Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011

Bài 22: Mathiơ 6:1-8: "Chúa Nhật Không Phải Là Ngày Biểu Diễn"


MATHIƠ – VUA CÁC VUA
CHÚA NHẬT KHÔNG PHẢI LÀ NGÀY BIỂU DIỄN!
Mathiơ 6.1-8
1. Tôi rất thích một buổi trình diễn. Tôi muốn thưởng thức dù đó là hài kịch, bi kịch, hay hát tuồng. Tôi cũng thích xem biểu diễn âm nhạc nữa. Hãy cho tôi xem Rogers và Hammerstein bất cứ ngày nào. Thật là khó chỉ huy ban Oklahoma hay ban South Pacific. Arnold Swartzineger chẳng là gì ở trong phim The King and I. Tom Cruise không thể chủ tấu bản Seven Brides for Seven Brothers. Tôi thích Shakespeare. Thậm chí dù ngôn ngữ có thuộc dạng cổ xưa (ít nhất là đối với chúng ta là những người không sử dụng bản Kinh thánh King James!) tuồng hát vẫn rất thực và rất sôi động. Ai có thể quên được Macbeth ủ rũ tối tăm, các vở độc thoại của Hamlet hoặc cảnh lãng mạn ngoài bao lơn từ vở Romeo and Juliet? Tôi cũng thích phim ảnh nữa! Không một ai thích một phim hay mà chẳng có cảnh sex hoặc nói nhiều như tôi đây. Tôi mới vừa xem phim Twister và đã dành cho phim ấy một ngón tay cái giơ lên biểu hiện “number 1”. Tôi cũng rất thích một vài chương trình trên vô tuyến truyền hình.
2. Có ít nhất hai lẽ thật áp dụng cho từng loại biểu diễn, dù đó là một vở kịch, âm nhạc, phim ảnh hay chương trình vô tuyến truyền hình:
A. Thứ nhứt, NHÂN VẬT TRONG BUỔI BIỂU DIỄN ĐỀU LÀ NGHỆ SĨ. Trong đời sống thực tế, họ có những tên tuổi và lai lịch khác nhau. Chúng ta không nên nhầm lẫn con người thực với nhân vật mà họ đang nhập vai.
B. Thứ hai, CHƯƠNG TRÌNH KHÔNG CÓ THỰC. Những gì chúng ta đang xem chỉ là diễn tả hay tưởng tượng mà thôi. Thậm chí buổi biểu diễn đều dựa trên sự kiện, chúng ta đang xem người ta đang bắt chước sự kiện. Hãy xét xem, nếu một người từng bị giết trong phim ảnh hay chương trình truyền hình chết thật, phân nửa dân cư ở California sẽ không còn nữa. Clint Eastwood, một mình ông sẽ chịu trách nhiệm cho các người chết đến hàng trăm người!
3. Những gì là thực trong tất cả các loại hình biểu diễn sẽ không bao giờ có thực trong Hội thánh địa phương. Nói một cách đơn giản, ngày Chúa nhật không phải là ngày biểu diễn. Sự thật thường là ngược lại. Nhiều Cơ đốc nhân hành động một cách giả hình. Chúng ta sinh sống một chiều suốt tuần lễ và hành động theo chiều khác vào ngày Chúa nhật. Chúng ta khoác lấy một bộ mặt sống cho thế gian và bộ mặt khác sống cho nhà thờ. Chúng ta biết rõ phải hành động ra sao, ăn nói kỉnh kiền, tôn giáo và rất là thuộc linh.
A.W. Tozer đã viết: “Tôi có lòng lo chúng ta, là Cơ đốc nhân đang nói nhiều mà làm thì ít. Chúng ta sử dụng ngôn ngữ rất có quyền lực nhưng mọi việc làm của chúng ta thì là những việc làm của sự yếu đuối. Chúng ta sắp xếp để có những lời lẽ rất tôn giáo vì các việc làm rất có giá trị. Thật là dễ cầu nguyện: "Lạy Chúa, xin giúp con vác lấy thập tự giá của con mỗi ngày" rồi nhấc cây thập tự lên đèo ở bên hông; thế nhưng khi lời cầu xin giúp đỡ để làm một việc gì đó mà chúng ta không dự trù làm có một cấp độ yên ủi về mặt tôn giáo, chúng ta sẽ bằng lòng với những lời lẽ được lặp đi lặp lại”.
4. Trong thời của Chúa Jêsus, người Pharisi và các thầy thông giáo đều là hạng chuyên gia khoác lấy tính trình diễn về tôn giáo. Trông họ ăn nói rất ư là tôn giáo, nhưng Chúa Jêsus phán trong Mathiơ 23.27 rằng họ giống như "mồ mả tô trắng bề ngoài cho đẹp , mà bề trong thì đầy xương người chết và mọi thứ dơ dáy".
5. Học thuyết Pharisi đã không ngã chết trong thế kỷ đầu tiên. Vẫn có những người thích khoác lấy tính trình diễn tôn giáo hôm nay. Họ thích tỏ ra hành vi đó. Sự thật đáng buồn là, đối với mọi lời nói và việc làm của họ, họ rất nông cạn, hư không và chẳng có chút gì quyền lực hết. Đấy là lý do tại sao lời lẽ của Chúa Jêsus trong phân đoạn nầy lại vang dội quá rõ ràng. Với sự trong sáng, Ngài chỉ ra các động lực tư kỷ, lấy cái tôi làm trung tâm của chúng ta rồi dẫn chúng ta vào một cung cách sống chân thực.
I. MỘT LỜI CẢNH CÁO VỀ TRÌNH DIỄN TÔN GIÁO (câu 1).
A. Chúa Giêxu bắt đầu với lời cảnh cáo.
1. Ngài phán chúng ta phải "giữ". Nói như thế có nghĩa là phải "cẩn thận" hay "phải lưu ý". Theo nghĩa đen nói như thế có nghĩa là "phải giữ lấy việc gì đó và lưu ý tới việc đó với ý thức biết dè chừng”.
2. Khi bạn lái xe vào một đoạn đường dốc để ra xa lộ, bạn gặp một tấm biển "cong cong" cảnh cáo cho bạn biết rằng vị trí lưu thông ở phía trước sẽ không chậm lại cho bạn đâu! Ngọn đèn màu vàng trên đèn giao thông là một lời cảnh báo rằng nó sắp sửa chuyển sang màu đỏ. Đây là một lời cảnh báo theo Kinh thánh.
B. Chúa Giêxu nói tới các bổn phận thuộc linh của chúng ta.
1. Câu nầy không được dịch thẳng thừng trong bản Kinh thánh NKJV hay trong bản KJV. Ngôn ngữ nguyên thủy không ám chỉ nhiều tới "các việc làm từ thiện" hoặc "của bố thí" như nó chỉ ra bất cứ một hành động nào công bình hay tình trạng thuộc linh thực.
2. Hãy nghe khi tôi đọc từ các bản dịch khác:
a. "Hãy giữ, đừng làm sự công bình mình trước mặt người ta" (NIV).
b. "Phải giữ việc làm lành dễ thấy để bắt mắt người ta" (Phillips).
c. "Phải giữ lòng kỉnh kiền trước mặt người ta" (RSV).
d. "Phải giữ đừng làm một cuộc trình diễn tôn giáo của mình trước mặt người ta" (NEB).
e. "Phải giữ đừng phô trương các việc lành trước mặt người ta” (Jerusalem).
3. Vô luận chúng ta làm gì thì đấy là bản chất thuộc linh, dù là dâng hiến tiền bạc, cầu nguyện, dạy dỗ, ca hát, rao giảng, phục vụ, làm chứng đạo...chúng ta đừng nên làm những việc nầy "trước mặt người ta, cho họ đều thấy".
4. Hãy đến ngay bây giờ đi, hãy nhìn nhận điều đó. Bạn đã làm một số việc để phục vụ Đức Chúa Trời với lòng trông mong người khác sẽ nhìn thấy. Tôi cũng làm như vậy đấy! Hầu hết mọi người trong chúng ta đều đã kinh nghiệm với một ít trình diễn "giờ cao điểm" óng ánh các sinh hoạt tôn giáo. Hết thảy chúng ta đều đã phát triển một tình trạng thuộc linh nhạy bén, vênh váo, ta đây. Vấn đề không phải là chuyện ấy có thực đâu. Nó không gây ấn tượng nơi Đức Chúa Trời.
C. Chúa Jêsus nói tới kết quả của việc biểu diễn tôn giáo.
1. Nếu bạn trình diễn các sinh hoạt thuộc linh của mình để cho người khác để ý và nghĩ bạn là một Cơ đốc nhân tốt "thì các ngươi chẳng được phần thưởng gì của Cha các ngươi ở trên trời".
2. Đức Chúa Trời từ chối không chia sẻ sự vinh hiển của Ngài với chúng ta (đối chiếu 5.16).
3. Charles Spurgeon từng nói: "Không một phần thưởng nào đến từ Đức Chúa Trời cho những kẻ nào tìm kiếm sự vinh hiển từ loài người".
4. Bạn có muốn tìm kiếm sự tán thưởng mau qua của những người khác hay tìm kiếm phần thưởng đời đời của Đức Chúa Trời?
Có một truyền thuyết Nhật bản kể lại một người kia muốn có mặt trong ban nhạc của hoàng gia dù ông ta không biết chơi một nốt nhạc nào hết. Do ảnh hưởng và sự giàu có của ông ta, ông muốn được đặt ở một vị trí để từ đó ông sẽ “biểu diễn” trước mặt Hoàng đế. Viên nhạc trưởng đồng ý để cho ông ta ngồi ở hàng thứ hai cho dù ông ta không thể đọc được nốt nhạc. Người ta giao cho ông ta một ống sáo, rồi khi buổi hoà nhạc bắt đầu, ông ta cầm lấy nhạc cụ của mình lên, đôi môi ra điệu bộ, và cử động mấy ngón tay. Ông ta cứ diễn tả các cử động khi thổi sáo, nhưng không hề tạo ra một âm thanh nào. Sự dối gạt nầy cứ tiếp tục trong hai năm trời. Khi vị nhạc trưởng khác mới đến chỉ huy, ông nói với ban nhạc rằng ông muốn thử tài từng nhạc công. Từng người một, họ trình diễn trước mặt vị nhạc trưởng. Kẻ lừa đảo kia khi ấy mới lấy làm lo, vì thế ông ta đã giả vờ bịnh. Bác sĩ của hoàng gia tuyên bố rằng ông ta hoàn toàn mạnh khoẻ. Vị nhạc trưởng cứ quyết rằng người kia phải trình diện và chứng tỏ tài nghệ của mình. Với nổi xấu hổ, ông ta mới xưng nhận rằng ông ta là đồ giả mạo. Ông ta phải "đối diện với tiếng nhạc".
Một ngày kia mỗi tín đồ sẽ đứng trước mặt Đức Chúa Jêsus Christ. Câu hỏi không phải là có bao nhiêu việc chúng ta đã làm hoặc chúng ta đã làm việc ấy mỹ mãn như thế nào, mà là lý do tại sao chúng ta đã làm việc ấy. Sự tán thưởng của con người sẽ bị quên lãng đi khi Chúa Jêsus sàng sẩy mọi lời nói trong đời sống của chúng ta.
II. MỘT LỜI CẢNH CÁO VỀ SỰ DÂNG HIẾN RỜI RỘNG (các câu 2-4).
A. Cơ đốc nhân cần phải trở thành hạng người bố thí (câu 2a).
1. Vào thế kỷ đầu tiên, người Do thái đã đánh giá tình trạng thuộc linh của nhau bằng cách đánh giá “các việc làm từ thiện” hoặc ban ra “của bố thí”.
2. “Các việc làm từ thiện” hay "của bố thí" theo như nhiều người dịch từ ngữ nầy có cùng một gốc rễ là chữ "công bình". Người nào sống công bình là người đã ban ra “của bố thí” hoặc của dâng bằng tiền bạc, thức ăn hay quần áo cho người nghèo. Hãy nhớ không có một hệ thống phúc lợi nào và có nhiều người ăn xin khắp nơi đang cầu xin “của bố thí” đó.
3. Theo Giăng 13.29: Chúa Jêsus cùng các môn đồ Ngài đã cung ứng nhiều quà từ thiện cho người nghèo từ “túi bạc” của họ.
4. Thực ra, điều ấy rất phổ thông và đáng phải có, Chúa Jêsus không nói: "NẾU ngươi làm việc từ thiện...," mà đúng hơn Ngài đã phán: "Khi ngươi bố thí..." Không phải dâng vào đền thờ, dâng cho thầy tế lễ, hoặc làm cho người nghèo được khuây khoả đều bị xem là không thuộc linh hoàn toàn đâu.
5. Người Do thái đã làm hư hỏng hành động cao thượng nầy bằng cách dạy rằng sự bố thí hay "các việc từ thiện" đã kiếm được một ơn lớn với Đức Chúa Trời. Trong kinh Tobit của người Do thái chúng ta đọc: "Bố thí sẽ cứu một người ra khỏi sự chết; bố thí sẽ chuộc bất kỳ một tội nào" (12.8).
6. Thời đại đã thay đổi. Ngày nay có nhiều người bo bo giữ lấy tiền bạc và của cải họ một cách ích kỷ. Họ từ chối không chịu bố thí giúp cho ai đang trong cảnh có cần. Khi họ đi nhà thờ, họ bất chấp các sự dạy của Kinh thánh về việc dâng phần mười và các của dâng. Người ta thường lấy cái tôi làm trung tâm nên không dâng hiến chi hết.
7. Một nguyên tắc từ các thời đại xa xưa hãy còn rất thực cho ngày hôm nay: Hạng người thuộc linh là hạng người chuyên bố thí. Chúng ta không có thì giờ để vào sâu toàn bộ các phân đoạn Kinh thánh dạy chúng ta dâng hiến. Hãy tin tôi về nguyên tắc nầy!
B. Cách bố thí sai lầm (câu 2b).
1. Thứ nhứt, Chúa Jêsus phán chúng ta đừng “như bọn giả hình”.
a. Từ ngữ “giả hình” nguyên thủy được dùng để mô tả một nghệ sĩ Hy lạp đeo mặt nạ trên sân khấu đang diễn một vai bi kịch. Từ ngữ nầy có nghĩa là “hai mặt”.
Đỉnh cao của nghệ thuật giả hình nầy do một Thượng Nghị Sĩ bang Mississippi đạt được vào năm 1958 khi ông nói tới Cơ quan lập pháp:
"Quí vị hỏi tôi cảm thấy thế nào về rượu whisky. Được rồi, đây là những gì tôi muốn nói: Nếu khi nào quí vị nói tới whisky, quí vị muốn nói men bia của ma quỉ, tai hoạ độc địa; con quái vật khát máu làm ô uế tình trạng vô tội, phải, nói đúng ra là lấy miếng bánh ra khỏi miệng của con trẻ; nếu quí vị muốn nói thức uống không tốt đang làm người nam người nữ Cơ đốc rơi từ đỉnh cao của lối sống công bình, giàu ơn xuống tận đáy của băng hoại, thất vọng, xấu hổ và vô dụng, không có hy vọng chi hết, khi ấy chắc chắn tôi đang sống chống lại lối sống ấy bằng mọi sức lực của tôi.
Nhưng, nếu khi quí vị nói tới whisky, quí vị muốn nói tới dầu của sự đối đáp, rượu của triết lý, thứ quặng bị đốt cháy khi bè bạn đến với nhau, nó đặt ra một bài ca trong tấm lòng, tiếng cười trên môi miệng, cùng nét thoả lòng ấm áp nơi ánh mắt của họ, nếu quí vị muốn nói tới sự vui vẻ của Lễ Giáng sinh; nếu quí vị muốn nói tới thức uống hào hứng đặt mùa xuân vào bước chân của cụ già vào buổi sáng trời đầy sương; nếu quí vị muốn nói tới thức uống khiến cho một người bày tỏ ra niềm vui, và tình trạng sung sướng của người mà quên đi, chỉ trong một thoáng, mọi tai vạ, mọi sự đau buồn của đời nầy, nếu quí vị muốn nói tới thức uống đó, lượng doanh thu mà của cải của chúng ta phải đổ ra hàng triệu đô la, đã được sử dụng để cung ứng sự chăm sóc dịu dàng cho trẻ em bị tàn tật, người mù, người điếc, người câm, người già ốm yếu đáng thương của chúng ta, để xây dựng siêu xa lộ, bịnh viện và trường học, khi ấy chắc chắn tôi sẽ ủng hộ đấy. Đây là lập trường của tôi. Tôi sẽ không rút lập trường ấy lại; tôi sẽ không thoả hiệp đâu”.
b. Chúa Jêsus đã sử dụng lời lẽ để mô tả các thầy thông giáo, người dòng Pharisi và các cấp lãnh đạo tôn giáo khác. "Pharisi""giả hình" hầu như là đồng nghĩa.
c. Ngày nay, chúng ta nghĩ tới "giả hình" gần như là theo ý nghĩa tôn giáo, họ giả vờ sống kỉnh kiền và đạo mạo, nhưng thực ra họ là thế gian và xác thịt lắm.
d. Ngày Chúa nhật không phải là ngày trình diễn! Chúng ta cần phải sống chân thực, đáng tin. Mặc dù vì cớ tội lỗi đôi khi chúng ta hành động giả hình, chúng ta đừng bao giờ lấy giả hình làm một cung cách sống.
2. Thứ hai, chúng ta không nên "thổi kèn" khi chúng ta bố thí.
a. Điều nầy dường như rất kỳ lạ đối với chúng ta, nhưng theo Chúa Jêsus, có những người thổi kèn lịnh khi người Pharisi đứng ra bố thí! Mọi sự đấy là để kêu gọi ai nấy chú ý tới sự rời rộng và tình trạng thuộc linh của họ. Đó là thời điểm trình diễn của tôn giáo!
b. Có lẽ họ đã biện minh rằng tiếng kèn thổi lôi cuốn sự chú ý của người nghèo và ban cho họ sự trông cậy. Có một từ ngữ Hy lạp nói tới loại suy nghĩ ấy: BALONEY!!! Giăng 12.43 mô tả họ một cách chính xác khi nói: "vì họ chuộng danh vọng bởi người ta đến hơn là danh vọng bởi Đức Chúa Trời đến”.
3. Thứ ba, chúng ta không nên tìm kiếm "sự vinh hiển từ loài người" mà nên tìm kiếm "phần thưởng" đến từ Đức Chúa Trời.
C. Cách bố thí phải lẽ (các câu 3-4).
1. Từ mấy câu nầy chúng ta tiếp thu được rằng sự bố thí của chúng ta phải được làm theo cách riêng tư, "trong chỗ kín nhiệm" thì đối ngược lại với tiếng vang dội của một cây “kèn”. Riêng tư, kín nhiệm, dâng hiến nặc danh không tìm kiếm sự tán thưởng của người khác mà chỉ tìm kiếm sự ban thưởng của Đức Chúa Trời mà thôi.
2. Chúa Jêsus phán chúng ta cần phải sống với bản chất bố thí riêng tư đến nỗi chúng ta: “đừng cho tay tả biết tay hữu làm việc gì". Có lẽ đây là cách bày tỏ mà ai cũng biết. Ý tưởng là như vầy: hầu hết chúng ta đều thuận tay hữu và làm hầu hết công việc với tay hữu, các hành động công bình của chúng ta cần phải riêng tư đến nỗi thậm chí tay tả cũng không biết việc mà tay hữu đã làm.
Cách đây không lâu lắm, một trong các giáo sĩ của chúng ta đang lâm phải nhu cần cấp bách về một chiếc xe hơi. Vì cớ tài chính đang quá căng, ông ta đã không biết phải làm gì nữa. Tôi đã nhắc tới nhu cần nầy trong buổi nhóm cầu nguyện và sau buổi nhóm một trong số tín hữu của chúng ta đến nói với tôi: "Đây là tấm ngân phiếu chi cho vị giáo sĩ là 5.000USD. Phiền ông đừng nói cho giáo sĩ ấy biết số tiền nầy của ai". Tôi muốn quí vị đi cùng với tôi để nhìn thấy gương mạt của ông ấy khi tôi trình tờ ngân phiếu ra!
III. MỘT LỜI KÊU GỌI PHẢI CHÂN THÀNH CẦU NGUYỆN (các câu 5-8).
A. Những lời cầu nguyện của chúng ta không nên rơi vào chỗ GIẢ HÌNH (câu 5).
1. Một lần nữa Chúa Jêsus chỉ ra gương xấu của người dòng Pharisi. Những lời cầu nguyện của họ luôn luôn là công khai. Họ thích cầu nguyện: "đứng trong nhà hội và góc đường”. Có nhớ những lời cầu nguyện đối ngược nhau của người Pharisi và người thâu thuế không? (Luca 18.10-14).
2. Chúa Jêsus phán: "đừng làm như bọn giả hình". Bạn đã nghe bao nhiều lời cầu nguyện giả hình thốt ra trong nhà thờ rồi? Tôi đã nghe một số người cầu nguyện vang dội y như mấy cuộn băng ghi âm vậy. Khi yêu cầu họ cầu nguyện, thì giống như đang ấn nút "play" trên một máy ghi âm. Họ nói cùng một thứ việc từng lần như thế!
3. Đừng hiều lầm. Chúa Jêsus không chống nghịch những lời cầu nguyện ở chỗ đông người đâu. Thực ra, Kinh thánh đầy dẫy những lời cầu nguyện chung. Mục đích là: khi chúng ta cầu nguyện, những lời cầu nguyện của chúng ta nên phải thành thật, tận đáy lòng.
B. Những lời cầu nguyện của chúng ta cần phải RIÊNG TƯ (câu 6).
1. Những lời cầu nguyện chung là phần mở rộng những lời cầu nguyện riêng, sâu sắc, có ý nghĩa đến từ thời điểm ở riêng với Đức Chúa Trời.
2. Khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta cần phải bước vào "phòng" hay "buồng riêng" của chúng ta rồi “đóng cửa lại”. Điều nầy chỉ ra một sự riêng tư tuyệt đối. Phòng cầu nguyện của quí vị đáng phải là văn phòng, hành lang, phòng tắm, phòng cầu nguyện của nhà thờ.
3. Mục tiêu không phải là nói nhiều ở chỗ cầu nguyện, nhưng ở chỗ quí vị đang ở một mình tìm kiếm mặt của Đức Chúa Trời. Chúng ta cần phải cầu nguyện với Cha "là Đấng thấy trong chỗ kín nhiệm".
4. Chẳng có gì sai khi cầu nguyện với người khác. Tôi đã nhận được nhiều lợi ích từ một bạn cầu nguyện. Tuy nhiên, loại cầu nguyện quan trọng nhất là loại cầu nguyện riêng, cá nhân mỗi ngày biệt riêng thì giờ với Đức Chúa Trời.
5. Thời điểm sau cùng quí vị ở riêng cầu nguyện với Đức Chúa Trời là lúc nào?
a. Thi thiên 27.8 chép: "Khi Chúa phán rằng: hãy tìm mặt ta; thì lòng tôi thưa cùng Chúa rằng: Đức Giêhôva ôi, tôi sẽ tìm mặt Ngài”.
b. Thi thiên 91.1 chép: "Người nào ở nơi kín đáo của Đấng Chí Cao, sẽ được ở dưới bóng của Đấng Toàn Năng".
6. Đức Chúa Trời tôn cao sự cầu nguyện riêng. Tại sao vậy? Vì con người không biết sự cầu nguyện đó. Người ta không thể nghĩ quí vị là con người thuộc linh nếu họ không biết những gì quí vị đang làm. Nếu không có một sự phô trương nào, một buổi trình diễn nào, sẽ không có một sự “vinh hiển nào đến từ loài người”. Chỉ có quí vị và Đức Chúa Trời biết rõ sự cầu nguyện ấy: "Cha ngươi, là Đấng thấy trong chỗ kín nhiệm, sẽ thưởng cho ngươi”. Đức Chúa Trời ban thưởng cho sự cầu nguyện riêng!
C. Những lời cầu nguyện của chúng ta phải XÁC THỰC (câu 7).
1. Chúa Jêsus phán chúng ta không nên sử dụng "những lời lặp vô ích như người ngoại". Chúng ta không nên nói nhiều bằng những lời lẽ vô nghĩa. Chúng ta không nên nói cùng một việc mỗi lần chúng ta cầu nguyện.
2. Quí vị nghĩ sao nếu mỗi lần tôi trò chuyện với quí vị tôi đã đi nói lại cùng một thứ việc? Quí vị thấy sao khi hết tuần nầy qua tuần khác quí vị chỉ nghe có một bài giảng thôi? Đức Chúa Trời không muốn nghe cùng một lời cầu nguyện “vô ích” (sát nghĩa: hư không) hết ngày này qua ngày khác. Hãy mở rộng linh hồn của quí vị với Đức Chúa Trời và trình cho Ngài mọi sự đang có ở trong tấm lòng của quí vị.
3. Dài không có nghĩa là nhiều đâu! Chúa Jêsus phán người "Ngoại...tưởng vì cớ lời mình nói nhiều thì được nhậm”.
Tôi có một thông số rất đáng tin: Lời cầu nguyện của Chúa chứa 56 từ; bài diễn văn Gettysburg, 266 từ; 10 Điều răn, 297 từ; Bản Tuyên Ngôn Độc Lập, 300 từ; và mới đây chính quyền Mỹ đề ra giá cả của cải bắp, 26.911 từ. Ấy không phải chúng ta nói dài bao nhiêu, mà chúng ta nói gì mới là điều quan trọng.
D. Những lời cầu nguyện của chúng ta sẽ ĐƯỢC BAN THƯỞNG (câu 8).
1. Đức Chúa Trời vốn "biết các ngươi cần sự gì trước khi chưa xin Ngài". Thực ra, Ngài tiếp trợ cho nhu cần của chúng ta ngay trước khi chúng ta biết chúng ta có một nhu cầu nữa là.
2. Martin Luther đã nói: "Bởi sự cầu nguyện của chúng ta... chúng ta đang dạy cho bản thân mình biết nhiều hơn chúng ta dạy Đức Chúa Trời nữa".
3. Quí vị có cầu nguyện lời cầu nguyện quan trọng nhất chưa?

PHẦN KẾT LUẬN: Đừng biến ngày Chúa nhật thành một ngày trình diễn, phải sống cho thành thật...

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2011

Bài 21: Mathiơ 5:38-48: "Học sống giống như Chúa Jêsus"


MATHIƠ – VUA CÁC VUA
Học sống 
giống như Chúa Jêsus
Mathiơ 5.38-48
1. Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy sự thù nghịch. Những sự sĩ nhục xảy có rất thường và kẻ thù thì nhan nhản. Bạo lực và tội ác hết thảy đều hiện hữu quanh chúng ta. Theo thống kê nghiên cứu của Phòng Nghiên Cứu Liên Bang (Federal Bureau of Investigation), đã có 23.300 vụ giết người trên nước Mỹ vào năm 1994. Dù đã có một sự giảm thiểu tội ác theo tỉ lệ phần trăm trong bốn năm qua, James Alan Fox, chủ nhiệm khoa nghiên cứu tội phạm ở Đại Học đường Northeastern, đã lý giải rằng “sự yên tĩnh trước cơn giông tội ác sẽ không kéo dài lâu đâu". Tỉ lệ giết người trong lứa tuổi thanh thiếu niên tăng gần 22% giữa năm1990 và1994, Fox nói: "Qua 10 năm tới đây, tỉ lệ thanh thiếu niên sẽ tăng gần 17%, vì hiện nay đang có 39 triệu trẻ em dưới 10 tuổi, nhiều hơn số thanh thiếu niên trong thập niên 1950". Nói cách khác, “các vụ việc bạo lực sẽ tăng nhiều một khi thế hệ những kẻ giết người bất chấp đạo đức trở thành người lớn” (USA Today (Tờ Thời nay Mỹ) ra ngày 5 tháng 5 năm 1996).
Thậm chí trong thị trấn nhỏ bé của chúng ta gồm 170.000 người, cơ quan FBI cung ứng số liệu nầy trong năm 1995: Giết người – 16 vụ, Cưỡng hiếp bằng bạo lực – 84 vụ , Cướp giựt - 242 vụ, Tấn công khiêu khích – 1.038 vụ, Ăn trộm – 2.419 vụ, Ăn cắp/ Giựt dọc – 8.883 vụ, Cướp có xe phân khối lớn - 611 vụ, và Đốt phá - 85 vụ.
2. Chúng ta đang sống trong một xã hội kiểu “chó ăn thịt chó”. Ai nấy đều phải dè chừng, và phòng bị. Tôi nhớ khi còn nhỏ, chúng tôi đã không khoá cửa khi ra khỏi nhà. Còn bây giờ khi ra khỏi nhà để xe thì tôi phải kéo cửa lên cho kín! Con người đang sống trong sợ hãi. Khi chúng tôi sinh sống trong thành phố Dallas, ngôi nhà của hàng xóm chúng tôi đã bị trộm bẻ khoá vào. Trong vòng hai tuần lễ, ai nấy đều lo sắm một hệ thống chuông báo động liền!
3. Từ góc độ văn hoá của chúng ta, lời lẽ của Chúa Jêsus trong phân đoạn nầy dường như kỳ lạ quá. Dường như lời lẽ ấy đang chẻ dọc hột thóc và bay là là trên bề mặt của mọi phán đoán chung. Thực ra, mưu luận của Chúa Jêsus là đối lập với cách nghỉ suy của nhiều người Mỹ hiện đại nhất hôm nay có. Đấy là lý do tại sao chúng ta phải nhớ rằng đây không phải là kiểu triết lý "dự kiến khó có thể xảy ra" mà đây chính là lời lẽ ghi bằng mực đỏ của Con Đức Chúa Trời. Phân đoạn Kinh Thánh nầy, giống như phần còn lại của Kinh Thánh, đang mang lấy mọi uy quyền của chính thiên đàng.
4. Có lẽ không có phần nào khác trong Bài Giảng Trên Núi dễ bị hiểu lầm cho bằng phân đoạn nầy. Nghĩa là Cơ đốc nhân trong phân đoạn nầy sống giống như tấm thảm chùi chân đặt ở trước cửa nhà vậy. Nó được dùng để cổ vũ cho chủ nghĩa hoà bình, chống báng có ý thức nghĩa vụ quân sự, tình trạng vô chính phủ cùng nhiều quan niệm sai lầm khác. Nhà văn người Nga, Leo Tolstoy đã dựa theo phân đoạn nầy mà viết quyển tiểu thuyết nổi tiếng của mình có đề tựa là “Chiến tranh và Hoà bình”. Cách lý giải của ông cho rằng giải trừ quân bị cùng các hình thái quyền lực khác sẽ tạo ra một xã hội duy tâm. Ông ta sai lầm là dường nào...
5. Không những Chúa Jêsus phán dạy thần học của Ngài, Ngài còn sống theo thần học ấy nữa. Hôm nay chúng ta sẽ thấy rõ Chúa Jêsus đã phán dạy như thế nào và đã sống theo hai nguyên tắc của Nước Trời: nhường nhịn thì tốt hơn là cố chấp, và yêu thì tốt hơn là ghét.
I. NHƯỜNG NHỊN THÌ TỐT HƠN LÀ CỐ CHẤP (các câu 38-42).
A. Khuôn mẫu luật pháp Cựu ước (câu 38).
1. Một lần nữa Chúa Jêsus sử dụng phép biến đổi rất quen thuộc của Ngài trong Bài Giảng Trên Núi. Ngài phán: "Các ngươi có nghe lời phán rằng…" (đối chiếu các câu 21,27, 31, 33, 43). Bằng cách nói nầy Ngài đang đề cập tới kinh Cựu ước. Ngài sử dụng phần trưng dẫn đặc biệt ở đây là: "Mắt đền mắt, răng đền răng".
2. Câu nầy được rút ra đặc biệt từ ba phân đoạn Kinh Thánh Cựu ước: Xuất Êdíptô ký 21.24; Lê vi ký 24.20; Phục truyền luật lệ ký 19.21. Tuy nhiên, quan niệm công bình nầy làm cho Kinh Thánh phải thấp kém đi. Điều nầy thấy có trong bộ luật Hammurabi, luật đạo đức của vua Babylôn từng trị vì từ năm 2285 đến năm 2242 TC. Vua nầy có sau Môise khoảng 100 năm. Luật nầy ghi: “Ăn miếng trả miếng”“bồi thường”.
3. Xuất Êdíptô ký 21.23-25 cung ứng cho chúng ta một danh sách đầy đủ hơn, khi phân đoạn nầy chép: "Còn nếu có sự hại chi, thì ngươi sẽ lấy mạng thường mạng, lấy mắt thường mắt, lấy răng thường răng, lấy tay thường tay, lấy chân thường chân, lấy phỏng thường phỏng, lấy bầm thường bầm, lấy thương thường thương”.
4. Có hai lý do đơn giản để điều luật nầy có ý nghĩa trọn vẹn hơn:
a. Thứ nhứt, luật nầy LÀM GIẢM THIỂU TỘI ÁC (Phục truyền luật lệ ký 19.19-21). Ngày nay hạng tội phạm chai lì không thấy sợ hãi hệ thống luật pháp của chúng ta bao nhiêu. Người có lòng lo sợ lại chính là người vô tội.
b. Thứ hai, luật nầy KHUYẾN KHÍCH SỰ CÔNG BẰNG. Nếu có người nào móc mắt một người khác, nạn nhân không thể lấy mạng kẻ phạm tội kia. Người chỉ có thể lấy mắt hoặc răng của hắn hay bất cứ thứ chi từ nơi hắn. Bạn có biết trong xứ Israel không có nhà tù chăng? Sự công bình luôn luôn cân xứng với tội ác song không hề vượt trỗi hơn tội ác.
5. Khi Chúa Jêsus phán: "Các ngươi có nghe...", họ đã có nghe rồi. Án phạt công bình, xứng đáng dành cho tội lỗi đã có trải qua nhiều thế kỷ. Trong thời gian gần đây án phạt ấy đã bị người ra quên lãng.
B. Sự bóp méo của người Do thái.
1. Hết thảy các phân đoạn chúng ta đã nhắc tới đều là những phần dạy dỗ cho các bậc trưởng lão, các quan án, và các toà án dân sự trong xứ Israel. Hệ thống luật pháp cần phải xác định tội lỗi và hình phạt trong bất kỳ trường hợp nào.
2. Luật pháp không phải là thứ môn bài cấp cho những cá nhân để trở thành quan án, bồi thẩm, và đao phủ riêng của họ khi họ phạm sai lầm. Tuy nhiên, đấy là những gì luật pháp sẽ trở thành.
3. Luật “mắt đền mắt” bị bóp méo từ một hệ thống xử lý công bằng thành một lệnh thích ứng với sự báo thù.
C. Nguyên tắc của Chúa Jêsus (câu 39a).
1. Lời lẽ của Chúa Jêsus không những là phản diện của tư tưởng hiện đại, mà còn xuyên suốt văn hoá của người Do thái khắp mọi thời đại. Trong câu 38, Ngài phán: "Các ngươi có nghe phán rằng...". Trong câu 39, Ngài phán: "Nhưng ta phán cùng các ngươi...". Ngài đi từ lãnh vực luật pháp cổ thiêng liêng đến một lời nói vừa ra khỏi miệng của Đức Chúa Trời.
2. Trong câu 39, Chúa Jêsus phán ra nền tảng của luật pháp, chúng ta không cần phải “kháng cự kẻ ác”. Đấy là trọng tâm của những gì Ngài sẽ phán ra trong mấy câu kế đó. Tôi có thể hình dung được những thắc mắc vừa lăn qua lý trí của bạn....
a. Nếu bị tấn công, liệu chúng ta có tự bảo vệ và đánh trả lại không?
b. Phải chăng Chúa Giêxu muốn nói chúng ta cần phải trở thành loại thảm cho người ta chùi chân và cứ để cho “kẻ ác” lấn lướt chúng ta?
c. Trong trường hợp xảy có tội phạm, chúng ta có nên gọi cảnh sát không? Chúng ta đừng làm chứng ở toà chăng? Chúng ta đừng đóng vai bồi thẩm chăng?
d. Sự thể nầy có được xem là công bằng không? Sự việc dường như là quá tệ, có phải không?
e. Trước khi tôi nghiên cứu chi tiết phân đoạn Kinh Thánh nầy, tôi cũng đã có những thắc mắc như vậy đấy! Tuy nhiên, Chúa Jêsus đã mở rộng sự dạy cơ bản nầy với bốn minh họa.
D. Nguyên tắc của Chúa Jêsus được minh hoạ (các câu 39b-42). Qua bốn minh hoạ, Chúa Jêsus chỉ cho chúng ta thấy chúng ta cần phải NHƯỢNG BỘ như thế nào đối với các lãnh vực nhất định trong đời sống của chúng ta thay vì cứ KHĂNG KHĂNG trong tình trạng ích kỷ. Điều nầy cũng quan trọng lắm đây, tôi muốn nói rằng điều nầy được nói với các cá nhân tín đồ, chớ không phải nói với các quốc gia. Điều nầy nói tới phần đáp ứng của cá nhân, chớ không phải nói tới phần an ninh quân sự của quốc gia đâu!
1. Chúng ta không nên khư khư với LÒNG TỰ TRỌNG của chúng ta (câu 39b).
a. "Vả" ra từ chữ Hy lạp có nghĩa là "đánh bằng cây cọ". Có những từ khác mang ý nghĩa “hạ đo ván” ai đó. Chúng ta đang nói tới cái vả có tính cách làm nhục, chớ không phải “bánh sandwitch bắt phục” đâu.
b. Một cái vả nơi gò má là một sự sỉ nhục công khai ở thế kỷ đầu tiên. Về sau, giữa hai người đọ súng tay đôi, cái vả trở thành một sự thách thức. Đối với ai đó vả vào hai gò má sẽ là một sự sỉ nhục ghê gớm lắm và cần có sự báo thù.
c. Ngày nay, chúng ta đang nói tới một sự xấu hổ giống như một lời “phê phán có tính cách châm biếm”. Mặc dù Chúa Jêsus đang nói tới việc bị vả bằng tay, vì ích cho chúng ta, cái vả cũng chỉ ra những dấu hiệu có tính cách lăng nhục.
Tôi thích cách nói của cụ Groucho Marx như sau: Có người nữ quí tộc kia trò chuyện cùng người đờn ông nọ đã uống rượu say: "Thưa ông, ông đang say xỉn à!" Người kia đáp: "Thưa phải ạ! Ngày mai, tôi sẽ không say xỉn nữa và thưa bà, bà vẫn thấy khó chịu đấy à!" Đây là cái vả bằng lời nói mà tôi đã từng nghe thấy!
d. Khi có ai đó cho chúng ta một cái vả bằng lời nói nơi gò má chúng ta, chúng ta hiếm khi "đưa luôn má bên kia" lắm. Chúng ta đáp trả với một lời phê phán có tính cách làm nhục hay châm biếm. Trong một số gia đình, làm nhục là một trò giải trí! Đôi khi chúng ta không nói ra lớn tiếng.
e. Phân đoạn nầy không dạy chúng ta phải trở thành loại thảm chùi chân. Chúng ta chấp nhận lối nói nhỏ nhen dễ mích lòng nầy xảy đến với chúng ta. Chúng ta không nổi giận và hằn học đối với những lời sĩ nhục nhỏ nhen.
2. Chúng ta không nên bám lấy TIỆN NGHI của chúng ta (câu 40).
a. Chúa Jêsus đã phán về hạng người sẽ "kiện ngươi đặng lột chiếc áo vắn”. Mưu luận của Ngài là "hãy để cho họ lấy luôn chiếc áo dài".
b. Hầu hết dân chúng sống tại xứ Palestine chỉ có một hoặc có thể có hai áo vắn hay áo dài. “Áo dài” là tấm chăn quấn quanh người để giữ ấm lúc ban ngày và trở thành chiếc túi ngủ trong ban đêm.
c. Châm ngôn ngày hôm nay là: "Hãy tìm kiếm số #1". Chúng ta được truyền dạy hãy quan tâm tới mọi tiện nghi cá nhân của mình mà thôi. Chúa Jêsus đang phán chúng ta phải chia sẻ, phải bố thí mọi tiện ích của chúng ta hầu làm thoả mãn mọi nhu cần của tha nhân.
d. Nếu bạn muốn có sự vui mừng, hãy lấy một ít tiền mà bạn dự định tiêu pha cách xa xỉ rồi dâng số tiền ấy giúp đỡ cho Hội thánh hoặc hội truyền giáo của bạn.
3. Chúng ta đừng bám lấy “chương trình nghị sự” của chúng ta (câu 41).
a. Kế đó Chúa Jêsus phán về hạng người "bắt ngươi đi một dặm đường". Mưu luận của Chúa Jêsus là "hãy đi hai dặm với họ".
b. Luật pháp của người La mã ban cho binh lính của họ quyền nhờ bất kỳ một người dân nào mang lấy áo giáp và đồ dùng của họ đi một dặm đường. Thường thì các du khách sẽ nhận lấy lưỡi gươm kề cổ và lịnh phải mang lấy. Chúng ta thấy rõ điều nầy trong trường hợp Simôn người Cyrene đã bị buộc phải vác cây thập tự của Chúa Jêsus.
c. Người Do thái vốn ghét luật lệ nầy. Luật nầy khiến cho họ không chu toàn được mọi kế hoạch của họ. Luật ấy cướp đi mọi chương trình nghị sự của họ. Vì vậy họ sẽ mang lấy gánh nặng đi đúng “một dặm”. Họ sẽ đi 5.280 feet và không thêm một bước nào nữa.
d. Chúa Jêsus phán: "hãy đi hai dặm với họ". Nói cách khác: "Hãy đi thêm một dặm nữa". Đây là chỗ xuất phát của câu nói.
e. Chúng ta cần phải học biết đi thêm một dặm nữa với NGƯỜI BẠN ĐỜI, với CON CÁI, với BẠN BÈ, với NGƯỜI GIÚP VIỆC, với KHÁCH HÀNG, và với tín đồ trong HỘI THÁNH.
4. Chúng ta không nên khư khư với CỦA CẢI mình (câu 42).
a. Chúa Jêsus phán chúng ta cần phải "Ai xin của ngươi hãy cho, ai muốn mượn của ngươi, thì đừng trớ".
b. Nói một cách cơ bản, Cơ đốc nhân không phải khư khư với tài sản của họ một cách ích kỷ, mà bằng lòng bố thí tài sản ấy vì ích cho mọi người. Công Vụ Các Sứ Đồ 2.44-45 nói về Hội thánh Jerusalem: "Phàm những người tin Chúa đều hiệp lại với nhau, lấy mọi vật làm của chung. Bán hết gia tài điền sản mình mà phân phát cho nhau, tùy sự cần dùng của từng người".
c. Khi có ai cần một quyển sách, một công cụ, một chén đường, một đô la hay chiếc máy hát, hãy giúp cho họ có thứ ấy. Đôi khi bạn sẽ nhận lãnh lại, nhưng thà là người nhận lãnh hơn là một tay bủn xỉn ích kỷ chẳng có tình yêu với ai hết.
5. Chúa Jêsus là tấm gương cao trọng nhất về nguyên tắc nầy.
a. Ngài không giữ lấy SỰ CAO TRỌNG của Ngài, mà phó sự cao trọng ấy cho (Philíp 2.5-11).
b. Ngài không giữ lấy mọi TIỆN NGHI của Ngài, song đã phó cho các thứ ấy. Mathiơ 8.20 chép: "Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Con cáo có hang, chim trời có ổ; song Con người không có chỗ mà gối đầu".
c. Ngài không giữ khư khư CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ của Ngài, mà phó cho chương trình ấy. Trong Luca 22.42, Ngài đã cầu nguyện: "Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén nầy khỏi tôi! Dầu vậy, xin ý Cha được nên, chớ không theo ý tôi!"
d. Ngài không bo bo với CỦA CẢI của Ngài, mà đã phó của cải ấy cho. Của cải cao trọng nhất của Ngài là sự thánh khiết của Ngài. Ngài đã phó cho để chúng ta được cứu rỗi (II Côrinhtô 5.21).
II. YÊU THƯƠNG THÌ HAY HƠN LÀ HẬN THÙ (các câu 43-48).
A. Khuôn mẫu luật pháp Cựu ước (câu 43a).
1. Một lần nữa Chúa Jêsus dùng đến câu nói khá quen thuộc: "Các ngươi có nghe lời phán rằng..." Tất nhiên Ngài đang đề cập tới luật pháp Cựu ước.
2. Chúa Jêsus đang trưng dẫn Lê vi ký 19.18, ở đây chép: "Chớ toan báo thù, chớ giữ sự báo thù cùng con cháu dân sự mình; nhưng hãy yêu thương kẻ lân cận ngươi như mình: Ta là Đức Giê-hô-va".
B. Sự vặn cong của người Do thái (câu 43b).
1. Giống như nhiều phần dạy dỗ khác trong Cựu ước, người Do thái đã vặn cong sự dạy nầy bằng cách bỏ sót một phần của phân đoạn rồi thêm thắt vào phân đoạn để biến nó ra phù hợp với triết lý của họ. Có một mối nguy hiểm rất lớn trong việc bỏ sót và thêm thắt vào Kinh Thánh, trong việc vặn cong phân đoạn để làm cho nó ra phù hợp với ý riêng của họ.
2. Thứ nhứt, hãy chú ý SỰ BỎ SÓT của họ đối với Kinh Thánh.
a. Chúa Jêsus nhắc cho họ nhớ rằng họ chỉ sử dụng một phần của câu Kinh Thánh mà thôi. Họ nói: "Ngươi phải yêu kẻ lân cận ngươi" song lại bỏ sót "như mình".
b. Trong Luca 10.25-37, Chúa Jêsus đáp trả thắc mắc của thầy thông giáo về điều răn nầy bằng cách giải thích cho ông ta biết kẻ lân cận của ông ta là ai!?! Ngài đã chia sẻ Thí dụ quen thuộc nói về Người Samari Nhơn Lành.
3. Thứ hai, hãy chú ý PHẦN THÊM THẮT VÀO Kinh Thánh của họ. Họ thêm: "hãy ghét kẻ thù nghịch ngươi". Châm ngôn 25.21 chép: "Nếu kẻ thù nghịch con có đói, hãy cho nó ăn; Nếu có khát, hãy cho nó uống".
C. Nguyên tắc của Chúa Giêxu (các câu 44-48).
1. Chúa Giêxu phán chúng ta phải yêu kẻ thù nghịch mình (câu 44a).
a. Sau một bài giảng với phân đoạn Kinh Thánh nầy, có một em thiếu nhi đã viết ra lời nầy: "Thưa Mục sư, con nghe ông giảng phải yêu kẻ thù nghịch mình. Con chỉ mới có 6 tuổi và chẳng quen biết ai nhiều hết. Con mong sẽ quen với ai đó khi lên 7 tuổi. Bạn của Ông, Amy".
b. Chúa Jêsus không nói rằng chúng ta phải yêu các phương pháp, đạo đức hay đường lối của kẻ thù. Ngài phán chúng ta cần phải yêu thương họ vì là con người.
c. Đôi lúc phân đoạn Kinh Thánh nầy giúp cho tôi xem xét các việc làm trong quá khứ của những kẻ giết người, kẻ cưỡng hiếp, kẻ phá thai, kẻ ăn tục nói phét, người làm chính trị lương lẹo rồi nhìn thấy mọi vẻ bên ngoài của họ chỉ ra điều ác, là công việc của Satan. Tôi phải nhớ rằng nếu không vì ân sũng của Đức Chúa Trời tôi vẫn giống y như họ mà thôi.
d. Có người viết như vầy: "Kẻ chẳng xứng đáng chi lại cần được yêu thương nhiều nhất".
2. Chúa Jêsus phán chúng ta phải cầu nguyện cho kẻ bắt bớ chúng ta (câu 44b).
a. Điều nầy rất hợp lý như sau: Chúng ta không thể cầu nguyện cho kẻ mà chúng ta chẳng có chút tình cảm nào. Nếu bạn chịu cầu nguyện cho ai đó mỗi ngày, Đức Chúa Trời sẽ ban cho bạn một lòng thương xót dành cho người đó.
b. Dietrich Bonhoeffer là Mục sư người Đức, ông đã đứng lên chống lại Hitler và chủ nghĩa Phát xít trong các thập niên 1930. Thay vì thù hận quân Phát xít đã huỷ diệt xứ sở của ông. Ông đã học tập cầu nguyện cho họ. Ông đã viết về câu 44: "Làm theo câu Kinh Thánh nầy, khi cầu nguyện cho kẻ thù, thì phải đứng bên cạnh họ, rồi nài xin Đức Chúa Trời buông tha cho họ”.
3. Chúa Jêsus phán chúng ta cần phải hành động giống như con cái của Đức Chúa Cha vậy (câu 45).
a. Hãy chú ý mệnh đề: "hầu cho các ngươi được làm con của Cha các ngươi ở trên trời". Mặc dù Mathiơ đã viết bằng tiếng Hy lạp, Chúa Jêsus đã phán dạy bằng tiếng Aram. Ngôn ngữ nầy na ná giống như tiếng Hy bá lai vậy.
b. Ngôn ngữ nầy không phong phú bao nhiêu về những tỉnh từ. Thay vì nói: "Người là người rất tử tế”, họ lại nói: "Người là con trai của sự tử tế". Ở đây, Chúa Jêsus phán: "Hãy tỏ ra tình yêu thương và trở nên con cái của Đức Chúa Cha" hoặc "Hãy sống giống như Đức Chúa Cha".
c. Đức Chúa Cha giống với cái gì? Ngài yêu cả người “thiện” và kẻ “dữ”. Ngài chiếu ánh mặt trời soi sáng mỗi buổi sớm mai. Ngài yêu cả người “công bình” (hạng người được xưng công bình) và người “không công bình” (những người chưa được cứu). Ngài “sai mưa” trên cả hai hạng người đó. Ngay lúc bây giờ chúng ta không quan tâm cơn mưa sẽ rơi trên người nào!
d. Sứ điệp rõ ràng là, sống giống như Đức Chúa Cha là phải yêu thương hết thảy mọi người, cả người hư mất và người được cứu, cả kẻ dữ và người đạo đức, cả tốt và xấu.
4. Chúa Jêsus phán chúng ta cần phải yêu thương đồng loại mình (các câu 46-47).
a. Yêu kẻ yêu thương bạn thì có gì hay đâu! Ngay cả hạng người “thu thuế” là lớp cặn bã thấp hèn nhất trong xã hội Do thái ở thế kỷ đầu tiên đã sống như thế.
b. Phần khó khăn thực sự là yêu thương kẻ nào chẳng yêu lại bạn. Kinh Thánh dạy chúng ta phải yêu thương gia đình mình và gia đình Hội thánh của bạn. Nếu chúng ta muốn sống giống như Chúa Jêsus, chúng ta cũng phải yêu thương kẻ thù mình nữa.
5. Chúa Jêsus phán chúng ta phải sống giống như Cha chúng ta ở trên trời (câu 48). Chúng ta phải giữ cho “trọn vẹn” (sát nghĩa là chín chắn) phải yêu thương chín chắn giống như Ngài đã yêu thương vậy.
D. Chúa Jêsus là tấm gương cao cả nhất về nguyên tắc yêu thương thay vì thù hận. Mặc dù chúng ta từng là kẻ thù của Ngài, Ngài đã yêu chúng ta đủ để hiện đến và chịu chết cho chúng ta.

Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2011

Bài 20: Mathiơ 5:31-37: "Cái Đục Của Chúa"


MATHIƠ - VUA CÁC VUA
SỨ ĐIỆP CỦA NHÀ VUA
CÁI ĐỤC CỦA CHÚA
Mathiơ 5.31-37

1. Một nhà điêu khắc có phòng triển lãm từng được một nhóm du khách đến viếng. Họ đứng quan sát ông đang tạc một con sư tử. Một vị khách hỏi: "Sao bức tượng của ông tạc giống như thật mà ông thì chẳng có mẫu nào hết vậy? Làm sao ông tạc được như thế chứ?" Nhà điêu khắc đáp ngay: "Việc ấy rất đơn giản thôi, tôi cắt bỏ mọi thứ gì trông không giống như một con sư tử mà thôi".
2. Chúa Jêsus là Nhà Điêu Khắc Bậc Thầy. Với lời lẽ của Ngài, Ngài gọt dũa mọi thứ bừa bộn trong tôn giáo, triết lý, và truyền thống. Sứ điệp của Ngài giống như một cái đục nhọn, xuyên thủng qua những sự dạy cũ rích của con người đối với lẽ thật của Đức Chúa Trời. Phân đoạn Kinh Thánh ngày hôm nay cho thấy Ngài đang ở chỗ hoàn mỹ nhất, ở giữa một sứ điệp xuất sắc mà chúng ta biết là Bài Giảng Trên Núi. Trong sứ điệp ấy Ngài gọt dũa mọi thứ gì trông không giống như một Cơ đốc nhân.
3. Vì chúng ta đã dành thì giờ đi từ câu nầy đến câu khác nghiên cứu tin lành theo Mathiơ, thật đáng phải bỏ ra một hai phút để ôn lại nội dung của phân đoạn Kinh Thánh nầy.
A. Thời điểm rất sớm sủa trong chức vụ của Chúa Jêsus. Chỉ một vài tháng kể từ khi Ngài kiêng ăn trong đồng vắng và bị Satan cám dỗ. Cũng chẳng lâu lắm kể từ lúc Ngài chịu Giăng làm phép báptêm bên dòng sông Giôđanh. Ngài mới vừa kêu gọi các môn đồ. Ngài mới bắt đầu chức vụ chữa lành phi thường của Ngài.
B. Câu cuối cùng trong chương 4 cho chúng ta biết: "Thiên hạ kéo nhau rất đông mà theo Ngài”. Trong hai câu mở đầu của chương 5, chúng ta biết Ngài "lên núi kia” "khi Ngài đã ngồi, các môn đồ đến gần""mở miệng truyền dạy". Bài giảng nầy là “bản tuyên ngôn” của Chúa Jêsus. Đây là cương lĩnh thiêng liêng của Ngài dành cho cuộc sống. Đây là một sự thách thức đối với mọi truyền thống theo nghi thức của cái nền tôn giáo và là một sự mời gọi cho những kẻ tìm kiếm hết lòng, đang trong đợi Đấng Mêsi.
C. Ngài bắt đầu ở các câu 3-12 bằng cách mô tả cuộc sống phước hạnh. Chúng ta gọi đấy là Các Phước Lành. Những câu nầy đánh dấu người nào nhìn biết và đi theo Đấng Christ.
D. Trong các câu 13-16, Ngài đã thách thức khán thính giả của Ngài dám sống khác biệt, bước ra ngoài lề mà vào trong sân chơi để trở thành “muối”“sự sáng” trong thế gian, để lay động và chiếu sáng.
E. Trong các câu 17-26, Chúa Jêsus đã chia sẻ ba bài học cơ bản. Trước tiên, Ngài đã phán rằng Kinh Thánh rất nội tại, chớ không phải ngoại tại đâu. Người Pharisi đã vặn cong Kinh Thánh để biến nó phù hợp với tôn giáo dễ nắn nót của họ. Thứ hai, Ngài dạy rằng giết người, người ta thường phạm phải với lời nói chớ không phải với vũ khí. Thứ ba, Ngài dạy rằng mọi sự tranh cãi nên nhắm vào sự làm hoà, chớ không nhắm vào sự báo thù.
F. Trong các câu 27-30, Chúa Jêsus xác định, một lần đủ cả, tội tà dâm. Tội nầy diễn ra trong lý trí trước khi nó diễn ra trong phòng ngủ. Trong con mắt của Đức Chúa Trời, “tà dâm” tương đương với việc giao hợp với ai đó.
4. Lời lẽ của Chúa Jêsus ra khỏi môi miệng Ngài rất thích đáng với ngày hôm nay. Trong phân đoạn nầy, chúng ta thấy Chúa Jêsus nói tới hai vấn đề liên tục hành hại con người trong thời hiện đại: ly dị và nói dối. Chúng ta hãy xem xét hai vấn đề nầy:
I. VẤN ĐỀ LY DỊ (các câu 31-32).
A. Quan điểm của Đức Chúa Trời về ly dị.
1. Để hiểu biết quan điểm của Đức Chúa Trời về vấn đề ly dị, trước tiên chúng ta phải hiểu rõ quan điểm của Đức Chúa Trời về hôn nhân. Đức Chúa Trời là tác giả của hôn nhân. Ngài đã lập ra hôn nhân trong Vườn Êđen. Khi Ngài đặt Ađam và Êva bên cạnh nhau, Đức Chúa Trời phán: "Bởi vậy cho nên người nam sẽ lìa cha mẹ mà dính díu cùng vợ mình, và cả hai sẽ trở nên một thịt” (Sáng thế ký 2.24).
2. Vì thế trong con mắt của Đức Chúa Trời, hôn nhân đang nói về việc BỎ LÌA. Cả chồng và vợ đều phải tẻ tách ra khỏi cha mẹ của họ mà hiệp với nhau, về xác thịt, về tình dục, về xã hội, về tình cảm và về thuộc linh, vì vậy Đức Chúa Trời phán: "Họ sẽ trở nên một thịt".
3. Vì lẽ ấy, hôn nhân còn hơn cả việc chia sẻ một ngôi nhà, chia sẻ một tài khoản ngân hàng, hoặc thậm chí chia sẻ một cái giường ngủ nữa. Hôn nhân nói tới việc hai người thành một. Chúa Giêxu đã phán trong Mác 10.9: "Vậy, người ta không nên phân rẽ những kẻ mà Đức Chúa Trời đã phối hiệp".
4. Trong hôn nhân, Đức Chúa Trời biến hai người thành ra một, ly dị thì giống như cắt bỏ đi một chi thể trong thân của bạn. Đức Chúa Trời trù tính hôn nhân cho đến đời đời. Hãy chú ý Malachi 2.15-16.
5. Đức Chúa Trời ghét ly dị vì nó hủy diệt nhiều gia đình, làm cho con cái thay đổi, làm hại Hội thánh và huỷ phá nhiều chức vụ.
B. Quan điểm của người Do thái về ly dị (câu 31).
1. Ngay phần đầu của câu 31, Chúa Jêsus phán: "Lại có nói rằng". Câu nầy tương tự với câu mà Ngài đã phán trong câu 21: "Các ngươi có nghe lời phán cho người xưa rằng" (đối chiếu các câu 27, 33, 38, 43). Bởi câu nói nầy Ngài đang nhắc tới các sự dạy của Cựu ước.
2. Cựu ước nói: "Nếu người nào để vợ mình, thì hãy cho vợ cái tờ để". Câu nầy được rút ra từ Phục truyền luật lệ ký 24.1-4.
3. “Tờ để” không làm cho cuộc ly dị ra đúng đắn, nó chỉ cung ứng cho người nữ sự bảo hộ tránh khỏi cảnh bị nói xấu và xác minh tính hợp pháp.
4. Như chúng ta đã thấy, Đức Chúa Trời ghét sự ly dị. Các cấp lãnh đạo tôn giáo người Do thái nói rằng phân đoạn nầy là một mạng lịnh. Chúa Jêsus phán ly dị là một sự nhượng bộ. Trong Mathiơ 19.8 Ngài phán với họ: "Vì cớ lòng các ngươi cứng cỏi, nên Môi-se cho phép để vợ; nhưng, lúc ban đầu không có như vậy đâu". Ly dị luôn luôn là kết quả của tội lỗi và Đức Chúa Trời không hề thích như thế.
5. Trong thời của Chúa Jêsus, đã có sự dạy phổ thông về ly dị từ một người có tên là Hillel. Theo sử gia Josephus, Hillel dạy rằng Phục truyền luật lệ ký 24 có ý cho rằng người ta có thể ly dị vợ mình "vì bất kỳ một lý do nào". Đây là cuộc ly dị “không có lỗi lầm”. Người ta có thể bỏ vợ mình nếu:
a. ...nàng nấu ăn không ngon miệng mình.
b. ...nàng cằn nhằn chồng quá nhiều.
c. ...nàng không tôn trọng bố mẹ chồng.
d. ...nàng xài tiền nhiều quá.
e. ...nàng nặng cân quá.
f. ...chồng không thích cách nàng nhìn người đờn ông khác.
g. ...nàng không còn đẹp nữa.
6. Thế kỷ thứ nhứt các rabi chấp thuận cho người chồng “một tờ để” vì bất kỳ một lý do nào. Trong Mathiơ 19.3, người Pharisi cũng đến với Ngài tìm cách thử Ngài và hỏi: "Không cứ vì cớ gì người ta có phép để vợ mình chăng?"
7. Do có tình trạng bóp méo kinh Cựu ước như thế nầy, ly dị và tái hôn rất phổ thông.
C. Quan điểm của Chúa Giêxu về ly dị (câu 32).
1. Hãy chú ý sự khác biệt giữa câu 31 và câu 32. Trong câu thứ nhứt, Chúa Jêsus phán: "Lại có nói rằng..." Trong câu thứ hai, Ngài phán: "Song ta phán cùng các ngươi..." Giờ đây họ đang lắng nghe một sự hiểu biết đầy đủ hơn từ môi miệng của Đức Chúa Trời.
2. Chúa Jêsus phán rằng ly dị vì bất kỳ một lý do nào khác hơn "vô luân về tình dục" hay "ngoại tình" là sai. Từ Hy lạp ở đây là proneia, là từ ngữ từ đó chúng ta lâm vào "tình trạng khiêu dâm". Có nghĩa là "chơi gái". Nó nói tới bất kỳ một sinh hoạt tình dục nào trái phép. Vì nội dung ở đây là hôn nhân và ly dị, nó đề cập tới tà dâm.
3. Quan niệm về tà dâm của cấp lãnh đạo Do thái là người hôn phối của ai đó đang lén lút trên một chuyến đi làm ăn hoặc vào một buổi trưa êm vắng đến chỗ hẹn bí mật. Chúa Jêsus phán rất đơn sơ trong câu 28 rằng tà dâm diển ra khi chúng ta “tà dâm” ở trong lòng mình. Giờ đây Ngài phán chúng ta cũng phạm tội tà dâm khi chúng ta ly dị và tái hôn.
4. Lời lẽ của Chúa Jêsus đi ngược lại quan điểm nói tới “một thịt” trong Sáng thế ký 2.24. “Vô luân về tình dục” hoặc “tà dâm” đang phá vỡ mối ràng buộc của một thịt.
a. Nếu một người ly dị vợ trong khi vợ không phạm tội tà dâm rồi đi cưới người nữ khác, chính người mới là kẻ phạm tội tà dâm vì người là kẻ phá vỡ mối ràng buộc của “một thịt”. Trong con mắt của Đức Chúa Trời, cuộc hôn nhân đầu tiên vẫn còn nguyên vẹn.
b. Trong nền văn hoá ở thế kỷ đầu tiên, những người nữ chưa chồng vốn có nhiều nỗi khó khăn. Hạng goá phụ hay kẻ đã ly dị phải tái hôn hoặc sống nương vào lòng hảo tâm của người khác.
c. Nếu một người để bỏ người vợ vốn có lòng chung thuỷ với mình vì bất kỳ lý do nào khác hơn "vô luân về tình dục" và nàng lấy người khác để thoát khỏi cảnh nghèo túng, nàng đang phá vỡ mối ràng buộc của "một thịt". Trong trường hợp nầy, người chồng đầu tiên của nàng "đang gây cho nàng phải phạm tội tà dâm".
d. Mặt khác, người nào "lấy người nữ đã ly dị cùng chồng nàng" khi mối ràng buộc của "một thịt" chưa bị phá vỡ, "phạm tội tà dâm" vì người đang giúp nàng phá vỡ mối ràng buộc đó.
D. Hai lẽ thật bất tận cho hôm nay.
1. Từ ngữ “ly dị” chưa bao giờ được sử dụng trong phạm vi hôn nhân của chúng ta. Khi bạn lập gia đình, bạn lập gia đình là vì cuộc sống. Đừng bao giờ xem ly dị là một giải pháp. Đừng bao giờ lấy ly dị làm một lối thoát. Vô luận điều chi xảy ra, hãy nhớ cuộc hôn nhân của bạn là việc mà "Đức Chúa Trời đã kết hiệp hai người lại với nhau”.
2. Ly dị, giống như tội lỗi nào khác, có thể được tha thứ. Có thể cuộc ly dị của bạn không thể được tha thứ là vì “vô luân về tình dục”. Có thể cuộc ly dị của bạn không nhắm theo sự dẫn dắt của Chúa Giêxu. Hãy hiểu như vầy, bạn không phải là thứ hàng hoá bị hư hoại. Bạn không phải là Cơ đốc nhân thuộc giai cấp phụ thuộc. Đức Chúa Trời tha thứ tội lỗi (1 Giăng 1.9).
Doris Golberg đã viết ra lời cầu nguyện rất buồn sau khi bà ly dị: “Tôi đánh mất người chồng, song tôi không muốn khóc lóc. Tôi đã mất đi con cái mình; chúng không biết mình thuộc về ai. Tôi đánh mất nhiều người thân quen; họ chẳng chịu đâu. Tôi mất đi nhiều bà con; họ đổ thừa cho tôi. Tôi đánh mất nhiều bè bạn; họ không biết phải hành động như thế nào đây! Tôi cảm thấy mình mất đi Hội thánh; phải chăng họ nghĩ tôi phạm tội trọng? Tôi có lòng e sợ tương lai, tôi thấy xấu hổ về quá khứ, tôi bối rối về hiện tại. Bây giờ tôi cô độc, tôi thấy mình mất mát quá nhiều. Lạy Chúa, làm ơn ngự gần bên con, Ngài là mọi sự mà con đang có cần”.
II. ĐIỀU ĐÁNG TIN (các câu 33-37).
A. Thiếu niềm tin nơi thế gian.
1. Tin có nghĩa là thành thật, đáng tin cậy, tin tưởng hoặc liêm chính. Người nào đáng tin cậy là người mà bạn có thể tin cậy với tiền bạc, của cải, và người bạn đời của bạn. Bạn chẳng lo chi về hạng người đáng tin như thế.
2. Có một sự thiếu tín nhiệm trong thế gian. Đâu đâu chúng ta cũng thấy có hạng người bịp bợm và hạng người có hành động gian lận. Ít người có sự đáng tin để cộng tác với cái bắt tay thân thiện.
3. Việc thiếu mất niềm tin ấy chẳng có gì là mới mẻ cả. Điều nầy đã khởi sự từ Vườn Êđen trong Sự Sa Ngã. Satan được gọi là: "cha của kẻ nói dối". Gọi như thế chẳng làm cho chúng ta phải ngạc nhiên vì thế gian đầy dẫy mọi sự dối trá.
4. Từ Ngôi Vườn, con người đã trở thành những kẻ nói dối chuyên nghiệp. Chúng ta làm cho lẽ thật ra mờ nhạt đi, chúng ta gian lận, chúng ta cường điệu, chúng ta bóp méo, chúng ta lập nhiều lời hứa mà chúng ta không giữ, chúng ta phạm nhiều lỗi lầm, và chúng ta phản trắc.
Vua Frederick II nước Đức từng đến thăm viếng qua một nhà tù ở Bá linh. Suốt thời gian ở đó, nhiều tù phạm kêu la cùng Vua, hết thảy đều xưng mình vô tội. Nhà Vua để ý tới người kia, ông ta đang ngồi trong xà lim và chẳng kêu ca chi hết. Nhà Vua hỏi ông ta lý do tại sao ông ta bị bỏ tù. Ông ta đáp: "Cướp của". Nhà Vua hỏi: "Ông có tội không?" Tù phạm ấy gật đầu. Frederick kêu lên: "Hãy thả người nầy ra, Ta không muốn hắn làm hư hỏng những kẻ vô tội nầy!"
5. Nhà hùng biện La mã là Cicero nói: "Thành thật là đức tính cao cả nhất mà người ta có thể kinh nghiệm". Daniel Webster đã cúi mình xuống sát đất khi ông viết: "Chẳng một việc gì có quyền lực cho bằng thành thật và chẳng có gì là lạ lùng hết".
6. Thậm chí chúng ta, là dân sự của Đức Chúa Trời lại rất giỏi thoái thác khi thiếu thành thật và ngay thẳng. Trong những câu nầy, Chúa Jêsus, là nhà điêu khắc bậc thầy đang đục đẻo phần nào nơi chúng ta trông không giống như Cơ đốc nhân.
B. Sự dạy của người Do thái (câu 33).
1. Tôi phải nhìn nhận, đây là phân đoạn khó khi đọc đến lần đầu tiên.
2. “Thề dối” hay đưa ra một “lời thề dối” có nghĩa là ai đó thề ẩu, biết rõ và sẵn sàng nói ra một lời dối trá.
3. Phần thứ hai của câu cho chúng ta thấy chúng ta cần phải "giữ vẹn...lời thề mình" . Câu nầy phù hợp với Lê vi ký 19.12, câu nầy chép như sau: "Các ngươi chớ chỉ danh ta mà thề dối, vì ngươi làm ô danh của Đức Chúa Trời mình: Ta là Đức GIÊ-HÔ-VA".
4. Trong các thời kỳ Kinh Thánh, “lời thề” thường khẳng định sự thật có trong lời lẽ của họ. Hãy chú ý Hêbơrơ 6.13-16.
a. Câu 16 cho rằng con người "mượn danh Đấng lớn hơn mình mà thề". Họ lấy cái gì đó lớn lao hơn họ mà thề thốt. Tôi có nghe người ta nói: "Tôi thề trên mồ mả của mẹ tôi, tôi thề trên đống sách Kinh Thánh" hoặc giả: "Tôi thề với Đức Chúa Trời".
b. Một lời “thề” như thế là một sự “khẳng định” cách nói năng chơn thật của họ. Theo câu nầy, đây là “tận cùng của mọi cuộc tranh cãi”.
c. Bất cứ lúc nào người ta đưa ra một lời “thề” nêu Chúa ra, người ấy đang mời mọc Đức Chúa Trời chứng kiến sự chơn thật trong mọi điều được thốt ra hoặc giả trừng phạt người nếu đấy là một lời nói dối.
d. Câu 13 nói rằng khi Đức Chúa Trời lập giao ước của Ngài với Ápraham: "Người không chỉ ai lớn hơn mình mà thề" vì thế “Ngài đã chỉ mình mà thề”.
5. Các rabi người Do thái đã đưa ra lời chế giễu đối với sự dạy mà Kinh Thánh đã dạy rồi. Khi Lê vi ký 19.12 chép: "Các ngươi chớ chỉ danh ta mà thề dối", họ đã từ chối không đưa ra lời thề với Chúa, thay vì thế họ đã thề thốt với trời, với đất, với đền thờ, bằng các sợi tóc trên đầu họ, hoặc bởi bất kỳ thứ gì. Họ lý luận rằng nếu họ thất bại không giữ được lời thề của họ, lời thề dù có lâu rồi cũng không phải là thề với Đức Chúa Trời.
6. Những người Do thái nầy đã tạo ra một hệ thống bởi đó lòng thành thực của họ luôn luôn bị nhiều người thắc mắc. Họ chẳng có gì đáng tin cả.
C. Sự dạy của Chúa Giêxu (các câu 34-37).
1. Chúa Giêxu kêu gọi người Do thái phải quay trở lại với ý nghĩa gốc của Cựu ước: "Đừng thề chi hết". Ngài muốn nói tới điều gì? Liệu chúng ta có bằng lòng đưa ra một lời thề không?
a. Khi tân Tổng Thống nước Mỹ cất tiếng thề, ông ta buộc phải đưa ra “lời thề trong văn phòng”. Ông phải đặt tay mình lên một quyển Kinh Thánh rồi đưa ra lời thề tuân thủ Hiến pháp. Ông có sai khi thề như vậy không?
b. Nếu bạn là một nhân chứng cho phiên toà xử tội phạm, quan án đến yêu cầu bạn: "phải nói ra sự thật, toàn bộ sự thật và chẳng có chi hết trừ ra sự thật". Đưa ra một lời thề như thế, không biết có gì sai không?
2. Câu trả lời cho hai câu hỏi là: "Không". Chúa Giêxu không nói đừng đưa ra bất kỳ một lời thề gì. Hãy tưởng tượng việc cố gắng giải thích như thế đối với một vị quan toà!
3. Chúa Giêxu đang nói rằng chúng ta đừng làm như người Do thái, họ đưa ra những lời thề mà họ chẳng bao giờ có ý định tuân giữ cả.
a. Chúng ta đừng “chỉ trời mà thề, vì là ngai của Đức Chúa Trời".
b. Chúng ta đừng “chỉ đất mà thề, vì là bệ chơn của Đức Chúa Trời".
c. Chúng ta đừng “chỉ thành Jerusalem mà thề, vì là thành của Vua lớn”.
d. Đừng ai chỉ “đầu mình mà thề, vì ngươi không thể làm cho một sợi tóc nào ra trắng được”. 4. Ngược lại, Chúa Jêsus phán: "Các người phải thì nói phải, không thì nói không". Hãy sống bằng phương thức ngươi không phải thề thốt để mọi lời hứa của ngươi ra đáng tin hơn.
a. Nếu ngươi nói với kẻ lân cận mình: "Tôi sẽ trả lại đồ dùng nầy sau khi tôi làm xong việc”, hãy hoàn trả lại món đồ ấy. Ngươi không phải thề thốt chi hết.
b. Nếu ngươi nói với con cái mình: "Bố sẽ chơi bóng với con sau giờ làm việc", hãy chơi bóng sau giờ làm việc. Ngươi chẳng phải thề.
c. Nếu ngươi nói với kẻ làm thuê cho ngươi rằng: "Ta sẽ lắng nghe lúc 8 giờ mỗi sáng", phải có mặt tại đó đúng giờ. Ngươi không phải thề.
d. Nếu ngươi nói với nhân viên ngân hàng: "Tôi sẽ nộp tiền vào ngày 15 mỗi tháng", hãy nộp đúng hạn. Ngươi chẳng phải thề chi hết.
William Barclay viết: “Đây là lẽ thật đời đời rất quan trọng. Cuộc sống không thể đem chia ra thành nhiều căn phòng mà Đức Chúa Trời có quan hệ tới một số nơi và ở một số nơi khác, Ngài chẳng có dính dáng gì tới; không thể có một lối ăn nói trong nhà thờ và một lối nói khác tại xưởng đóng tàu hay xí nghiệp hoặc công sở; không thể có một cách ứng xử trong nhà thờ và cách ứng xử khác trong thế giới công ăn việc làm. Sự thật cho thấy rằng Đức Chúa Trời không cần phải được mời vào trong những gian phòng cuộc sống nào đó và không được mời vào một số nơi khác. Ngài hiện diện ở khắp mọi nơi, tất cả mọi chỗ trong cuộc sống và trong từng sinh hoạt của cuộc sống. Không những Ngài lắng nghe mọi lời nói đã được nhơn danh Ngài mà nói ra; Ngài còn lắng nghe tất cả mọi lời nói; và không thể có hình thái lời ăn tiếng nói nào bắt Đức Chúa Trời phải dấn thân vào một cuộc giải quyết nào hết. Chúng ta sẽ xem mọi lời hứa là thiêng liêng nếu chúng ta nhớ mọi lời hứa đã được lập ra trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời".
5. Hãy chú ý mệnh đề sau trong câu 37: "Còn điều người ta nói thêm đó, bởi nơi quỉ dữ mà ra". Satan thôi thúc tình trạng không trung thực buộc người ta phải đưa ra những lời thề.
Chuck Swindoll kể lại một câu chuyện khi những người cánh tả xâm lược Nam Hàn từ phía Bắc. Họ đã cho gom một số tín đồ Cơ đốc trong nhà thờ lại rồi buộc các nhà lãnh đạo chối bỏ Đấng Christ. Để đe doạ họ, người Bắc Hàn đặt quyển Kinh Thánh trước mặt họ rồi ra lịnh cho họ khạc nhổ lên đó. Từng người một, các nhà lãnh đạo đều chịu thua. Sau cùng, một cô gái nhỏ bước đến nói: "Các ông có thể nhồi tôi thành đống bùn nhão, các ông có thể đánh đập tôi tan xương nát thịt, song tôi không bao giờ chối Chúa của tôi đâu!” Cô gái liếc nhìn các cấp lãnh đạo và nói: "Nguyện Đức Chúa Trời đổ thương xót trên quí vị”. Rồi cô cất tiếng hát. Dân sự bắt giọng hát theo. Những người cánh tả kia khi ấy hành hình các nhà lãnh đạo nào đã chối bỏ Đấng Christ và thả cô gái đi tự do. Đức Chúa Trời tôn cao lòng trung tín bằng mọi giá.

Bài 19: Mathiơ 5:27-30: "Lăng Nhăng Hay Tà Dâm?"


MATHIƠ – VUA CÁC VUA
SỨ ĐIỆP CỦA NHÀ VUA
Lăng nhăng hay tà dâm?
Mathiơ 5.27-30

1. Steve Farrar trong quyển sách nổi tiếng Pointman viết: “Chúng ta hãy bỏ đi cách nói năng có bề ngoài nghiêm chỉnh, song thực tế chẳng có nghĩa lý chi hết. Chúng ta hãy đặt sự việc kia lên bàn đi. Chúng ta gọi đó là sự tà dâm!?! Trong chiến trận của gia đình, tà dâm là hành động bội tín. Chúng ta đã phát triển một từ ngữ có phần lịch sự và có tính nguỵ biện. Tà dâm đã trở thành một vụ lăng nhăng. Khi người chồng lìa bỏ vợ con vì một người đờn bà khác rồi hành động một cách hấp tấp như một đứa trẻ mới lên cấp hai, đấy không phải là lăng nhăng đâu. Đó là tà dâm… Một vụ lăng nhăng… Từ ngữ ấy có một phần đẹp đẽ đấy, nghe kêu lắm đó… Chắc chắn đây không phải là một từ ngữ mang nặng tính phán xét giống như chữ tà dâm. Chữ lăng nhăng khá mượt mà và chẳng có ý đe doạ… Khi tôi còn nhỏ, tôi thường đi xem hội chợ. Chúng tôi có thì giờ để ăn kẹo bông, lái xe Ferris, và chơi game trong nhà có mái vòm. Khi bạn đi hội chợ, bạn để tất cả các trách nhiệm của cuộc sống đời thường lại sau lưng, ít nhất là trong mấy tiếng đồng hồ. Cuộc sống có nhiều trò đùa ở hội chợ. Có thể đó là lý do tại sao chúng ta gọi tà dâm là một vụ lăng nhăng. Nó để lại sau lưng mọi trách nhiệm của bạn”.
2. Thật là thú vị khi thấy một quyển sách đã được viết ra 2.000 năm vẫn còn có hiệu lực như thế. Lời lẽ của Chúa Jêsus trong bài giảng trên núi vẫn thông dụng như cuốn phim hoặc chương trình TV mới mẻ nhất. Hãy lắng nghe các thông tin biểu hiện bằng các con số về tà dâm.
A. Theo tờ USA Today, 39% đờn ông và 27% đờn bà đang sinh sống ở Mỹ đáp ứng với phần tra cứu nói họ có một vụ lăng nhăng ngoại tình, đó là sự tà dâm.
B. Các nghiên cứu chuyên về các vụ việc ngoại tình nhắm vào số người ở độ tuổi 40 cho thấy rằng ít nhất 50% những người đờn ông đã có gia đình tại Mỹ và 26% những phụ nữ đã có gia đình, họ có những vụ lăng nhăng khi đến tuổi 40. Một số nhà nghiên cứu đều nghĩ số phụ nữ đã có những vụ lăng nhăng có thể lên tới 50%.
C. Fred Humphrey – cựu chủ tịch chương trình Liệu Pháp Tâm Lý Hôn Nhân và Gia Đình của Mỹ nói: “Ước đoán của tôi về số người có một vụ lăng nhăng là rất nhiều và họ đã không dám nhận như thế”. Các chuyên gia nói các vụ lăng nhăng ngoại tình hiếm có những cứu cánh vui vẻ. Humphrey chỉ ra rằng khoảng phân nửa các cặp hôn nhân vừa ly dị vừa ly thân khi người nầy hay được vụ lăng nhăng của người kia. Nhiều người khác tinh thần đau khổ khi cố gắng cứu lấy mối tương giao. Ông nói: “Hay được tin tức ấy, tấm lòng liền đau đớn và nổi giận dữ ngay, tiếp đến luôn luôn có một hàng rào ngăn trở, ở một chừng mực nào đó”.
3. Đối với tôi việc nầy không gây ngạc nhiên lắm đâu, vì tội phạm về tình dục rất hay có giữa vòng những người chưa tin Chúa. Sự thật đáng buồn đó lại thường hay có giữa vòng những người có đức tin nữa. Tôi chẳng hồ nghi gì, vì có những người nghe lời tôi nói đã kinh nghiệm sự cám dỗ, phạm vào tình dục và vướng lấy nỗi đau đớn của sự tà dâm.
4. Phân đoạn nầy là một chuỗi liên tục của “Bài Giảng Trên Núi” của Chúa Jêsus. Lời Đức Chúa Trời có nội dung trước tiên là nội tại, rồi mới ngoại tại. Không những Đức Chúa Trời quan tâm tới những gì chúng ta làm, Ngài còn quan tâm tới những gì chúng ta nghĩ suy nữa. Chúng ta hãy xét qua 3 phương diện của phân đoạn đang có trước mặt chúng ta: NAN ĐỀ, KIỂU CÁCH,SỰ PHÒNG NGỪA bệnh tà dâm.

I. NAN ĐỀ VỀ SỰ TÀ DÂM (câu 27).
A. Chúa Jêsus bắt đầu phân đoạn nầy bằng cách trưng dẫn Điều Răn Thứ Bảy trong 10 Điều Răn (Xuất Êdíptô ký 20.14). Ngài phán: “Các ngươi có nghe lời phán rằng: Ngươi chớ phạm tội tà dâm”. Người Dothái quá rành với câu nầy rồi. Đây là một bài giảng thường trực của người dòng Pharisi.
B. Tà dâm, nói thẳng thừng đến việc ăn nằm xác thịt với ai đó hơn người bạn đời của một người. Nguyên tắc ám chỉ ở đây còn rộng hơn thế. Tình dục trước hôn nhân là tình dục ngoại tình.
C. Những cám dỗ về xác thịt đã hiện hữu từ khi con người sa vào tội lỗi; tuy nhiên, trong nền văn hoá hiện đại, điên dại về tình dục của chúng ta, nó đã lên tới mức lan rộng như bệnh dịch vậy.
1. Tình dục buông thả oanh tạc chúng ta khắp mọi nơi. Từ những thông báo, tạp chí, thương mại, quảng cáo… Mọi sự từ kẹo cao su đến các phụ tùng xe hơi đều sử dụng tình dục như một lời chào mời mua bán.
2. Hollywood đang ở trong cuộc tìm kiếm để xem coi có bao nhiêu nội dung tình dục bị ngăn cấm mà nhiều người Mỹ sẽ chấp nhận. Giờ đây có nhiều mạng lưới chương trình giờ cao điểm trình bày những cảnh khoả thân tình dục. Mỗi năm các hãng phim chính đưa ra những giới hạn, trình bày ngày càng nhiều phần thân thể hơn. Điều nầy thường tạo ra nhiều vụ tai tiếng cho một ngôi sao điện ảnh khi trưng bày da thịt nhiều quá. Thực như thế đấy! Ngay lúc nầy đây, nam hay nữ diễn viên nào không trưng bày cơ thể sẽ không tìm được bao nhiêu việc làm.
3. Thậm chí trong những tháp ngà của học viện và giữa vòng nhiều Cơ đốc nhân đang có những hội nghị chuyên đề, sách báo, băng ghi âm mọi thứ đều được cung ứng để nâng cao sự thưởng thức về tình dục.
4. Mọi sự tôi nhắc tới là hành động khiêu dâm kín đáo nhẹ mà thôi. Dây chuyền tiện lợi các cửa hàng trong thành phố của chúng ta đang bán những tạp chí khiêu dâm chung môt cái kệ với tạp chí Giữ Nhà Sao Cho Tốt và tờ Tin Tức Thế Giới của Mỹ. Hầu hết từng cộng đồng ở Mỹ đều có thêm nhiều cửa hàng sách báo và các câu lạc bộ vũ thoát y.
5. Tại sao chúng ta ngạc nhiên khi tội phạm về tình dục lúc nào cũng ở cao độ cả vậy? Tại sao dường như người ta bị sốc khi nghe thấy gần phân nửa số người đã kết hôn trong quốc gia nầy đã phạm tội tà dâm? Tại sao chúng ta lấy làm lạ khi hơn phân nửa những cuộc hôn nhân trong đất nước nầy lại kết thúc trong ly dị?
6. Nền văn hoá của chúng ta đang dạy cho người ta phải nghĩ rằng tình dục là một nhu cần khác của xác thịt không có một tác dụng phụ nào hết. Tạp chí Eternity trưng dẫn Hugh Hefner – nhà sáng lập ra tờ Playboy, ông ta cho biết:
“Tình dục là một chức năng của cơ thể. Một chức năng mà con người có giống như các loài động vật khác. Giống như ăn, uống và ngủ vậy. Đó là một đòi hỏi của thể xác cần phải được làm cho thoả mãn. Bạn sẽ gặp phải đủ thứ loạn thần kinh chức năng và ức chế về tâm thần. Tình dục phải có mặt ở đây. Chúng ta hãy quên đi tính kiểu cách đoan trang khiến cho chúng ta tránh né tình dục. Hãy ném bỏ đi mọi điều ức chế, hãy tìm một cô gái có tính sẵn lòng và hãy để cho bản năng của bạn hoạt động”.
7. Sự cám dỗ về tình dục đã đạt tới mức lan truyền như một bệnh dịch rồi. Đừng mong sẽ có gì khá hơn. Mà sẽ ngày càng tệ hại hơn mà thôi. II Timôthê 3.13 chép: “Nhưng những người hung ác, kẻ giả mạo thì càng chìm đắm luôn trong điều dữ, làm lầm lạc kẻ khác mà cũng lầm lạc chính mình nữa”.
D. Cần phải hiểu rằng Đức Chúa Trời không xem tình dục là tội lỗi.
1. Đức Chúa Trời đã dựng nên và đã ấn định tình dục với ý định ban cho chúng ta sự khoái lạc, sự thoả mãn và công tác nhân giống con người.
2. Đức Chúa Trời đã đặt ra những giới hạn về tình dục. Tình dục chỉ được phép trong vòng hôn nhân với người bạn đời của mình mà thôi.
3. Khi Đức Chúa Trời đặt Ađam và Êva sống chung với nhau, Ngài phán: “Cả hai sẽ nên một thịt” (Sáng thế ký 2.24).
4. Hêbơrơ 13.4 chép: “Mọi người phải kính trọng sự hôn nhân, chốn quê phòng chớ có ô uế, vì Đức Chúa Trời sẽ đoán phạt kẻ dâm dục cùng kẻ phạm tội ngoại tình”. Bất cứ lúc nào đôi hôn phối hiệp nhau trong sự liên ứng và khoái lạc đều vì sự tôn vinh Đức Chúa Trời. Dù vậy Đức Chúa Trời sẽ xét đoán người nào lạm dụng tình dục.
5. Nhã ca là quyển sách nói về tình dục!
6. Châm ngôn 5.18-19 chép: “Nguyện nguồn mạch con được phước; Con hãy lấy làm vui thích nơi vợ con cưới buổi đang thì, Như nai cái đáng thương, và hoàng dương có duyên tốt, Nguyện nương long nàng làm thỏa lòng con luôn luôn, Và ái tình nàng khiến cho con say mê mãi mãi”.
7. Hãy lưu ý sự dạy của Phaolô đối với những cặp hôn phối ở I Côrinhtô 7.3-5.
8. Roger Stauback nói với Phyllis George: “Tôi ăn nằm nhiều lần với Joel Nameth. Tôi chỉ làm điều đó với một người đờn bà mà thôi”.
E. Đức Chúa Trời luôn luôn xét đoán tà dâm là tội lỗi.
1. Con người tìm cách bào chữa cho tội tà dâm bằng nhiều cách: người bạn đời không đáp ứng, không chung thuỷ, nhạt nhẻo, không hấp dẫn, v.v…
2. Luật pháp Môise ghi rằng tà dâm bị kết án tử hình (Lê vi ký 20.10; Phục truyền luật lệ ký 22.22). Người Pharisi và các thầy thông giáo hội ý ném đá người đờn bà mà họ mang đến cho Chúa Jêsus (Giăng 8.4-5).
3. Khi một Cơ đốc nhân phạm tội tà dâm, người ấy đem Đấng Christ theo vào phòng ngủ với mình (I Côrinhtô 6.13b-20).
4. Một trong các sách xưa nhất trong Kinh Thánh, sách Gióp chứa câu nầy: “Nếu lòng tôi bị người nữ quyến dụ, nếu tôi rình rập ở nơi cửa của lân cận tôi, nguyện vợ tôi xây cối cho người khác, và kẻ khác nằm chung cùng nàng. Vì điều ấy vốn tội trọng gớm ghê, một tội ác đáng bị quan xét đoán phạt”.
Hilde Houlding – điều phối viên của cơ quan tư vấn Calgary Family mô tả một vụ lăng nhăng theo cách nầy: “Một vụ lăng nhăng thường là một nổ lực để tìm kiếm một góc thiên đàng, theo đuổi niềm tin cho rằng nếu một người tìm đúng người bạn tình thì sẽ là hạnh phúc ngay và mọi sự sẽ rơi đúng chỗ. Một vụ lăng nhăng thường làm phu phỉ chuyện hoang tưởng nầy cho tới khi tự nó trở thành một mối quan hệ cần phải có luôn luôn và được truy xuất theo ánh sáng lâu dài”. Khi người ta phạm tội tà dâm, họ quên rằng khi họ bước vào bất kỳ một mối quan hệ nào mới mẻ, họ luôn luôn đem theo chính bản thân họ. Bài hát có lời: “Bất cứ đâu bạn đi tới, thì cái tôi của bạn có mặt ở đó rồi”.

II. KIỂU MẪU CỦA SỰ TÀ DÂM (Câu 28).
A. Chúa Jêsus cung ứng ý nghĩa đích thực của điều răn nầy.
1. Hãy so sánh câu 28 với câu 27. “Các ngươi có nghe lời phán rằng… Song ta phán cho các ngươi biết…”. Chúa Jêsus đang phán: “như là có quyền, chớ không giống các thầy thông giáo” (7.29).
2. Ngài không nói về tôn giáo chỉ có bề mặt, nặng phần trình diễn của người dòng Pharisi, mà nói tới vấn đề chơn thật ở đàng sau điều răn.
3. Mục đích của Ngài: ấy là trước khi sự tà dâm diễn ra trên giường ngủ, thì nó đã diễn ra ở trong đầu rồi.
B. Chúa Jêsus nói rằng “động tình ham muốn” là tà dâm ở trong lòng.
1. Thưa quý ông, tất cả chúng ta đều công nhận có nhiều phụ nữ xinh đẹp. Thưa quý bà, quý vị đều từng gặp gỡ nhiều người đờn ông điển trai. Đấy không phải là điều Chúa Jêsus phán dạy ở đây.
2. Khi một người “ngó đờn bà mà động tình ham muốn” người ấy chủ ý ngó nàng để thoả mãn dục vọng tội lỗi của xác thịt mình. Thưa quý ông, chúng ta hãy sống cho thành thật, hết thảy chúng ta đều đã phạm tội ở đây.
3. Ngó mà động tình ham muốn không khiến cho một người phạm tội tà dâm ở trong lòng. Đó là tội của tấm lòng gây ra cái ngó động tình ham muốn.
4. Đây không phải là sự cám dỗ bất ngờ và không thể tránh được về tình dục đâu!
Hãy tưởng tượng bối cảnh nầy. Một Cơ đốc nhân đã có vợ, đang làm việc trong văn phòng có nhiều phụ nữ xinh đẹp. Một trong số các phụ nữ đó đặc biệt dễ nhìn khiến cho người nầy nhận biết rằng cô ta vốn ưa thích tình dục. Cô ta ăn mặc hở hang và tìm cách khêu gợi ông ta bằng lối nói chuyện và cách xử sự của cô ta. Satan sẽ dùng người nữ nầy để cám dỗ người đờn ông kia, nhưng dù ông ta cảm thấy có một sự cuốn hút về xác thịt, đấy chưa phải là tà dâm ở trong lòng.
5. Tà dâm ở trong lòng là khi người nầy suy nghĩ những tư tưởng về tình dục với ai đó và đang trần truồng với họ.
6. Đavít không phạm tội khi nhìn thấy Bátsêba đang tắm. Ông đã phạm tội khi ông bắt đầu động tình ham muốn nàng và sai vời nàng.
7. Tội lỗi luôn luôn bắt đầu ở trong trí (Giacơ 1.13-16).
8. Thí dụ trong phân đoạn Kinh Thánh nói về một người nhìn xem người nữ mà động tình ham muốn. Tuy nhiên, nguyên tắc về động tình ham muốn cũng áp dụng cho phụ nữ nữa.
Cách đây mấy năm, Arthur Pink đã viết: “Nếu ngó mà động tình ham muốn tai hại như một tội lỗi, thì người nào tự phơi bày ra với ý khao khát muốn được người ta nhìn ngó và sau đó động tình dục… Không phải tội ít mà là tội nhiều. Trong hình thái nầy không những đây là trường hợp khiến cho nam giới phạm tội, mà nữ giới cũng cám dỗ họ phạm tội nữa”.
9. Gióp nói: “Tôi đã có lập ước với mắt tôi; Vậy, làm sao tôi còn dám nhìn người nữ đồng trinh?” (31.1).
10. chúng ta cần phải lưu ý trường hợp của Giôsép và hãy bỏ chạy khi thấy sự cám dỗ qua mạnh (I Côrinhtô 10.13).

III. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA SỰ TÀ DÂM (các câu 29-30).
A. Con người đã sử dụng một số phương tiện quyết liệt để tránh né tội phạm về tình dục.
1. Origen ở Alexandria, một trong các lãnh đạo của Hội thánh đầu tiên đã tự làm mình ra hoạn để thắng hơn sự cám dỗ của tình dục.
2. A.J. Gossip – một nhà truyền đạo người Tô cách Lan đã kể về một thanh niên đã nổi hứng cắt đứt bàn tay của mình bằng chiếc dao cạo.
3. Có người thậm chí đã có gia đình lại quyết định không giao tiếp về tình dục vì họ tin mọi kinh nghiệm về tình dục đều là tội lỗi.
B. Lời lẽ của Chúa Jêsus ở các câu 29-30 đều là nghĩa bóng, chớ không phải nghĩa đen.
1. Trong câu 29, Ngài phán rằng nếu “mắt bên hữu xui cho ngươi phạm tội”, người phải “móc mà quăng nó cho xa”. Nếu chúng ta làm theo nghĩa đen thì sẽ có nhiều người một mắt trong phòng nầy!
2. Trong câu 30, Ngài phán rằng nếu “tay hữu xui cho ngươi phạm tội” thì tốt hơn “hãy chặt mà liệng nó cho xa ngươi đi”. Một lần nữa, một sự giải thích theo nghĩa đen sẽ khiến cho có rất nhiều người còn có một tay mà thôi.
3. Mệnh đề “xui cho ngươi phạm tội” ra từ chữ Hy lạp skandalizo, cơ bản có ý nói tới “vấp ngã”. Chữ nầy được dùng nói tới miếng mồi khiến cho con thú bị lọt bẫy. Bất cứ điều chi khiến cho chúng ta phạm tội đều là miếng mồi, và chúng ta cần phải hiểu biết nhiều hơn.
C. Chúng ta hãy chú ý vài chìa khoá cho việc thắng hơn sự cám dỗ về tình dục, đặc biệt là tà dâm, dù là lý trí hay xác thịt.
1. Đặt phần LÃNG MẠN vào cuộc hôn nhân của bạn.
a. Thưa quý bà, chẳng có một điều gì giữ nổi đôi mắt và hai bàn tay của chồng quý vị, đừng lạc lối theo kiểu lãng mạn tại nhà. Quý vị có làm đẹp hết sức cho chồng mình không!?!
b. Còn đờn ông thì chẳng có gì giống như lịch sự, nhã nhặn và phong thái. Hãy lắng nghe vợ mình xem. Nàng ngày càng đáng ao ước và đáng sẵn sàng cộng tác hơn.
c. Hãy nhớ I Côrinhtô 7.5 chép: “Đừng từ chối nhau, trừ ra khi hai bên ưng thuận tạm thời, để chuyên việc cầu nguyện; rồi trở lại hiệp cùng nhau, kẻo quỉ Sa-tan thừa khi anh em không thìn mình mà cám dỗ chăng”.
David Mains – tác giả của quyển “50 ngày mạo hiểm thuộc linh”, ông nói: “Khi hai người đã định trong trí rằng Chúng ta hãy yêu nhau; rồi họ đưa ra lời thề hứa trước mặt Đức Chúa Trời và nhiều người chứng kiến. Từ ngày đó trở đi họ không còn so sánh nữa. Mỗi người phải nói: Toàn bộ tình cảm của tôi được dành cho người bạn đời của tôi rồi, và tôi sẽ không cho phép bản thân mình suy nghĩ lãng mạn về người khác nữa”.
Mục sư James Dobson đã viết: “Chìa khoá cho một cuộc hôn nhân lành mạnh là giữ đôi mắt của bạn sao cho mở rộng ở trước đám cưới – rồi sau đó đóng lại một bên”.
d. Còn người độc thân thì sao? Ở đây là hai lời khuyên cho việc thắng hơn sự cám dỗ khi không có bạn đời.
(1) Hãy cầu thay cho người bạn đời trong tương lai của bạn và quyết định hy sinh để giữ thanh sạch cho chàng hay cho nàng từ lúc bây giờ!
(2) Hãy suy nghĩ về người mà với họ bạn bị cám dỗ. Bạn không muốn người bạn đời của mình trong tương lai dính dáng tới tình dục với ai khác.
2. Hãy đọc thuộc lòng và trưng dẫn KINH THÁNH.
a. Nếu bạn tranh đấu với tư dục, hãy học thuộc lòng một số phân đoạn Kinh Thánh về tội tà dâm rồi trưng dẫn chúng ra khi bị cám dỗ (Gióp 31.9-12; Châm ngôn 6.24-35; I Côrinhtô 9.27; Êphêsô 4.22; II Timôthê 2.22; Giacơ 1.14-16).
b. Hãy thay thế các tư tưởng dục vọng với những người mạnh khoẻ. Hãy chiếm hữu lý trí của bạn với các tư tưởng thanh sạch và dễ thương, đừng nghĩ tới những tư tưởng gợi dục khủng khiếp kia mà chi. Thật là khó động tình ham muốn và trưng dẫn Kinh Thánh cùng một lúc được.
3. HÃY CẦU NGUYỆN cho người nào đang cám dỗ bạn.
a. Một trong số các lý do chúng ta động tình ham muốn: ấy là chúng ta nhìn thấy người khác là đối tượng cho ham muốn tư dục. Chúng ta đừng nhìn người ấy (nam hay nữ). Chúng ta nhìn thấy cơ thể đáng ham muốn và nghe những lời đàm tiếu.
b. Lần tới quý vị cám dỗ động tình ham muốn ai đó, hãy tự hỏi mình một số câu hỏi: “Người nầy có nhận biết Đức Chúa Jêsus Christ là Cứu Chúa không?. Làm sao tôi giúp được cho người (nam hay nữ) tấn tới về mặt thuộc linh?”.
c. Thật là khó động tình ham muốn ai đó một khi quý vị quan tâm tới linh hồn của họ. Hãy ưu tiên một cho vấn đề thuộc linh, chớ không phải thể xác.
4. Trở thành TRÁCH NHIỆM lý giải cho một người bạn Cơ đốc. Hãy tìm một tín đồ trưởng thành mà bạn biết rõ và tin cậy. Hãy dành cho ông hay bà ấy được phép hỏi han bạn một số câu hỏi khó về sự cám dỗ bất kỳ lúc nào.
5. Hãy đếm lại CÁI GIÁ.
Hãy nhớ, tà dâm là một nổ lực tránh thoát thực tại. Farrar viết: “Miếng mồi của sự tà dâm: ấy là người đờn bà khác sẽ thực sự làm thoả mãn các nhu cần của bạn. Sự dối trá của tà dâm: ấy là không có một người đờn bà nào khác trên đất, vô luận duyên dáng, xinh đẹp như thế nào có khả năng làm thoả mãn trọn vẹn mọi nhu cần của người nào khác. Đấy là lý do tại sao tà dâm là trò lừa không phân tích được. Nó hứa hẹn mọi điều mà nó không thể chỉ ra được”.
a. Tà dâm sẽ làm gì cho vợ con, Hội thánh, bạn bè của bạn và những người chưa tin Chúa, đây là những con người đối với họ bạn là chứng nhân đấy.
b. Chẳng có một lượng khoái lạc về tình dục trong thế gian nầy đáng bỏ công ra tìm kiếm để rồi phải trả giá đắt.