cho sự xuất hiện của Chúa Jêsus. Mathiơ đã kể cho chúng ta biết về sự giáng sinh của Chúa Jêsus, sự trốn tránh của Ngài sang Aicập và cuộc sống của Ngài ở thành Naxarét. Luca thuật lại Lễ Vượt Qua khi Ngài lên 12 tuổi. Từ 12 tuổi đến 30 tuổi là 18 năm im lặng, chúng ta chẳng biết gì trong khoảng thời gian đó trừ chỗ Luca 2.52 chép: “Đức Chúa Jêsus khôn ngoan càng thêm, thân hình càng lớn, càng được đẹp lòng Đức Chúa Trời và người ta”.2. “Khi ấy” cũng đề cập tới sự giảng đạo của Giăng. Theo Luca 1.26, Giăng lớn hơn Chúa Jêsus khoảng 6 tháng tuổi. Luca 3.23 cho chúng ta biết Chúa Jêsus “khoảng 30 tuổi” khi Ngài bắt đầu chức vụ của Ngài. Có lẽ là hợp lý khi cho rằng Giăng đã giảng đạo khoảng 6 tháng rồi.
3. Nhà vua đã rời khỏi chỗ ẩn dật và tình trạng ít người biết đến để bày tỏ chính mình Ngài ra cho nhân loại. Giăng đã lo dọn đường cho Ngài.
B. SỰ ĐẾN của Chúa Jêsus.1. “Đến” chính là từ ngữ được dùng ở Giăng trong câu 1. Chữ nầy mang ý nghĩa sự đến chính thức hay một sự xuất hiện công khai.
2. Chúa Jêsus đã đến “từ xứ Galilê”. Đó là khu vực, ngôi làng có tên là Naxarét (câu 23).3. Tất cả các sách Tin lành dường như đang chỉ ra Chúa Jêsus đi đến đấy có một mình mà thôi. Khi ấy, Ngài chưa kêu gọi môn đồ nào hết.
4. Hãy tưởng tượng Con Đức Chúa Trời, với 30 năm chuẩn bị về mặt con người, đóng cửa phân xưởng mộc, khởi sự đi xuống một con đường kết thúc tại thập tự giá.
C. Lòng MONG MUỐN của Chúa Jêsus.1. Chúa Jêsus đã đến nhìn thấy “Giăng” đang giảng đạo và làm phép báptêm “tại sông Giôđanh”. Mặc dù họ là bà con với nhau, chúng ta không có một tường trình nào cho thấy họ đã gặp gỡ nhau trước đó bao giờ. Chắc chắn Êlisabết, bà biết rõ Chúa Jêsus là ai (Luca 1.43) đã kể cho Giăng nghe về Ngài và vai trò của chính ông là người tiền khu.
2. Giăng 1 dường như chỉ ra Chúa Jêsus đã có mặt trong đám đông ít nhất một ngày trước khi Ngài chịu phép báptêm. Trong các câu 19-28, “mấy thầy tế lễ, mấy người Lêvi” đã đến để hỏi Giăng: “Ông là ai?” Có người nghĩ ông là Đấng Christ hay Êli. Giăng đáp trong câu 26: “Ta làm phép báptêm bằng nước, nhưng có một Đấng ở giữa các ngươi mà các ngươi không nhận biết”.3. Giăng 1.29 chép: “Qua ngày sau, Giăng thấy Đức Chúa Jêsus đến cùng mình, thì nói rằng: Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi”.4. Chúa Jêsus đã đến có mục tiêu rõ ràng: “đặng chịu phép báptêm”. Tại sao Chúa Jêsus muốn chịu phép báptêm? Phép báptêm cùng song hành với việc xưng tội (câu 6) và là một dấu hiệu bề ngoài của sự ăn năn bề trong. Chúa Jêsus đã sống trong tình trạng vô tội. Ngài không có một tội lỗi nào để phải ăn năn hay xưng ra hết. Chúng ta sẽ trả lời cho điều nầy về sau.
II. Phần tranh luận (câu 14).A. Phần CAN NGĂN của Giăng.1. Câu nói: “Giăng từ chối” là thì chưa hoàn thành cho thấy rằng Giăng tiếp tục tìm cách can ngăn Chúa Jêsus đừng chịu phép báptêm.
2. Tôi hình dung Chúa Jêsus đang lội ra dòng sông để đến gần Giăng. Có lẽ Giăng đã tìm cách đẩy Chúa Jêsus lên bờ. Có lẽ ông đã lui lại hay tìm cách ra khỏi dòng sông. Ông không cảm thấy xứng đáng làm phép báptêm cho Chúa Jêsus.
B. Cách LÝ LUẬN của Giăng.1. Giăng không tin những gì tai mình đã nghe thấy. Có lẽ ông nghĩ ông nghe lầm Chúa Jêsus. Lối lý luận của ông nhấn mạnh: “Chính tôi cần phải chịu Ngài làm phép báptêm, mà Ngài lại trở đến cùng tôi sao?”2. Giăng đã chống cự không chịu làm báptêm cho “người Pharisi” “người Sađusê” vì họ không chịu ăn năn (các câu 7-8). Ông không chịu làm báptêm cho Chúa Jêsus vì Ngài không có nhu cần phải ăn năn!
3. Trong câu 11 Giăng nói ông không xứng đáng “xách” giày Ngài, huống chi là làm phép báptêm cho Ngài. Giăng đã rao giảng về Chúa Jêsus trong nhiều tháng trời. Giờ đây, khi ông trông thấy tận mắt Đấng mà ông đã rao giảng, ông cảm thấy bất xứng dù là rờ chạm đến Ngài. Chúng ta cảm nhận thế nào khi chúng ta gặp Ngài mắt đối mặt? Cảm tạ Đức Chúa Trời, Ngài đã làm cho chúng ta ra xứng đáng!
III. Câu trả lời (câu 15).A. YÊU CẦU của Chúa Jêsus.Chúa Jêsus phán với Giăng: “Bây giờ cứ làm đi”. Nói cách khác, Ngài đang phán: “Ta biết việc nầy dường như là kỳ lạ lắm, song hãy tin ta. Ta có lý do để làm như vậy”. Chúa chúng ta thường dẫn chúng ta vào những hoàn cảnh dường như rất kỳ lạ đối với chúng ta. Chúng ta phải vâng theo Ngài!
B. LÝ DO của Chúa Jêsus.Chúa Jêsus phán: “Vì chúng ta nên làm trọn cho mọi việc công bình như vậy”. Vì chương trình của Đức Chúa Trời phải được hoàn thành, Chúa Jêsus phải chịu Giăng làm phép báptêm cho. Tại sao vậy? Tôi thấy có ba lý do.
1. Thứ nhất, phép báptêm của Chúa Jêsus ĐỒNG HOÁ Ngài với chúng ta.
G. Cambell Morgan viết như sau: “Yếu tố tối thượng trong phép báptêm của Chúa Jêsus là sự đồng hoá của Đấng vô tội với tội nhân. Ngài là Đấng chẳng có tội lỗi để mà ăn năn, Ngài sống giữa vòng những kẻ cần phải ăn năn tội. Ngài là Đấng không có tội lỗi, lại đi xuống nước để chịu báptêm là phần của hạng tội nhân. Trong Êsai 53 chúng ta đọc: ‘Ngài bị kể vào hàng kẻ dữ’. Trong phép báptêm đó, cũng như trong sự hoá thân thành nhục thể và sự giáng sinh, rồi sau cùng là sự hoàn thành, trong lẽ mầu nhiệm của sự Ngài chịu khổ hình, chúng ta thấy nhà Vua đang đồng hoá chính mình Ngài với hạng người cần Ngài đến trị vì, trong sự nhu cần sâu sắc và thất bại của họ”. Ngài đã bị nhúng vào những thất bại, đau khổ và sự chết của toàn thể nhân loại. Vì Ngài đã trở nên một với chúng ta, Ngài hiểu rõ chúng ta.
2. Thứ hai, phép báptêm của Chúa Jêsus là một TẤM GƯƠNG cho chúng ta. Nếu Chúa Jêsus là Đấng không có nhu cần về ơn cứu rỗi lại bằng lòng chịu phép báptêm. Chúng ta là hạng người chịu ơn cứu rỗi của Ngài thì phải bằng lòng càng hơn!
3. Thứ ba, phép báptêm của Chúa Jêsus là một MINH HOẠ cho chúng ta. Phép ấy phác họa ra trước sự chết, sự chôn và sự sống lại của Ngài. Ngài đã phán trong Luca 12.50: “Có một phép báp-tem mà ta phải chịu, ta đau đớn biết bao cho đến chừng nào phép ấy được hoàn thành!” Spurgeon nói: “Phép báptêm chỉ ra thật đẹp đẽ Chúa chúng ta chịu nhúng mình trong sự thương khó, sự chôn và sự sống lại”.C. SỰ VÂNG LỜI của Giăng.1. Hãy chú ý Chúa Jêsus đã phán: “Vì chúng ta nên làm…”. Chúa Jêsus muốn chịu phép báptêm. Ngài muốn Giăng làm phép báptêm cho. Giăng là chi tiết đặc biệt trong chương trình của thiên đàng.
2. Đức Chúa Trời cũng có một chương trình cho quý vị nữa. Đừng sống bất tuân hoặc quý vị sẽ bị loại ra ngoài.
3. Giăng “bèn vâng lời Ngài”. Ông đã nhúng Ngài trong nước sông Giôđanh.
IV. Sự xức dầu (câu 16).A. Chúa Jêsus RA KHỎI nước.1. Tôi không muốn làm phiền lòng anh em chúng ta trong các hệ phái khác, song hãy lưu ý rằng khi Chúa Jêsus đã chịu phép báptêm xong, Ngài liền “ra khỏi nước”. Phương thức của Giăng là làm báptêm ở chỗ “có nhiều nước” (Giăng 3.23). Nếu Chúa Jêsus không bị nhúng trọn trong nước, làm thể nào Ngài ra khỏi nước cho được?
2. Từ ngữ “báptêm” là một chuyển ngữ từ chữ Hy lạp baptizo, có nghĩa là “nhúng trong nước, nhận chìm, hay ngâm trong nước”.3. Phép báptêm tượng trưng cho sự đồng hoá với sự chết, sự chôn và sự sống lại của Đấng Christ. Sự ấy được phác hoạ rõ ràng trong sự nhúng mình trong nước. Rảy hay đổ nước không phù hợp hay phác hoạ ra bức tranh nói về Đấng Christ.
4. Cơ đốc nhân luôn luôn bị nhúng trong nước cho tới Thời Trung Cổ khi Giáo hội Công giáo La mã bày ra việc rảy nước. Ngay cả những người Công giáo đã nhúng mình trong nước trước đó.
B. Các từng trời ĐÃ MỞ RA.1. Khi Chúa Jêsus “ra khỏi nước”, đứng bên bờ sông, “bỗng chúc các từng trời mở ra”.2. Êxêchiên đã nhìn thấy mặc khải về bốn con sanh vật, xe ngựa và các bánh xe khi các từng trời mở ra cho ông thấy (Êxêchiên 1.1-19). Lúc qua đời, Êtiên đã nhìn thấy “các từng trời mở ra, và Con người đứng bên hữu Đức Chúa Trời” (Công vụ các sứ đồ 7.56). Giăng đã nhìn thấy vài sự mặc khải trên trời.
3. Có người nói: “Giống như bức màn đền thờ bị xé làm hai tượng trưng cho sự tiếp cận của mọi người đến gần Đức Chúa Trời, cũng một thể ấy ở đây các từng trời đã bị xé ra cho thấy Chúa Jêsus ở gần Đức Chúa Trời là dường nào, và Chúa Jêsus chính là Đức Chúa Trời”.C. Thánh Linh Đức Chúa Trời NGỰ XUỐNG.1. Hết thảy những người đó đã trông thấy “Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ câu, đậu trên Ngài”. Giăng 1.33 cho chúng ta biết Đức Chúa Trời đã hứa dấu lạ nầy cho Giăng Báptít: “Về phần ta, ta vốn không biết Ngài; nhưng Đấng sai ta làm phép báp-tem bằng nước có phán cùng ta rằng: Đấng mà ngươi sẽ thấy Thánh Linh ngự xuống đậu lên trên, ấy là Đấng làm phép báp-tem bằng Đức Thánh Linh”. Sự xức dầu của Đức Thánh Linh là một lẽ mầu nhiệm, cũng là một dấu lạ đầy năng quyền cho thấy Chúa Jêsus quả thực là Đấng Mêsi, là Vua các vua!
2. Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời. Tại sao Ngài cần phải chịu xức dầu bởi Đức Thánh Linh? Ngài cần Đức Thánh Linh vì Ngài cũng là một con người trọn vẹn. Êsai 61.1 nói tiên tri về Ngài: “Thần của Chúa Giê-hô-va ngự trên ta; vì Đức Giê-hô-va đã xức dầu cho ta, đặng giảng tin lành cho kẻ khiêm nhường. Ngài đã sai ta đến đặng rịt những kẻ vỡ lòng, đặng rao cho kẻ phu tù được tự do, kẻ bị cầm tù được ra khỏi ngục”. Thánh Linh của Đức Chúa Trời mặc lấy quyền phép cho nhân tính của Chúa Jêsus để ban quyền phép cho Ngài.
3. Chúa Jêsus là “Chiên Con của Đức Chúa Trời”. Đức Thánh Linh đã ngự đến giống như “chim bồ câu”. Đối với người Do thái, cả hai đều là những loài vật để làm con sinh tế.
V. Chứng minh xác thực (câu 17).A. TIẾNG PHÁN từ trời.1. Hãy hình dung giờ phút quan trọng đó. Chúa Jêsus đã thuyết phục Giăng làm báptêm cho Ngài. Khi Ngài ra khỏi nước, bầu trời mở ra và Đức Thánh Linh lấy hình thể chim bồ câu ngự xuống và đáp đậu trên Ngài. Bấy nhiêu chừng như đã đủ rồi. Thế nhưng, Giăng và tất cả những người đứng ở đó đều nghe “tiếng phán đến từ trời”.2. Ở bối cảnh nầy chúng ta nhìn thấy ba thân vị trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời.
B. SỨ ĐIỆP đến từ trời.
1. Đức Chúa Trời phán: “Nầy là Con yêu dấu của ta”. Như vậy Đức Chúa Trời có một con trai không phải là một ý mới. Câu nầy đan chéo với Thi thiên 2.7-8 trong Cựu ước, ở đây nói: “Ta sẽ giảng ra mạng lịnh: Đức Giêhôva phán cùng ta rằng: Ngươi là Con ta; Ngày nay ta đã sanh Ngươi. Hãy cầu ta, ta sẽ ban cho Con các ngoại bang làm cơ nghiệp, Và các đầu cùng đất làm của cải”.2. Đức Chúa Trời đã xác định thần tính của Chúa Jêsus. Phải, Ngài là Con Người, con trai của Mary. Đồng thời, vì Ngài được Đức Thánh Linh thai dựng trong lòng người trinh nữ, Ngài là Con của Đức Chúa Trời.
3. Đức Chúa Trời phán Chúa Jêsus là “yêu dấu”. Chữ nầy đề cập tới một mối liên hệ sâu sắc, ý nghĩa. Cũng chữ đó đã được sử dụng ở Rôma 1.7, ở đây các tín hữu được gọi là “những người yêu dấu của Đức Chúa Trời”.4. Đức Chúa Trời đã phán về Chúa Jêsus: “đẹp lòng ta mọi đàng”. Trước khi con sinh được đem dâng cho Đức Chúa Trời, nó phải thanh sạch, không vít, không tì. Trong thực tế, không một chiên con nào được dâng cho Đức Chúa Trời là hoàn toàn không tì vít đâu. Thực ra, không một của lễ nào thực sự đẹp lòng Đức Chúa Trời cả. Hêbơrơ 10.4 chép: “Vì huyết của bò đực và dê đực không thể cất tội lỗi đi được”. Tất cả những thứ của lễ đó là hình ảnh duy nhất nói bóng trước về của lễ thật sắp đến, là của lễ mà Giăng gọi là: “Chiên Con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi” (Giăng 1.29).5. Khi Đức Chúa Trời nhìn vào Chúa Jêsus, Ngài có trọn vẹn cả thần và nhân tính, sau cùng Ngài đã tìm được một của lễ trọn vẹn. Đấy là lý do tại sao Ngài lấy làm “đẹp lòng”.Nikolai Berdaev đã lìa bỏ chủ nghĩa Marx rồi trở thành một Cơ đốc nhân tin kính. Tuy nhiên, ông đã khẳng định rằng chẳng phải lịch sử, thần học, hay nhà thờ đã đưa ông đến chỗ tin cậy Đấng Christ, mà là hành động đơn sơ của một phụ nữ có tên là Maria. Ông bị tù trong trại tập trung ở Balan, nơi quân Phát xít đang giết hàng trăm người Do thái trong các phòng hơi ngạt. Một sáng kia, khi họ đang đứng xếp hàng, một người mẹ trẻ bị đưa đi hành quyết, nhưng cô nầy không chịu rời xa đứa con nhỏ. Maria nhìn thấy viên sĩ quan chỉ chú ý vào số lượng, vì vậy cô đã đẩy người mẹ trẻ kia qua một bên rồi đứng vào chỗ của cô ấy. Hành động đó minh hoạ trọn vẹn cho Nikolai thấy công việc của Đấng Christ.

Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2011

Bài 5: Mathiơ 3.1-12: "NGƯỜI TIỀN KHU CỦA NHÀ VUA"


MATHIƠ – VUA CÁC VUA
NGƯỜI TIỀN KHU 


CỦA NHÀ VUA
Mathiơ 3.1-12
1. Tôi có người anh tên là John đã đến tuổi 60. Một thời gian ngắn sau khi tốt nghiệp đại học, ông đến Việt Nam làm việc. Thực ra, ông đã ở trong quân ngũ hơn 20 năm trời. Bố mẹ tôi không cho phép ông để tóc dài bao giờ. Quân đội không hề cho phép ông để tóc dài. Tuy nhiên, khi ông nghỉ hưu, ông đã để râu thật rậm và mái tóc quăn thật dài. Chúng tôi không gặp nhau thường và Ashlea không biết ông rõ lắm khi ông đến thăm lúc nó được 2 tuổi. Tôi nói cho nó biết đấy là bác John. Khi nghĩ tới những bức tranh trong quyển truyện tích Kinh Thánh của nó, nó mới định rằng đây chắc là “Bác Giăng Báptít”.
2. Trừ ra Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, Giăng Báptít là nhân vật quan trọng nhất đã từng có mặt trên đời. Một thiên sứ đến nói với cha của ông là thầy tế lễ Xachari ở Luca 1.15-17: “Vì người sẽ nên tôn trọng trước mặt Chúa; không uống rượu hay là giống gì làm cho say, và sẽ được đầy dẫy Đức Thánh Linh từ khi còn trong lòng mẹ. Người sẽ làm cho nhiều con trai Y-sơ-ra-ên trở lại cùng Chúa, là Đức Chúa Trời của họ; chính người lại sẽ lấy tâm thần quyền phép Ê-li mà đi trước mặt Chúa, để đem lòng cha trở về con cái, kẻ loạn nghịch đến sự khôn ngoan của người công bình, đặng sửa soạn cho Chúa một dân sẵn lòng”.
3. Điều đã làm cho Giăng được “nên tôn trọng trước mặt Chúa” là sự kêu gọi cao cả của ông. Ông là một sứ giả, một người tiền khu của nhà Vua, là Chúa Jêsus. Trong quá khứ, các vị vua thường có những sứ giả, mấy người nầy luôn chạy trước mặt các vua, họ lo dọn đường và khiến cho dân chúng phải quỳ gối xuống khi nhà vua đi ngang qua.
4. Phân đoạn Kinh Thánh hôm nay lấp đầy khoảng trống giữa thời niên thiếu của Chúa Jêsus và phần khởi đầu chức vụ của Ngài ở tuổi 30. Hình ảnh sau cùng chúng ta có về cậu thiếu niên Jêsus khi ở tuổi 12, lúc Ngài đến dự Lễ Vượt Qua cùng với bố mẹ của mình (Luca 1.41-52). “Lúc ấy” trong câu 1 có ý nói rằng đấy là những ngày tháng khởi sự chức vụ của Chúa Jêsus.
5. Từ phân đoạn nầy, chúng ta sẽ để ý tới NHÂN VẬT Giăng Báptít, CHỨC VỤ, SỨ ĐIỆP, và mối quan hệ của ông với ĐẤNG MÊSI.
I. Nhân vật Giăng Báptít (các câu 1-4).A. LAI LỊCH của Giăng (câu 1a).1. Khi Kinh Thánh công bố Giăng là “người Báptít”, thì không có nghĩa ông là một người Báptít, Báptít chính thống, hay Báptít Độc Lập đâu. Mà đúng hơn khi nói như thế là nói tới sự kêu gọi của ông phải làm phép báptêm cho dân sự, cho nhiều người về sau nầy.
2. Giăng là con của thầy tế lễ Xachari và bà Êlisabét, người bà con của Mary. Giống như Chúa Jêsus, sự ra đời của Giăng đã được một thiên sứ đến công bố. Ông đã được “đầy Đức Thánh Linh, ngay khi còn ở trong lòng mẹ”. Chúng ta hãy xem qua Luca 1.41, 76-80.
3. Giăng “đến giảng đạo”. “Đến” (come) xuất hiện từ chữ Hy lạp nói tới sự xuất hiện công khai của một nhà lãnh đạo. J.B.Phillips dịch chữ nầy là “đến” (arrived). Chúng ta nên đóng ngoặc kép: “Giăng đã bắt đầu giảng đạo”.
B. VỊ THẾ của Giăng (câu 1b).1. Khi chúng tôi chuyển tới Hội thánh nầy, chúng tôi muốn ở trên một vị thế cao ai cũng trông thấy được trên một con đường chính hầu cho mọi người đều biết chỗ chúng tôi ở.
2. Giăng phải chia sẻ sứ điệp của ông tại thành Jêrusalem từ các nấc thang của Đền Thờ, nhưng ông lại chọn giảng “trong đồng vắng xứ Giuđê”. Ông đã kêu gọi dân sự ra khỏi tôn giáo chết trong thời của mình. Khi Thánh Linh của Đức Chúa Trời mặc lấy quyền phép cho sứ điệp của ông, dân chúng chịu đến nghe, vô luận là ở đâu!
3. Giăng không rơi vào chỗ trở thành “người tìm kiếm sở làm” đâu. Ông không cố gắng lôi cuốn người ta và khiến cho họ được thoải mái đâu! Họ sẽ không đến với “người ở trong đồng vắng” trừ phi họ thấy có cần.
4. Chẳng có gì là sai với một biển quảng cáo của Hội thánh, khiến cho người ta thấy thoải mái, tiếp đón nồng hậu… Dù vậy, chúng ta đừng quên phần quan trọng, đó là SỨ ĐIỆP!!!
C. SỰ RAO GIẢNG của Giăng (câu 2).1. Tất cả những bài giảng của Giăng có thể được tóm tắt bằng từ ngữ “ăn năn”.
2. Ăn năn còn hơn cả buồn rầu hay hối tiếc nữa. Ăn năn có nghĩa là quay 1800 và nhờ quyền phép của Đức Chúa Trời làm thay đổi thái độ và mọi hành động của quý vị.
3. Người ta thường đến với bàn thờ khóc lóc rồi thưa với Đức Chúa Trời là họ đau buồn vì tội lỗi của họ. Làm thế thì tốt đấy, song chưa phải là ăn năn. Quý vị đã không ăn năn cho tới chừng nào quý vị thay đổi. Phaolô đã nói trong II Côrinhtô 7.9: “nay tôi lại mừng, không phải mừng về sự anh em đã phải buồn rầu, song mừng về sự buồn rầu làm cho anh em sanh lòng hối cải”.
4. “Ăn năn” có thể được dịch “được biến đổi”. Quý vị phải ăn năn trước khi quý vị được cứu. Chúa Jêsus đã phán trong Mác 1.15: “Kỳ đã trọn, nước Đức Chúa Trời đã đến gần; các ngươi hãy ăn năn và tin đạo Tin Lành”.
5. Đây đúng chính xác những gì Giăng đã rao giảng ở đây. Họ cần phải ăn năn vì “nước thiên đàng đã đến gần”.
6. “Nước thiên đàng”“nước Đức Chúa Trời” luôn luôn nói tới quyền cai trị và sự trị vì của Chúa Jêsus. Giờ đây Nước nầy là một nước thuộc linh. Ngài đang tể trị trong tấm lòng của chúng ta. Một ngày kia khi nuớc ấy trở thành một nước thuộc thể, khi Chúa Jêsus ngự trên ngai vàng tại thành Jêrusalem trên đất!
7. Lý do cho người ta cần phải “ăn năn” là vì nước nầy sắp sửa được mở ra. Trong 400 năm im lặng kể từ lời tiên tri của Malachi, chẳng có một lời nào nữa đến từ Đức Chúa Trời. Giờ đây Giăng đã đến bằng câu nói nầy: “Hãy ăn ở cho đường hoàng, Đấng Mêsi đang đến”. Chúng ta đáng phải nói bây giờ: “Hãy ăn ở cho đường hoàng, Đấng Mêsi sẽ tái lâm!”.
D. Giăng đang NÓI TIÊN TRI (câu 3).1. Êsai đã công bố sự đến của Đấng Mêsi (1.22-23). Ông cũng nói trước về người tiền khu là Giăng Báptít. Chúng ta hãy xem ở Êsai 40.3-4.
2. Giăng không đến để dọn đường xa lộ cho bằng phẳng, và mượt mà. Ông đã đến để dọn lòng người ta phải sẵn sàng cho Chúa Jêsus.
3. Nhiều môn đồ của Giăng đã trở thành môn đồ của Chúa Jêsus.
E. SỰ XUẤT HIỆN và THỰC ĐƠN của Giăng (câu 4).1. Giăng đã “mặc áo bằng lông lạc đà, buộc dây lưng bằng da”. Ông đã sống trong đồng vắng và ăn “những châu chấu và mật ong rừng”.
2. Ngược lại, các nhà lãnh đạo tôn giáo đều ăn mặc đẹp và ăn uống đầy đủ. Họ sống trong những ngôi nhà xinh xắn và rất tiện nghi. Cung cách sống của Giăng cho thấy rằng ông ít quan tâm đến các tiêu chuẩn của thế gian. Thực ra, ông đã quên chúng rồi. Áo xống của ông mang màu nâu xám giống như môi trường hoang vắng của ông.
a. ÁO XỐNG tiêu biểu cho lòng ham muốn của chúng ta. Chúng ta xét đoán người khác theo cách ăn mặc, xe hơi, nhà cửa, nghề nghiệp của họ…
b. ĐỒ ĂN tiêu biểu cho xác thịt ham muốn.
3. Mặc dù về thực chất chẳng có gì là sai với quần áo đẹp và đồ ăn ngon, chúng ta đừng để cho những thứ tạm bợ đó chiếm địa vị cao hơn Nước của Đức Chúa Trời! Chúa Jêsus đã hỏi trong Mathiơ 6.25: “Vậy nên ta phán cùng các ngươi rằng: đừng vì sự sống mình mà lo đồ ăn uống; cũng đừng vì thân thể mình mà lo đồ mặc. Sự sống há chẳng quí trọng hơn đồ ăn sao, thân thể há chẳng quí trọng hơn quần áo sao?” Phaolô đã nói trong I Côrinhtô 6.13: “Đồ ăn vì bụng, bụng vì đồ ăn, Đức Chúa Trời sẽ hủy hoại cái nọ và cái kia”.
4. Giăng không yêu cầu người nào khác phải sống như ông đã sống, nhưng ông cung cấp cho chúng ta với một trường hợp ưu tiên một thật là hay.
5. Hội thánh nầy sẽ không trở nên như Đức Chúa Trời mong muốn nếu chúng ta dành ưu tiên một cho xu hướng vào mọi khao khát đời nầy thay vì cho nước của Đức Chúa Trời.
II. Chức vụ của Giăng Báptít (các câu 5-6).A. PHẠM VI CHỨC VỤ của Giăng (câu 5).1. Chức vụ của Giăng không những là rao giảng cho một khu vực nhỏ. Dân chúng đến với ông từ “Jêrusalem, cả xứ Giuđê, và cả miền chung quanh sông Giôđanh”. Tất cả họ đã đến với đồng vắng của Giăng từ phía Nam xứ Palestine.
2. Họ đã đến vì họ tin Giăng là một vị đại tiên tri. Mathiơ 21.26 chép: “Còn nếu đáp rằng: Bởi người ta, thì chúng ta sợ thiên hạ, vì thiên hạ đều cho Giăng là đấng tiên tri”.
B. THỰC CHẤT chức vụ của Giăng (câu 6).1. Dân chúng đã “chịu người làm phép báptêm dưới sông Giôđánh”. “Chịu phép báptêm” là một từ được chuyển ngữ có ý nói: “nhúng hay trầm mình”. Luca 16.24 sử dụng chính ngữ nầy khi câu nầy nói người giàu có yêu cầu Laxarơ “nhúng” ngón tay vào trong nước.
2. Phép báptêm là nghi thức hoàn toàn mới đối với người Do thái. Họ đã có việc tẩy rửa theo nghi thức, song chẳng phải là phép báptêm. Nghi thức gần gũi nhất là việc tẩy rửa của một người dân Ngoại, một người “ngoài”, khi người ấy muốn trở thành một người Do thái.
3. Phép báptêm của Giăng nói rằng tuyển dân của Đức Chúa Trời, con cháu của Ápraham, những người kế tự giao ước của Môise thực sự đã “ở ngoài” nước của Đức Chúa Trời.
4. Họ “đã xưng tội mình” rồi, thì chịu phép báptêm. Phép báptêm không cứu được ai. Chúng ta chịu phép báptêm vì chúng ta đã xưng tội lỗi mình rồi và đã mời Chúa Jêsus làm Cứu Chúa của chúng ta. Phép báptêm là một hình ảnh ngoại tại công khai nói tới một quyết định riêng ở bên trong. Phép báptêm đồng hoá chúng ta với Đấng Christ.
5. Mỗi tín hữu đều do Hội thánh địa phương theo Tân ước làm phép báptêm cho.
III. Sứ điệp của Giăng Báptít (các câu 7-9).A. HẠNG NGƯỜI đến nghe sứ điệp của Giăng (câu 7a).1. Một số “người Pharisi”. Chữ nầy có ý nói tới: “hạng người tách biệt”. Họ là những nhà luật pháp bảo thủ. Chúa Jêsus phán trong 23.27, họ trông “giống như mồ mả tô trắng bề ngoài cho đẹp, mà bề trong thì đầy xương người chết và mọi thứ dơ dáy”.
2. Một số là “người Sađusê”. Họ là những người tự do tôn giáo, chối bỏ sự sống lại. Họ là cộng đồng quý tộc.
B. LỜI CẢNH BÁO trong sứ điệp của Giăng (các câu 7b-8).1. Giăng đã gọi họ là “dòng dõi rắn lục”. “Dòng dõi” nghĩa là “con cháu”. “Rắn lục” là loài rắn độc. Các nhà lãnh đạo tôn giáo nầy trông dường như vô hại vậy!
2. Giăng đã hỏi họ: “Ai đã dạy các ngươi tránh khỏi cơn giận ngày sau?” Đây là hình ảnh của một cánh đồng đang cháy, từ đó loài “rắn lục” sẽ thoát ra. Họ đã đến với Giăng, muốn chịu phép báptêm giống như nhận một “bảo hiểm về hoả hoạn” vậy.
3. Sự ăn năn thật và đức tin nơi Đấng Christ bảo hộ chúng ta tránh khỏi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời (Rôma 8.1), phép báptêm chỉ làm cho chúng ta bị ướt người mà thôi.
4. “Vậy”, Giăng bảo họ: “hãy kết quả xứng đáng với sự ăn năn”. Nếu quý vị muốn chịu phép báptêm, hãy bày tỏ lòng ăn năn qua cách sống của quý vị. Giacơ 2.17 chép: “Về đức tin, cũng một lẽ ấy; nếu đức tin không sanh ra việc làm, thì tự mình nó chết”.
C. LẼ THẬT trong sứ điệp của Giăng (câu 9).1. Họ biện luận rằng: “Ápraham là tổ chúng tôi”. Họ tưởng rằng họ được cứu chỉ vì họ là dòng dõi của Ápraham, tuyển dân của Đức Chúa Trời.
2. Giăng đã chỉnh họ bằng một lẽ thật: “Đức Chúa Trời có thể khiến đá nầy sanh ra con cái cho Ápraham được”. Ápraham đã được cứu bởi đức tin và dòng dõi của ông phải được cứu bởi đức tin.
3. Cơ nghiệp của quý vị không cứu được quý vị. Phép báptêm sẽ không cứu quý vị đâu! Đi nhà thờ, dâng tiền, hay trở thành “một người tốt” cũng vậy. Chúa Jêsus phán: “Ta là đường đi…” (Giăng 14.6).
IV. Đấng Mêsi và Giăng Báptít (các câu 10-12).A. Nhiều người sẽ CHỐI BỎ Đấng Mêsi (câu 10)1. Giăng nói: “Bây giờ cái búa đã kề rễ cây…”. Vì Đấng Mêsi sắp hiện đến trên bối cảnh, sự phán xét của Đức Chúa Trời đang ở gần.
2. Đây là cách nói bóng về người nông dân lo chăm sóc vườn cây hay vườn nho đang đứng nhìn những cây cối không kết trái. Chúng sẽ bị “đốn” “chụm”.
3. Xuyên suốt Kinh Thánh, “lửa” là hình ảnh nói tới sự phán xét thiêng liêng. Trong vài phân đoạn Kinh Thánh Đức Chúa Trời được gọi là “lửa thiêu đốt”. Lửa nói tới địa ngục.
4. “Trái tốt” hay “kết quả xứng đáng với sự ăn năn” (câu 8) tiêu biểu cho sự cứu rỗi chân chính. Sự cứu rỗi không được thẩm tra bằng kinh nghiệm trong quá khứ, mà là sự trung tín trong hiện tại. “Trái” của quý vị có xác minh quí vị được cứu hay chưa?
B. Đấng Mêsi có QUYỀN PHÉP hơn Giăng (câu 11).1. Giăng nói: “Ta lấy nước làm phép báptêm cho các ngươi ăn năn”. Trong chức vụ của Giăng, phép báptêm là hình ảnh bên ngoài của sự ăn năn bên trong. Trong Công vụ các sứ đồ 19.4, Phaolô viết: “Giăng đã làm phép báp-tem về sự ăn năn tội, mà truyền dân phải tin Đấng sẽ đến sau mình, nghĩa là tin Đức Chúa Jêsus”.
2. Giăng nói tiếp với họ về Đấng Mêsi. Giăng nói rằng Ngài có “quyền phép hơn ta, ta không đáng xách giày Ngài”. Một trong những phần việc thấp hèn nhất của nô lệ là đem cất giày của chủ mình, rửa chơn người rồi “xách” chúng mà đem cất đi. Chúa Jêsus đã sử dụng hình ảnh nầy để dạy về sự hạ mình. Giăng nói: “Ngài phải dấy lên, ta phải hạ xuống” (Giăng 3.30).
3. Điều ưu tiên một của Giăng không nằm ở chỗ kiếm nhiều môn đồ riêng. Có khi người ta thích gắn bó với một nhà lãnh đạo thuộc linh. Giăng đang chỉ ra cho dân chúng biết không phải là ông, mà là Đấng Christ. Tôi hy vọng rằng nếu là ngày đến khi Đức Chúa Trời cất tôi đi về trời, quý vị vẫn lo gánh vác lấy công việc của Chúa.
4. Chúa Jêsus không làm phép báptêm bằng nước, mà “bằng Đức Thánh Linh”. Đây là lời hứa đã ứng nghiệm tại Lễ Ngũ Tuần trong Công vụ các sứ đồ 2. Điều nầy làm ứng nghiệm Giôên 2.28: “Sau đó, ta sẽ đổ Thần ta trên cả loài xác thịt”. Êxêchiên 36.26 nói tiên tri: “Ta sẽ ban lòng mới cho các ngươi, và đặt thần mới trong các ngươi”. Ngày nay tất cả các tín hữu đều có Đức Thánh Linh ngự ở trong lòng.
5. Chúa Jêsus cũng sẽ làm phép báptêm cho họ “bằng lửa”. Tôi tin trọn vẹn rằng lửa nầy tiêu biểu cho sự phán xét hầu đến của Đức Chúa Trời. Có người sẽ được “nhúng” trong Đức Thánh Linh, nhiều người khác, giống như người Pharisi và người Sađusê sẽ bị “nhúng” trong sự phán xét.
C. Đấng Mêsi sẽ PHÂN CHIA người ta (câu 12).1. Chúa Jêsus sẽ phân chia hết thảy mọi người. Người được cứu giống như “lúa” mà Ngài sẽ “chứa vào kho” [thiên đàng]. Người bị hư mất thì giống như “rơm rạ” sẽ bị “đốt trong lửa chẳng hề tắt” [địa ngục].
2. Quý vị là “lúa” hay “rơm rạ”?

Thứ Tư, 23 tháng 2, 2011

Bài 4: Mathiơ 2.13-23: "NHỮNG LỜI TIÊN TRI NÓI VỀ NHÀ VUA"


MATHIƠ – VUA CÁC VUA
NHỮNG LỜI TIÊN TRI 


NÓI VỀ NHÀ VUA
Mathiơ 2.13-23
1. Lịch sử cho chúng ta biết vào đầu thế kỷ thứ 19 cả thế giới đang trông chờ với từng hơi thở các chiến dịch của Napoleon. Khắp nơi nơi người ta đang nói về những cuộc hành quân, các cuộc xâm lược, những trận đánh, và máu đổ khi nhà độc tài người Pháp thực hiện mọi điều nầy khắp Âu châu. Nhiều trẻ em ra đời trong khoảng thời gian đó; nhưng ai có thì giờ đâu để suy nghĩ đến những con trẻ chứ?
Vào năm 1809, trong khi Napoleon đang đưa quân qua nước Áo, hầu làm thay đổi cục diện thế giới, thì có nhiều trẻ em ra đời và được nâng niu trên ngực mẹ chúng. William Gladstone đã ra đời. Ông được định cho phải trở thành một trong những nghị sĩ tài hoa nhất mà nước Anh từng đào tạo được. Alfred Tennyson đã ra đời trong gia đình của một vị Mục sư. Một ngày kia ông đã tác động vào thế giới lúc bấy giờ theo một kiểu cách rất đáng nhớ. Oliver Wendell Holmes ra đời ở Cambrige, Massachusetts vào năm 1809. Ở Boston, Edgar Allen Poe đã bắt đầu cuộc đời có nhiều kết quả, dù thảm thương. Đến năm 1809 một y sĩ có tên là Darwin cùng vợ đặt tên cho đứa con của họ là Charles Robert. Cũng chính năm đó những tiếng kêu khóc của một trẻ sơ sinh người ta nghe thấy được từ một túp lều tồi tàn ở Hardin County, Kentucky. Còn tên của đứa trẻ? Ấy là Abraham Lincoln.
Chắc chắn nhiều người lúc bấy giờ đã nghĩ rằng số phận của thế giới sẽ được hình thành theo chiến trường của người Áo ngày đó. Tuy nhiên, hôm nay chỉ có một số kẻ ái mộ lịch sử còn nhớ đến hai hay ba trận đánh của người Áo. Quay nhìn lại, chúng ta biết rằng lịch sử đã được hình thành trong những cái nôi của nước Anh và nước Mỹ khi những người mẹ trẻ ẵm trong vòng tay của họ hạng người làm chao đảo và chấn động tương lai.
Cũng nói một thể ấy về thời điểm mà Chúa Jêsus người Naxarét giáng sinh. Không một ai trong Đế quốc La mã có lòng quan tâm đến đời sống của con trẻ người Do thái ra đời tại thành Bếtlêhem. Tuy nhiên, như phân đoạn Kinh Thánh nầy tỏ ra, Đức Chúa Trời đã hiện diện, làm ứng nghiệm lời tiên tri, sửa soạn thế giới trong công việc của Con thiêng liêng của Ngài.
2. Lẽ đạo chính trong Cựu ước là sự đến của Đấng Mêsi, là Vua và Cứu Chúa của người Do thái. Đó là một phần của từng sách. Mathiơ viết câu chuyện của ông nói về cuộc đời của Đấng Christ chứng minh rằng Chúa Jêsus là Đấng Mêsi. Trong chương 2, chúng ta thấy bốn lời tiên tri nói về Đấng Mêsi, nói tới bốn địa điểm đã được ứng nghiệm.
3. Chúng ta đã nghiên cứu tuần qua trong các câu 4-6 khi lời tiên tri nói về sự giáng sinh của Chúa Jêsus tại thành Bếtlêhem đã được ứng nghiệm. Hôm nay, chúng ta sẽ xét ba phần cuối, sự trốn qua Aicập, cuộc tàn sát tại Rama, và ngôi nhà mới ở Naxarét.
I. Sự trốn qua Aicập (các câu 13-15).A. Lời cảnh báo (câu 13).1. Có lẽ mọi sự cố đều nằm ở giữa chương 2 (Cuộc gặp gỡ Hêrốt của mấy thầy bác sĩ, lòng tôn kính của mấy thầy bác sĩ, sự họ trở về nước của mình và lời cảnh báo cho Giôsép) đã diễn ra trong cùng một đêm.
2. Mấy thầy bác sĩ đến viếng lúc ban đêm, dâng lên những lễ vật quí giá của họ. Khi họ “đi rồi” theo sự dặn dò của Đức Chúa Trời, Mary và Giôsép còn nằm trên giường mình, lấy làm lạ về mọi sự nầy. Niềm vui của họ như bị thu ngắn lại bởi một sứ điệp thiêng liêng.
3. Giống như khi bảo đảm với Giôsép về con trẻ của Mary (1.20), “một thiên sứ của Chúa hiện đến cùng Giôsép trong chiêm bao”.
4. Giôsép được truyền cho phải “đi trốn” với Chúa Jêsus và Mary. “Trốn” đến từ chữ Hy lạp pheugo, từ chữ nầy chúng ta có chữ “lánh nạn” (fugitive). Chữ nầy có nghĩa là “một người đi trốn việc gì hay trốn ai đó”. Chữ nầy theo thì mệnh lệnh hiện tại (the present imperative) có nghĩa là sự việc còn tiếp diễn. Chúng ta phải đóng ngoặc đơn lại: “Đừng dừng lại, cứ chạy mãi cho tới chừng ngươi đã đến xứ Aicập”.
5. Lý do để có lời cảnh báo đột ngột nầy, ấy là “Hêrốt sẽ kiếm con trẻ ấy mà giết”. Chúa Jêsus đã vào trong thế gian để cứu tội nhân và Ngài đã đến công khai trước khi tội nhân tìm cách tiêu diệt Ngài.
6. Kỳ quặc làm sao, Môise đã được người Do thái che giấu tránh người Aicập và Chúa Jêsus lại được người Ai cập che giấu cho.
B. CUỘC ĐI TRỐN (các câu 14-15a).1. Từ ngữ đầu tiên trong lời cảnh báo của thiên sứ là “Hãy chờ dậy!”. Giôsép “đã chờ dậy”. Quý vị có tưởng tượng ra họ đang quanh quẩn trong ngôi nhà nhỏ cố sức quyết định xem điều nào là quan trọng và phải để lại những thứ gì?
2. Giôsép đã đưa Chúa Jêsus và Mary ra đi và họ rời khỏi “đang ban đêm”. Có lẽ cũng chính đêm hôm ấy mấy thầy bác sĩ đã rời khỏi đó để trở về Đông phương, gia đình bé nhỏ nầy đã rời đi hướng về Aicập.
3. Họ “lánh qua nước Êdíptô”. Đường đi khoảng 75 dặm thì đến biên giới Aicập và có lẽ thêm 100 dặm nữa thì đến một nơi an toàn. Chúng ta không biết họ cỡi thú vật đi hay đi bộ. Hãy hình dung ra chuyến đi với một đứa trẻ nhỏ.
4. Họ ở đó “cho tới khi vua Hêrốt băng”.
a. Chúng ta biết rất ít về sự họ ở lại Aicập, gần như họ đã đến ngụ tại Alexandria, ở đây có một khu định cư người Do thái rất rộng.
b. Các lễ vật quí giá của mấy thầy bác sĩ đã cung ứng mọi nhu cần của họ trong khoảng thời gian nầy.
c. Lịch sử cho chúng ta biết Hêrốt đã qua đời một thời gian ngắn sau cuộc tàn sát trẻ thơ vô tội, vì thế họ đã ngụ tại ở đấy có vài tháng mà thôi.
d. AI CẬP LÀ MỘT NƠI RẤT QUEN THUỘC ĐỐI VỚI CHÚA JÊSUS!
C. Lời tiên tri (câu 15b).1. Hết thảy mọi sự nầy đã xảy ra “hầu cho ứng nghiệm lời Chúa dùng đấng tiên tri mà phán”. Vị tiên tri Ôsê.
2. Đức Thánh Linh đã cảm thúc Mathiơ trưng dẫn một câu trong Ôsê 11.1: “ta gọi con trai ta ra khỏi Ê-díp-tô”.
3. Câu nầy trong sách Ôsê chủ yếu là một lời bình về mặt lịch sử nói về Đức Chúa Trời đang giải phóng “con” Ngài là Ysơraên ra khỏi vòng nô lệ ở Aicập khoảng 700 năm trước đó. 700 năm sau Ôsê mới viết ra những lời lẽ nầy, Đức Chúa Trời đã sử dụng chúng để nói tiên tri về Đấng Christ, là Đấng được gọi là “ra khỏi Aicập”.
4. Lời đe doạ của Hêrốt không làm cho Đức Chúa Trời phải kinh ngạc và chẳng thành vấn đề gì đối với Ngài. Hàng trăm năm trước khi Hêrốt sanh ra kế hoạch của Đức Chúa Trời đã có rồi.
II. Cuộc tàn sát tại Rama (các câu 14-18).A. CƠN GIẬN của Hêrốt (câu 16a).1. Hêrốt “thấy mình đã bị đánh lừa”. “Đánh lừa” có ý chế giễu trong đó. Gốc của chữ nầy mang ý nói “chơi như con nít” trong tính cách pha trò hay nói vui chơi. Chữ nầy được dùng để mô tả những sự chế nhạo của kẻ thù của Chúa Jêsus.
2. Câu 9 nói rằng Hêrốt “đã sai” mấy thầy bác sĩ đến thành Bếtlêhem để tìm con trẻ. Họ sắp sửa “đáp lời” để Hêrốt cũng sẽ “đến và thờ lạy Ngài”. Trong câu 12, Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng mấy thầy bác sĩ đã được Chúa mách bảo đừng “trở lại nơi vua Hêrốt”, vì vậy họ “đi đường khác mà về xứ mình”. Ấy chẳng phải mấy thầy bác sĩ chủ động đánh lừa Hêrốt đâu, họ chỉ vâng theo Đức Chúa Trời mà thôi. Tuy nhiên, ông ta đã nhìn thấy đó là một sự đánh lừa ngụ ý chế giễu.
3. Ông ta đã “tức giận”. Cơn giận của ông ta thì ai cũng biết. Trong cơn giận, ông ta đã giết em rễ, mẹ vợ, vợ cùng bốn người con trai mình. Những người hầu cận ông đều biết rõ người nào sẽ phải chết.
MacArthur viết: “(tức giận)… ở trong thể thụ động cách, cho thấy Hêrốt đã không còn làm chủ được tình cảm của mình và bấy giờ đã bị nó chế ngự hoàn toàn… Ông ta đã không băn khoăn khi xét thấy rằng mấy thầy bác sĩ đã không trở lại cùng mình, có lẽ họ đã đoán được dự tính gian ác và nếu thực như vậy, họ đã cảnh báo cho gia đình rồi. Gia đình đổi lại đã trốn khỏi thành Bếtlêhem và có lẽ khỏi xứ nữa. Tuy nhiên, theo ánh sáng tâm trí đồi trụy của Hêrốt, ông ta sẽ thực hiện hành vi gian ác, nó vô ý thức và biểu hiện thất bại – cho dù ông ta có biết đối tượng chính mà ông ta thù ghét đã trốn thoát rồi. Nếu ông ta không thể bảo đảm việc giết Chúa Jêsus bằng cách giết chết nhiều con trẻ khác, ông ta sẽ giết chúng thay cho chỗ của Chúa Jêsus”.
B. Việc GIẾT NGƯỜI của Hêrốt (câu 16b).1. Ông ta đã ra lệnh giết ngay lập tức “hết thảy con trai từ hai tuổi sấp xuống ở thành Bếtlêhem và cả hạt”. Ông ta đề ra 2 tuổi vì ông ta đã “theo đúng ngày tháng mà mấy thầy bác sĩ đã cho biết” có quan hệ tới ngôi sao mà họ đã trông thấy (câu 7).
2. Hãy tưởng tượng xem mấy tên lính kia đang đi lục lọi từ nhà nầy sang nhà khác, chụp lấy những đứa con trai còn nhỏ tách ra khỏi vòng tay của mẹ chúng rồi đập vỡ sọ chúng bằng cán của thanh gươm. Những đứa trẻ vô tội nầy chết vô số trong cuộc chiến lâu dài giữa Nước của Đức Chúa Trời và các thế lực của sự tối tăm.
C. LỜI TIÊN TRI của Giêrêmi (các câu 17-18).1. Việc giết các con trẻ khủng khiếp nầy là một sự ứng nghiệm, một sự hoàn tất lời tiên tri Giêrêmi 31.15 trong Cựu ước.
2. Giống như nhiều lời tiên tri khác, lời tiên tri nầy có một sự ứng nghiệm đầu và cuối. Lần ứng nghiệm lúc đầu là trong nỗi đau buồn của Ysơraên khi hầu hết dân sự của Ysơraên đều bị bắt đi làm phu tù ở xứ Babylôn. “Rama” là một thị trấn ngoài thành Jêrusalem, đó là nơi những kẻ phu tù bị phát vãng. “Rachên” có ý nói tới hết thảy những người mẹ Do thái đang khóc than vì tai hoạ.
3. Lần ứng nghiệm lúc cuối nằm ở đây tại thành Bêtlêhem. Hãy tưởng tượng tiếng kêu la của những người mẹ, làm vang khắp cả làng xóm. Họ đã “không chịu yên ủi, vì chúng nó không còn nữa”.
4. Chúng ta hãy trở lại với Giêrêmi 31.16-17 và hãy đọc phần còn lại của lời tiên tri. Mặc dù đây là một thảm hoạ khủng khiếp, công việc của Đấng Christ sẽ đem lại sự cứu rỗi cao cả. Thi thiên 30.11 chép: “Ngài đã đổi sự buồn rầu tôi ra sự khoái lạc, mở áo tang tôi, và thắt lưng tôi bằng vui mừng”.
5. Hết thảy những đứa trẻ đã chết vì cớ tội lỗi. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể vui mừng trước sự kiện chúng đang ở với Chúa.
III. Ngôi nhà mới ở Naxarét (các câu 19-23).A. SỰ XUẤT HIỆN KHÁC từ một thiên sứ (các câu 19-20).1. “Sau khi vua Hêrốt băng” một lần nữa Giôsép đã trông thấy “một thiên sứ của Chúa hiện đến trong chiêm bao”. Đây là lần thứ ba thiên sứ xuất hiện! Ngài truyền rằng “những kẻ muốn giết con trẻ đã chết rồi”.
2. Josephus – sử gia người Do thái đã ghi lại rằng Hêrốt “đã chết như thế nầy: ruột lở loét, nội tạng nhiễm trùng, đầy giòi bọ, thường co giật, hơi thở hôi hám, và các y bác sĩ cũng như tắm nước ấm không làm sao chữa lành được”. Một kết cuộc xứng đáng cho một con người như thế!
3. Thiên sứ đã nói về “những kẻ” muốn giết Chúa Jêsus, hàm ý rằng còn có nhiều kẻ khác chớ không chỉ có Hêrốt đâu. Bấy giờ họ cũng đã “chết” nữa.
B. LỜI CẢNH BÁO khác đến từ Đức Chúa Trời (các câu 21-22).1. Giôsép dời gia đình mình về tại xứ Ysơraên. Ông không được truyền cho phải đến đâu trong Ysơraên, nhưng dường như ông đã hướng về xứ Giuđê. Thế rồi ông nghe nói rằng “Achêlau trị vì tại xứ Giuđê” thế vào vị trí của cha người là Hêrốt. Ông nầy cũng “cùng một bụng như cha mình”. Ông ta đã từng hành quyết 3.000 người Do thái trong một cuộc nổi loạn, hầu hết họ đều không có tham dự vào.
2. Vì cớ “Achêlau”, Giôsép “sợ, không dám về” [xứ Giuđê]. Trong khi đang ngẫm nghĩ không biết phải đi đâu, ông đã được “Chúa mách bảo trong chiêm bao” có lẽ thiên sứ của ông đã trở lại! Vì vậy, ông vào “xứ Galilê” rồi đến sống trong một thành kia tên là “Naxarét”. Luca 2.4 cho thấy rằng đây là thành phố mà từ đó ông và Mary đã xuất thân.
C. Lời TIÊN TRI khác đã ứng nghiệm (câu 23).1. Ông đã đến thành Naxarét “để ứng nghiệm lời mấy đấng tiên tri đã nói”. Vấn đề rõ ràng là không một chỗ nào trong Cựu ước nói về Đấng Mêsi “người ta sẽ gọi Ngài là người Naxarét”.
2. Hãy lưu ý câu nầy là “do mấy đấng tiên tri nói”. Có hàng trăm, có lẽ hàng ngàn vị tiên tri trong lịch sử Ysơraên. Không phải hết thảy đều được Đức Thánh Linh cảm động để viết ra nhiều sách trong Cựu ước đâu. Dường như câu nói nầy, dù không phải là một phần của Kinh Thánh lại được ai cũng biết là do nhiều vị tiên tri tỏ ra. Có vài lần, Tân ước nói về các sự cố hay những câu nói không nằm trong Cựu ước.
a. Giuđe 14-15 chép: “Ấy cũng vì họ mà Hê-nóc, là tổ bảy đời kể từ A-đam, đã nói tiên tri rằng: Nầy, Chúa ngự đến với muôn vàn thánh, đặng phán xét mọi người, đặng trách hết thảy những người không tin kính về mọi việc không tin kính họ đã phạm, cùng mọi lời sỉ hổ mà những kẻ có tội không tin kính đó đã nói nghịch cùng Ngài”. Điều nầy trong Cựu ước không có ghi lại.
b. Mặc dù câu nầy không được nhắc tới trong các sách tin lành. Chúng ta biết Chúa Jêsus đã phán: “Ban cho thì có phước hơn là nhận lãnh” vì Luca nói tới câu nầy trong Công vụ các sứ đồ 20.35.
c. Giăng không bắt đầu viết ra mọi sự Chúa Jêsus đã phán và làm trong ba năm rưỡi chức vụ của Ngài: “Lại còn nhiều việc nữa mà Đức Chúa Jêsus đã làm; ví bằng người ta cứ từng việc mà chép hết, thì ta tưởng rằng cả thế gian không thể chứa hết các sách người ta chép vậy”.
3. Naxarét là một thị trấn rất nghèo nàn. Được gọi là một người Naxarét thường bị xem là một sự lăng nhục. Trong Giăng 1.45-46, Philíp đã đến với Nathanaên và nói: “Chúng ta đã gặp Đấng mà Môi-se có chép trong luật pháp, và các đấng tiên tri cũng có nói đến; ấy là Đức Chúa Jêsus ở Na-xa-rét, con của Giô-sép”. Nathanaên đáp ngay: “Há có vật gì tốt ra từ Na-xa-rét được sao?”. Philíp nói: “Hãy đến xem”.
KẾT LUẬN: Đó là lời mời của chúng tôi đối với quý vị hôm nay: “Hãy đến xem”. Hãy đến xem cho chính bản thân mình Chúa Jêsus là Vua các vua, là Đấng vẫn còn sống hôm nay! Hãy đến xem cho chính bản thân mình Ngài có quyền tha thứ tội lỗi của quý vị và ban cho quý vị sự bình an, sự trông cậy, và tình yêu thương. Hãy đến xem Ngài cất bỏ đi đời sống của quý vị và ban cho quý vị một đời mới trong chỗ của nó. Hãy đến xem Con Trẻ nầy giáng sinh trong máng cỏ, được mấy thầy bác sĩ tôn kính, trốn sang Aicập, đối tượng cho giết chóc, và là Đấng được gọi là người Naxarét thì quan trọng hơn bất kỳ một người, một sự kiện hay một biến cố nào khác trong lịch sử, Ngài vẫn còn làm thay đổi nhiều đời sống hôm nay!

Bài 3: Mathiơ 2.1-12: "LỄ ĐĂNG QUANG CỦA NHÀ VUA"

MATHIƠ – VUA CÁC VUA
LỄ ĐĂNG QUANG CỦA NHÀ VUA
Mathiơ 2.1-12
1. Nhiều sản phẩm chúng ta mua sắm có dán những các nhãn cảnh báo cho chúng ta biết lạm dụng hay sử dụng các sản phẩm nầy sẽ có những tác dụng ngược lại nơi chúng ta. Thậm chí các chương trình truyền hình thường rào đón trước bằng cách cảnh báo về tình trạng bạo lực hay nội dung có giới hạn. Trước khi bắt đầu sứ điệp nầy, tôi muốn đưa ra một lời cảnh cáo: “Chúng ta sắp sửa huỷ diệt một số truyền thuyết nói về sự giáng sinh của Đấng Christ”.
2. Quý vị nhìn thấy các truyền thuyết ấy ở từng mùa lễ Giáng sinh. Họ luôn luôn hiện hữu ở đó. Họ thường cỡi trên những con lạc đà. Họ đến với chuồng chiên máng cỏ mang đầy những lễ vật. Một số lời truyền khẩu cung ứng cho họ những danh xưng và sáng tác ra những câu chuyện kể về các chuyến du hành của họ. Dĩ nhiên họ là “mấy thầy bác sĩ”. Thú vị thay, tước hiệu ấy đến từ một chữ Hy lạp magoi, từ đó chúng ta mới có những từ như “ma thuật” (magic)“có sức hấp dẫn” (magnetic). Chúng ta sẽ nghiên cứu về mấy thầy bác sĩ nầy, thực sự họ rất “khôn ngoan”, họ được Đức Chúa Trời đại dụng để xác lập địa vị Vua của Đấng Christ.
3. Mathiơ đã viết theo cách biện giải (apologetically), có ý biện hộ, chứnng minh quyền làm Vua dân Dothái và Vua các vua của Ngài. Mathiơ đã viết để chứng minh Chúa Jêsus là Đấng Mêsi. Ông đã bắt đầu ở 1.1-17 bằng cách biên ra bản gia phổ của Ngài căn cứ theo dòng Đavít. Ở 1.18-25, ông đã ghi lại biến cố đáng kinh ngạc về sự ra đời bởi nữ đồng trinh. Trong chương 2, Mathiơ nói thêm ba chứng cớ nữa: Chứng cớ thứ nhất là mấy thầy bác sĩ trong các câu 1-12. Chứng cớ thứ hai về kế hoạch gian ác của vua Hêrốt trong các câu 13-18. Chứng cớ thứ ba là sự ứng nghiệm của bốn lời tiên tri trong Cựu ước, mỗi lời tiên tri có liên quan đến các địa danh (Bếtlêhem, Aicập, Rama và Naxarét). Hôm nay, chúng ta sẽ tập trung vào chứng cớ nói về mấy thầy bác sĩ.
I. Sự xuất hiện của mấy thầy bác sĩ (các câu 1-2).A. Thời điểm xuất hiện của mấy thầy bác sĩ (câu 1a).1. Câu 1 nói rằng mấy thầy bác sĩ đã đến “sau khi Chúa Jêsus đã sanh tại thành Bếtlêhem, xứ Giuđê”. Thực ra không chắc là họ đã đến đặng thờ lạy Chúa Jêsus nơi chuồng chiên máng cỏ trong đêm Ngài giáng sinh đâu!
2. Câu 11 cho chúng ta biết khi họ đến thờ lạy Ngài, họ đã “vào đến nhà” hơn là chuồng chiên máng cỏ. Điều nầy cho thấy rằng Chúa Jêsus đã chịu phép cắt bì rồi và Mary đã chu tất thời kỳ làm cho mình thanh sạch lại.
3. Hãy lưu ý rằng trong suốt cả chương 2 chẳng có chỗ nào nói Chúa Jêsus là một trẻ sơ sinh hết. Mà đúng hơn, Ngài được gọi là “con trẻ” (đối chiếu các câu 8, 9,11, 13, 14, 20, 21). Mặc dù từ ngữ nầy có thể có nghĩa là “trẻ sơ sinh”, nó được dùng trong Tân ước để nói tới lứa tuổi thiếu nhi.
4. Thời điểm theo lịch thế gian đã sử dụng sự trị vì của Hêrốt để chỉ ra rằng Chúa Jêsus lúc bấy giờ đã gần 2 tuổi (2.16).
B. Vị vua cai trị lúc mấy thầy bác sĩ đến (câu 1b).1. Đây là “đang đời vua Hêrốt”. “Hêrốt” nầy ai cũng biết là “Hêrốt Đại Đế” hay như A.T. Robertson đã đặt cho ông ta là “Hêrốt Đồi Truỵ Đại Đế!” Ông ta là một kẻ rất gian ác, là vị vua đầu tiên trong vài vị vua nhà Hêrốt.
2. Cha của Hêrốt là Antipater được lập làm Tổng Đốc xứ Giuđê dưới quyền của Rôma. Năm 40 SC, Hêrốt được lập làm “vua của người Dothái” bởi Caesar Augustus với sự tán thành của nghị viện La mã.
3. Ông không phải là người Dothái, mà là một người Êđôm. Để dỗ dành người Dothái, ông đã lấy một người nữ Dothái làm vợ. Ông là một nhà chính trị có nhiều mánh khoé, một tay hùng biện và là một nhà ngoại giao. Ông bắt đầu việc tái thiết Đền Thờ, phục hưng lại nền kinh tế đang chao đảo, xây dựng thành phố Casarea và đồn luỹ vững chắc Masada.
4. Mặc dù ông có một số thành tựu như vậy, Hêrốt rất nhẫn tâm, độc ác và có tánh ganh ghét cực độ. Ông giết vợ của em mình, một thầy tế lễ thượng phẩm đã chết. Kế đó ông giết vợ, mẹ vợ cùng hai trong số con cái của ông. Năm ngày trước khi ông qua đời, ông đã ra lệnh giết người con thứ ba. Ngay trước khi ông qua đời, nhìn biết chẳng ai than khóc mình, ông đã ra lệnh bắt nhiều công dân hàng dầu của thành Jêrusalem rồi hành hình họ ngay sau khi ông qua đời. Ông nói rằng thành Jêrusalem phải than khóc ngày ông chết, cho dù họ không muốn thương tiếc ông.
C. LAI LỊCH của mấy thầy bác sĩ (câu 1c).1. Mặc dù có nhiều truyền khẩu và truyền thuyết, có rất ít các sự kiện trong Kinh Thánh. Chúng ta chỉ biết họ “ở đông phương đến”.
2. Mấy thầy bác sĩ lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử giống như giai cấp vừa là thầy tế lễ vừa là chính trị gia của Đế Quốc Mêđi Batư. Họ rất có tài về khoa thiên văn, khoa chiêm tinh và các bộ môn khoa học. Họ theo thuyết độc thần và có một hệ thống con sinh rất giống với hệ thống của người Dothái. Đặc biệt họ rất chú ý tới những điềm chiêm bao.
John MacArthur viết: “Do tri thức tổng hợp của họ về khoa học, nông nghiệp, toán học, lịch sử, và hệ thống thờ phượng, ảnh hưởng chính trị và tôn giáo của họ cứ tiếp tục lớn lên cho tới chừng họ trở thành nhóm cố vấn ưu tú và đầy quyền lực trong xứ Mêđi Batư và sau đó là Đế Quốc Babylôn… Các sử gia cho chúng ta biết rằng chẳng có một người Batư nào có thể trở thành vua mà không tinh thông mọi chi tiết về khoa học và tôn giáo của mấy thầy bác sĩ, được họ tán thưởng, đội vương miện cho, và nhóm nầy cũng nắm giữ các chức vụ về tư pháp nữa”.
3. Mấy thầy bác sĩ hay “những người khôn ngoan” được nhắc tới trong cả sách Đaniên. Có lẽ là họ đã nhuần thấm sâu sắc các tác phẩm của những tiên tri Dothái, đặc biệt là Đaniên.
D. THẮC MẮC về mấy thầy bác sĩ (câu 2a).1. Mấy người nầy đã “đến thành Jêrusalem”. Chắc không phải là ba người trên lưng lạc đà, mà có lẽ là rất nhiều người, chắc chắn với một đoàn hộ tống có vũ trang tuỳ theo mức độ quan trọng của họ. Dân tộc họ là kẻ thù của người Dothái. Không có gì phải nghi ngờ nữa, họ là một đề tài mới cho cả nước.
2. Họ hỏi: “Vua Giuđa mới sanh tại đâu?” Họ đã liên tục hỏi câu hỏi nầy.
3. Hãy tưởng tượng xem nỗi ngạc nhiên của họ khi thấy chẳng có ai hiểu biết họ đang nói tới điều gì!?!
E. Phần GIẢI THÍCH từ phía mấy thầy bác sĩ (câu 2b).1. Họ giải thích rằng họ đã “thấy ngôi sao Ngài”. Chúng ta không biết ngôi sao có nghĩa gì, nhưng tôi tin đó là sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.
2. Hãy lưu ý rằng Kinh Thánh không nói họ đi theo ngôi sao Ngài, mà đã “thấy ngôi sao Ngài bên Đông Phương”. Sau đó ngôi sao đã hiện ra lại cho họ thấy. Đức Chúa Trời đã tỏ ra cho họ từ trên trời sự ra đời của Nhà Vua của Ngài.
3. Họ đã đến để gặp gỡ và để “thờ lạy Ngài”. Mặc dù sự hiểu biết của họ có giới hạn, họ đã hành động theo sự mặc khải mà Đức Chúa Trời đã ban ra cho họ. Giêrêmi 29.13 chép: “Các ngươi sẽ tìm ta, và gặp được, khi các ngươi tìm kiếm ta hết lòng”. Ngài không phải là một vị vua bình thường, nhưng là vì vua đáng được thờ lạy.
II. Kẻ thù của mấy thầy bác sĩ (các câu 3-8).A. NAN ĐỀ của Hêrốt (câu 3).1. Sự hiện diện của mấy thầy bác sĩ đã làm cho Hêrốt phải “bối rối”. Vì ảnh hưởng chính trị của họ và vì câu hỏi mà họ đã đưa ra, ông ta đã sợ mất ngai vàng của mình. Ông ta là một người Êđôm mạo danh, luôn sợ mất mọi thứ đối với Đấng là “vua dân Giuđa mới sanh”.
2. Hãy lưu ý, “cả thành Jêrusalem” cũng bối rối nữa. Họ e sợ một cuộc chiến tranh. Họ sợ huyết vô tội đổ ra từ sự ganh ghét của Hêrốt.
B. THẮC MẮC của Hêrốt (các câu 4-6).1. Hêrốt nhóm “các thầy tế lễ cả” lại, đây là các cấp lãnh đạo chính trị và tôn giáo của Ysơraên, đa phần trong số họ đã dựng nên Toà Công Luận. Ông ta cũng vời “các thầy thông giáo” đến nữa. Họ là những viện sĩ hàn lâm, hạng học giả của Kinh Thánh. Đây là một kỳ hội rất lớn.
2. Hêrốt “tra hỏi rằng Đấng Christ phải sanh tại đâu?”. Hêrốt vốn biết các tác phẩm của những vị tiên tri đều nói về một vì vua hầu đến được gọi là Đấng Mêsi, hay Đấng Christ. Ông ta muốn biết Ngài sẽ sanh ra tại đâu!?!
3. Đây là một câu hỏi quá dễ, ai cũng biết cả (Giăng 7.42). Mấy người có học vấn cao nầy mau mắn đáp rằng Chúa Jêsus sẽ sanh ra “tại Bếtlêhem” và đã cung cấp phần tham khảo ở Michê 5.1.
4. Sự kiện đáng kinh ngạc nhất: ấy là không một nhà lãnh đạo tôn giáo nào có ý muốn thẩm định lại câu chuyện của mấy thầy bác sĩ. Họ vốn biết Lời của Đức Chúa Trời nói gì rồi, song họ chẳng quan tâm không đến tại Bếtlêhem để thấy cho rõ.
5. Nhiều người ngày nay cũng biết nhiều sự kiện về Kinh Thánh, song cũng giống như thế, dường như họ chẳng quan tâm hay lo chi về Chúa hết! Họ có tri thức hàng đầu, song tấm lòng chẳng có chi hết! Người Dothái có tri thức nhiều về Đấng Christ, song lại không theo Ngài. Mấy thầy bác sĩ có tri thức giới hạn, song họ đã buớc theo và đã thờ lạy Ngài. Quý vị giống ai nhiều hơn?.
C. CUỘC GẶP GỠ của Hêrốt (các câu 7-8).1. Hêrốt đã “kín nhiệm” vời mấy thầy bác sĩ đến gặp. Không nghi ngờ chi nữa, tất cả các hình thức và lễ tân thăm viếng của cấp lãnh đạo quốc gia đã được tổ chức, tuy nhiên cuộc gặp gỡ đều theo cách riêng.
2. Hêrốt đã xảo trá tìm hiểu chắc chắn “ngôi sao đã hiện ra khi nào”. Ông ta đã không đưa ra thắc mắc nào về ý nghĩa hay tầm quan trọng của nó. Mọi sự ông ta muốn biết là “khi nào”. “Thì giờ” sẽ chỉ ra tuổi của dứa trẻ. Thật là đơn giản cho Hêrốt dời đi mối đe doạ đối với ngai vàng của ông ta chỉ bằng cách giết chết tất cả những trẻ nam sanh ra vào khoảng thời gian ngôi sao hiện ra.
3. Đổi lại cho việc thu thập được thông tin, Hêrốt hứa dự phần vào việc thờ lạy con trẻ sanh ra tại “Bếtlêhem”. Ông ta đã dối gạt khi yêu cầu họ tìm gặp “con trẻ” rồi ông ta cũng “đến mà thờ lạy”.
4. Mục đích duy nhất của Hêrốt là bảo đảm ngai vàng của mình. Chúng ta sẽ nghĩ rằng nếu Đức Chúa Trời muốn sai một Cứu Chúa đến để trị vì, thì các vua đời nầy sẽ vui lòng nhường ngai vàng của họ. Không phải như vậy đâu. Hêrốt là chốt thí của Satan trên bàn cờ huỷ diệt.
III. Sự tôn kính của mấy thầy bác sĩ (các câu 9-12).
A. NGÔI SAO tái xuất hiện (các câu 9-10).1. Hầu như cuộc gặp gỡ với Hêrốt là vào ban đêm. Những cuộc gặp gỡ kín nhiệm hiếm khi được tổ chức trong giờ làm việc ban ngày. Tôi có thể hình dung họ đã ra đi, họ hướng về phía Nam từ cung điện Hêrốt đến thành Bếtlêhem và trước sự kinh ngạc của họ, “ngôi sao” đã tái xuất hiện!
2. Có lẽ đây không phải là một “ngôi sao” như chúng ta nhìn thấy trên bầu trời ban đêm. Những ngôi sao trong ban đêm đó không bao giờ “dừng lại trên chỗ con trẻ ở” đâu! Tôi nghĩ đây là sự sáng chói của sự vinh hiển Đức Chúa Trời hoặc có lẽ một thiên sứ được sai đến để dẫn dắt họ.
3. Vô luận là trường hợp nào, khi ngôi sao hiện ra “họ đã mừng rỡ quá bội”. Họ phấn khởi lắm lắm!
B. Sự dâng hiến CÁC TẶNG PHẨM (câu 11).1. Hãy tưởng tượng nỗi kinh ngạc của Mary và Giôsép khi có những khách nước ngoài đến thăm! Họ “thấy con trẻ cùng Mary, mẹ Ngài”. Có lẽ Ngài đang ngồi trong lòng mẹ hoặc đang vui đùa bên chân mẹ.
2. Không chần chừ chi hết, họ “sấp mình xuống mà thờ lạy Ngài”. Hãy hình dung mấy người quyền uy, cao sang nầy xem, đang sấp mình xuống trước mặt một đứa trẻ nhỏ sống trong một khu vực thấp hèn của một thị trấn nhỏ trong xứ của kẻ thù nghịch mình.
3. Khi đứng dậy rồi, họ “bày của quý ra” rồi “dâng cho Ngài những lễ vật”. Lễ vật của họ là một yếu tố, thậm chí là sự xác nhận việc họ thờ lạy là xác đáng. Chúng ta không thờ lạy Đức Chúa Trời mà chẳng có của lễ. Dâng hiến cho Chúa chúng ta ở bề ngoài chứng minh rằng Ngài là Chúa của chúng ta nơi bề trong. Dâng hiến là một hành động thờ phượng!
4. Họ đã dâng “vàng, nhũ hương, và một dược”. Đây là những lễ vật có giá trị xứng đáng cho một vì vua. Chẳng có gì khác được nói tới về số lễ vật nầy. Có lẽ là chúng đã được sử dụng để giúp đỡ cho gia đình trong khi lưu trú ở Aicập. Đức Chúa Trời sử dụng của dâng của chúng ta để chúc phước cho nhiều người khác!.
C. Vâng theo GIẤC CHIÊM BAO (câu 12).1. Mấy thầy bác sĩ được “Chúa cảnh báo trong một điềm chiêm bao”. Ngay trong đêm đó, khi họ ngủ giấc ngủ của sự “mừng rỡ quá bội”, Đức Chúa Trời đã phán với họ. Hãy nhớ, mấy người nầy là những chuyên gia về chiêm bao. Thậm chí nếu họ không chiêm bao, sứ điệp vẫn hiển nhiên vì Đức Chúa Trời thường phán qua các điềm chiêm bao.
2. Đức Chúa Trời bảo họ “đừng trở lại nơi vua Hêrốt”. Trong sự vâng lời, họ “đã đi đường khác mà về xứ mình”. Có lẽ khi có sự bao phủ của bóng tối, họ đã ra khỏi thành Bếtlêhem trước khi có người nom thấy họ.
3. Mặc dù Kinh Thánh chẳng nói gì khác tới họ, lễ đăng quang của họ thêm vào bằng chứng cho thấy quyền làm Vua của Đấng Christ. Không nghi ngờ chi nữa họ đã trở thành các môn đồ của Ngài trong chính xứ sở của họ, lo dọn đường cho Tin Lành.
IV. Ba thái độ đối với Đấng Christ.A. Một số người là KẺ THÙ của Chúa Jêsus.1. Có nhiều người muốn dời đi từng khía cạnh liên quan tới Đấng Christ ra khỏi đời sống của họ. Giống như Hêrốt, họ là những con chốt thí của Satan và sẽ chẳng thôi làm ác để đạt cho kỳ được mục tiêu gian ác của họ. Cũng giống như Hêrốt, họ rất muốn tôn cao Đấng Christ, song sinh hoạt và hành động của họ cho thấy khác biệt nhiều lắm.
2. Mới đây tôi có đọc về ban giám hiệu nhà trường Utah từ thành phố Salt Lake, họ đã cho phép “Tuyên thệ trung thành” trong đó có câu “một nước ở dưới quyền Đức Chúa Trời” đã từ chối không cho phép hát bài “Đức Chúa Trời chúc phước cho bạn và giữ gìn bạn và thân hữu” (The Lord Bless you and Keep You and Friends). Khi chủ tịch bộ phận sinh viên khích lệ nên hát bài hát nầy, anh ta đã bị cảnh sát mời ra ngoài và những sinh viên năm thứ II đã góp phần chấp nhận giữ kỷ luật cho nghiêm ngặt.
3. Phaolô đã viết trong I Côrinhtô 15.25: “vì Ngài phải cầm quyền cho đến chừng đặt những kẻ thù nghịch dưới chơn mình”. Đừng để cho hạng người nầy quấy rối quý vị! Hãy phấn đấu, nhưng hãy nhớ, sự đắc thắng đã được đắc thắng rồi!
B. Một số người DỬNG DƯNG đối với Chúa Jêsus.1. Tôi e rằng Hội thánh đang có đầy hạng người giống như “các thầy tế lễ cả”“các thầy thông giáo” như vậy. Họ biết hết thảy những câu trả lời về Kinh Thánh và về Chúa Jêsus. Họ chỉ không nhìn biết Chúa Jêsus mà thôi.
2. Có thể lý do quý vị chưa phục vụ Ngài, thờ lạy Ngài, dâng hiến cho Ngài, cầu nguyện với Ngài, hay tìm kiếm Ngài là vì dù quý vị biết về Ngài, quý vị chưa bao giờ thực sự nhìn biết Ngài. Quý vị cần được cứu.
C. Một số người YÊN MẾN Chúa Jêsus.1. Khía cạnh quan trọng nhất của mấy thầy bác sĩ: ấy là họ không chịu thua cho tới chừng họ tìm gặp Chúa Jêsus.
2. Hãy sống giống như mấy thầy bác sĩ, hãy tỏ cho Ngài thấy tình yêu của quý vị ngay hôm nay!