Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2014

Bài 77: Mathiơ 21:23-22:14: "NHỮNG THÍ DỤ NÓI TỚI SỰ CHỐI BỎ"


MATHIƠ – VUA CÁC VUA
Những thí dụ nói tới sự chối bỏ
Mathiơ 21:23-22:14

1. Tiểu đoạn Kinh Thánh nầy đặt chúng ta vào tuần lễ cuối cùng chức vụ của Đấng Christ. Ngài hiện có mặt tại thành Jerusalem trong suốt kỳ lễ Vượt Qua. Chỉ còn là vấn đề thời gian, Ngài sẽ bằng lòng phó mạng sống Ngài làm giá chuộc tội cho cả thế gian.
2. Trong những ngày cuối cùng nầy, Israel đã hoàn toàn chối bỏ không nhận Chúa Jêsus là Đấng Mêsi của mình. Về sau nầy, Chúa Jêsus đã phán trong Mathiơ 23:37: "Hỡi Giê-ru-sa-lem, Giê-ru-sa-lem, ngươi giết các đấng tiên tri và ném đá những kẻ chịu sai đến cùng ngươi, bao nhiêu lần ta muốn nhóm họp các con ngươi như gà mái túc con mình lại ấp trong cánh, mà các ngươi chẳng khứng!"
3. Vừa qua, khi chúng ta xem xét phân nửa đầu của chương 21, chúng ta đã thấy ba dấu hiệu nói tới sự chối bỏ của Israel. Lần đắc thắng vào thành, sự thanh tẩy đền thờ và cây vả khô. Trong phân đoạn rất dài hôm nay, Chúa Jêsus thuật lại ba thí dụ nói tới sự chối bỏ.
I. Thí dụ nói về hai người con trai (21:23-32).
A. Thắc mắc về quyền phép (các câu 23-27).
1. Sau khi lấy làm lạ nơi "cây vả" Chúa Jêsus cùng các môn đồ quay trở lại thành Jerusalem"vào đền thờ". Vì bản truy tố của Ngài đối với "những người đổi bạc" và những kẻ "buôn bán", hành lang dân Ngoại có lẽ đã được thông thoáng trở lại. Không nghi ngờ chi nữa, một đoàn dân đông đã nhóm lại khi Ngài bắt đầu "giảng dạy".
2. Ở giữa bài học của Ngài, một nhóm các cấp lãnh đạo tôn giáo "đến gặp Ngài". Một số người trong họ là "thầy tế lễ cả", các viên chức cao cấp từ Toà Công Luận và nhiều người khác là "các trưởng lão", các cấp lãnh đạo từ giữa vòng người Pharisi, các thầy thông giáo, người Sađusê, đảng Hêrốt cùng các nhóm khác nữa. Mặc dù những nhóm nầy khác biệt với nhau rất nhiều về tín điều của họ, giống như các tôn giáo trên thế giới ngày nay, họ đã liên kết lại đặng nghịch với Chúa Jêsus.
3. Sau khi ngắt ngang sự dạy dỗ của Ngài với thái độ xấc xược, họ hỏi: "Bởi quyền phép nào mà thầy làm những sự nầy, và ai đã cho thầy quyền phép ấy?" Mặc dù "những sự nầy" có ý nói chung hết mọi lời nói và những phép lạ dấu kỳ của Ngài, đặc biệt họ muốn nói tới việc thanh tẩy đền thờ. Họ chẳng làm một việc gì trong ngày trước đó nhưng giờ đây họ đã tái nhóm trở lại.
4. Để diễn giải, họ hỏi: "Thầy nghĩ thầy là ai khi làm ra những việc mà thầy đang làm?"
5. Chúa Jêsus thường được gọi là rabi, nghĩa là “thầy”. Người Do thái có một hệ thống bởi đó một người được tấn phong hay biệt riêng ra làm rabi. Hệ thống ấy cung ứng cho người ấy quyền phép chức phận là một giáo sư. Chúa Jêsus không có sự tấn phong đó, quyền phép của Ngài ra từ Đức Chúa Trời.
6. Họ không nghi ngờ quyền phép của Chúa Jêsus; quyền phép ấy quá rõ ràng rồi. Họ chỉ không công nhận quyền phép ấy ra từ Đức Chúa Trời mà thôi.
7. Chúa Jêsus đã trả lời cho họ bằng một câu hỏi về quyền phép của Ngài. Ngài phán: "Ta cũng sẽ hỏi các ngươi một điều; nếu trả lời được, thì ta cũng sẽ nói cho các ngươi bởi quyền phép nào mà ta đã làm những việc đó". Chúa Jêsus không cố ý thoái thác. Ngài nói năng công khai rằng quyền phép của Ngài ra từ Cha thiên thượng của Ngài. Thí dụ, Ngài đã phán trong Giăng 6:38: "Vì ta từ trên trời xuống, chẳng phải để làm theo ý ta, nhưng làm theo ý Đấng đã sai ta đến".
8. Chúa Jêsus đã hỏi: "Phép báp-tem của Giăng bởi đâu? Bởi trên trời hay là bởi người ta?"
9. Họ đã "bàn riêng với nhau". Tôi hình dung họ đang ở trong chỗ hỗn độn của một trận đấu bóng đá! Họ nói: "Nếu chúng ta đáp rằng: Bởi trên trời, thì người sẽ nói với ta rằng: Vậy sao không tin lời người ấy?"
10. Giăng là người tiền khu của Chúa Jêsus. Ông công bố Ngài là "Chiên Con của Đức Chúa Trời là Đấng cất tội lỗi thế gian đi". Chấp nhận Giăng đến với quyền phép của thiên đàng là chấp nhận Chúa Jêsus là Đấng Mêsi. Họ sẽ chịu chấp nhận như thế đâu!?!
11. Tuy nhiên, giống như những nhà chính trị ngày hôm nay, họ hướng về dư luận chung. Họ không thể trả lời "bởi người ta" vì họ "sợ thiên hạ, vì thiên hạ đều cho Giăng là đấng tiên tri".
12. Bị lúng túng, họ trả lời: "Chúng tôi không biết". Chúa Jêsus cũng đã đáp lại bằng cách từ chối không trả lời câu hỏi của họ. Ngài không cung cấp cho họ bất kỳ một viên đạn nào để sử dụng chống lại Ngài. Thực vậy, từ đó trở đi Ngài đã bất chấp họ.
13. Đức Giêhôva phán ở Sáng thế ký 6:3: "Thần ta sẽ chẳng hằng ở trong loài người luôn". Kinh Thánh rõ ràng dạy rằng khi con người cố ý liên tục chối bỏ ánh sáng của chân lý, Đức Chúa Trời cất bỏ ánh sáng nào mà họ đang có. Có một giới hạn cho ân sũng của Ngài. Chúng ta hãy đọc Luca 19:41-44.
B. Thắc mắc về niềm tin (các câu 28-32).
1. Chúa Jêsus khi ấy mới đưa ra một câu hỏi bằng phương tiện một thí dụ đơn sơ, ngắn gọn nói tới một người với "hai đứa con trai", ông ta sai chúng đi vào lao động trong "vườn nho" của ông ta. Đứa thứ nhứt nói nó không muốn đi nhưng "lấy làm tiếc rồi đi". Đứa thứ hai nói nó sẽ đi nhưng rồi "không đi".
2. Chúa Jêsus hỏi quí vị lãnh đạo giả hình nầy: "Trong hai con trai đó, đứa nào làm theo ý muốn của cha?" Họ đáp: "Đứa thứ nhứt".
3. Trong thí dụ, làm quan trọng hơn là nói. Chúa Jêsus đã truy tố họ vì họ xưng nhận mình đang trông đợi Đấng Mêsi song lại chối bỏ Ngài cho dù Ngài đã đến đứng trước mặt họ. Ngài phán: "Quả thật, ta nói cùng các ngươi, những kẻ thâu thuế và phường đĩ điếm [thứ cặn bã trong xã hội của họ] sẽ được vào nước Đức Chúa Trời trước các ngươi".
4. Ngài phán: "Vì Giăng đã theo đường công bình đến cùng các ngươi, nhưng các ngươi không tin". Giăng đã làm ngay thẳng mọi sự. Hãy chú ý Giăng đã nói gì về sự giả hình của họ ở 3:7-9.
5. Mấy người nầy đều là học viên Lời Đức Chúa Trời và là những kẻ giữ gìn đền thờ của Đức Chúa Trời lại không được thấy "nước Đức Chúa Trời" vì cớ vô tín. Sự kiêu ngạo tự xưng công bình của họ đã giữ họ ở ngoài đức tin.
6. Tuy nhiên, "còn những kẻ thâu thuế và phường đĩ điếm đã tin". Họ đã nghe theo sứ điệp của Giăng và bởi đức tin kêu la cùng Đấng Mêsi. Không một thứ tôn giáo nào làm cho người ta đủ tư cách bước vào thiên đàng, nhưng không một tội lỗi nào giữ người ta ở ngoài nếu người ăn năn và có lòng tin!
7. Ngay cả các cấp lãnh đạo tôn giáo đã nghe sứ điệp và đã nhìn thấy nhiều đời sống của hạng tội nhân tệ hại nhất xã hội được thay đổi, họ lại không "ăn năn đặng tin người". Họ đã chối bỏ Ngài.
II. Thí dụ nói về vườn nho (21.33-46).
A. Thí dụ nói tới sự chối bỏ (các câu 33-39).
1. Ngay lập tức, Chúa Jêsus phán: "Hãy nghe lời thí dụ khác" rồi phóng ngay ra  tác phẩm thứ hai trong ba tác phẩm.
2. Ngài mô tả "người chủ nhà kia" là người "trồng một vườn nho". Vùng đồi núi xứ Giuđê đầy ắp những vườn nho. Vườn nho là kinh tế của họ về trồng trọt. Đây là một người làm ăn, một nhà đầu tư nghiên cứu về các loại nho.
3. Ông ta bỏ tiền ra xây một "vườn nho" thật tốt. Ông ta dựng "một hàng rào" bằng đá để giữ chừng các loài thú, "đào một cái hầm ép rượu" trong nền đá để chiết nước nho ép rồi "cất một cái tháp", một giới hạn để canh chừng bọn trộm cướp, nơi ở của công nhân và các kho chứa.
4. Ông không phải là người trồng nho, mà là một thương gia. Ông xây cất và "trồng" một vườn nho xinh đẹp rồi kế đó "cho mướn" vườn nho, một nhóm “những kẻ trồng nho” chuyên nghiệp sẽ thuê mướn vườn ấy. Họ đến với một hợp đồng tài chính bởi đó ông ta sẽ được một phần lợi nhuận từ sự đầu tư của mình và họ sẽ nhận một khoản từ công lao động khéo léo của họ. Tiếp đến ông ta ra đi trên một chuyến hành trình lâu dài "qua một xứ khác".
5. Khi "mùa hái trái" hay mùa gặt "đến gần", người chủ vườn sai một trong số các "đầy tớ" để thu thập "hoa lợi" hoặc phần trăm lợi nhuận của mình từ "những kẻ trồng nho" là những kẻ đang lao động trong vườn.
6. Tuy nhiên, thay vì nộp khoản lợi nhuận mà họ mắc nợ người chủ vườn, họ "bắt các đầy tớ, đánh người nầy, giết người kia, và ném đá người nọ". Mác 12:2-5 cho thấy rằng ba người nầy đến cùng một thời điểm.
7. Hạng người gian ác nầy đã có cơ hội để làm cho cuộc sống sinh lợi. Họ đã có một vườn nho thật xinh đẹp để chăm sóc, nhưng họ đã muốn nhiều hơn. Họ đã muốn tất cả lợi nhuận. Vì vậy, khi người chủ vườn sai phái "đầy tớ khác" đến, họ "cũng đối đãi một cách".
8. Người chủ vườn quyết định sai chính con trai của mình đến, ông nghĩ: "Chúng nó sẽ kính trọng con ta". Dù vậy, "những kẻ trồng nho" vốn dĩ rất gian ác, chúng nhìn thấy đây là cơ hội để họ "chiếm lấy phần gia tài" của người khi giết con trai của chủ. Vì thế họ đã "bắt con ấy""giết đi".
B. Nguyên tắc của sự chối bỏ (các câu 40-46).
1. Sau câu chuyện đáng ngạc nhiên nầy nói tới sự bất công trầm trọng và sự phản bội cực kỳ tàn ác, Chúa Jêsus đã hỏi các cấp lãnh đạo tôn giáo: "Vậy, khi người chủ vườn nho đến, thì sẽ xử với bọn làm vườn ấy thể nào?"
2. Tất nhiên họ đã đáp rằng người ấy sẽ "diệt đồ hung ác ấy cách khổ sở, và cho bọn trồng nho khác mướn vườn ấy" là kẻ sẽ nộp hoa lợi lúc đến mùa.
3. Cũng một thể ấy David đã nói ra sự xét đoán của ông trước mặt tiên tri Nathan, các cấp lãnh đạo nầy không bằng lòng tự xét đoán mình.
4. Đức Chúa Trời là "người chủ vườn". "Vườn nho" xinh đẹp là Israel với luật pháp, giao ước, điều khoản và sự bảo hộ của nó. "Những người trồng nho" là các cấp lãnh đạo người Do thái. "Các đầy tớ" là những vị tiên tri đã bị giết và bị ngược đãi. "Con trai" là Chúa Jêsus, là Đấng sắp sửa chịu chết nơi tay của họ.
5. Với thái độ châm biếm, Ngài hỏi số người có học vấn cao nầy: "Các ngươi há chưa hề đọc lời trong Kinh Thánh…" và trưng dẫn Thi thiên 118:22, Thi thiên nói về Đấng Mêsi được hát lên trong lúc đắc thắng vào thành.
6. Những toà nhà lớn đòi hỏi một "đá đầu góc nhà", một viên đá làm nền tảng trên đó mọi hòn đá khác sẽ được xây lên. Tất nhiên là chúng rất cầu kỳ vì "đá đầu góc nhà" sẽ quyết định chất lượng của toà nhà, vì vậy nhiều hòn đá đã "chối bỏ" đá đầu góc nhà.
7. Israel là một "hòn đá" đã bị thế gian chối bỏ, nhưng Đức Chúa Trời sử dụng như "đá đầu góc nhà" làm sự cứu rỗi của loài người. Quan trọng hơn, Chúa Jêsus là "vầng đá" đã bị "chối bỏ" bởi Israel nhưng được Đức Chúa Trời chọn để làm "đá đầu góc nhà". Chúng ta hãy đọc Công vụ Các Sứ Đồ 4.10-12; I Phierơ 2.6-8Êphêsô 2.19-20.
8. Thí dụ có ý nói rằng "nước" đã bị "cất khỏi" Israel và đã ban cho "dân khác".
9. Dĩ nhiên điều nầy có ý nói tới Hội Thánh, là "người mới" trong Êphêsô 2:14-15. Chúng ta là "nước mang lấy bông trái của nước ấy""bông trái" của sự ăn năn (I Phierơ 2:9).
10. Rôma 9.25-26 tuyên bố rằng chúng ta là "con của Đức Chúa Trời hằng sống" bởi đức tin. Tuy nhiên, 11:2 chép: "Đức Chúa Trời chẳng từng bỏ dân Ngài đã biết trước". Đức Chúa Trời không phải nhờ vào Israel. Chúng ta hãy đọc các câu 25-27. Đức Chúa Trời sẽ ứng nghiệm mọi lời hứa của Ngài với Israel qua một "dân sót" có lòng tin. 9:27 chép: "Còn Ê-sai nói về dân Y-sơ-ra-ên mà kêu lên rằng: Dầu số con cái Y-sơ-ra-ên như cát dưới biển, chỉ một phần sót lại sẽ được cứu mà thôi".
11. Trong câu 44, Chúa Jêsus phán: "Kẻ nào rơi trên hòn đá ấy sẽ bị giập nát". Tin lành bị kinh tởm và sự kiêu ngạo của chúng ta phải bị "giập nát" khi tiếp nhận Tin lành ấy (đối chiếu Roma 9.33; I Phierơ 2.8). Tuy nhiên, sự phán xét sẽ giáng trên người nào chối bỏ Đấng Christ và "sẽ tan tành như bụi".
12. Sau cùng, các cấp lãnh đạo nhận lấy quan điểm: "họ biết Ngài nói về mình". Họ muốn “tra tay trên Ngài” hay "tìm cách để bắt Ngài" nhưng "sợ thiên hạ" là những người đã tin Ngài là một "Đấng tiên tri".
III. Thí dụ nói tới tiệc cưới (22.1-14).
A. Lời mời bị chối bỏ (các câu 1-8).
1. Đối với các cấp lãnh đạo đầy căm phẫn kia, Chúa Jêsus "phán ví dụ cùng chúng nữa", giờ đây là lần thứ ba "bằng thí dụ".
2. Chúa Jêsus phác hoạ ra "nước" của Đức Chúa Trời như một tiệc cưới vua kia làm cho "con mình". "Đầy tớ" đã được sai đi để "nhắc những người đã được mời đến dự tiệc". Trong xã hội thời ấy, bất cứ một đám cưới nào cũng là một sự kiện kéo dài nhiều ngày, ở đó có nhiều bữa ăn và thực khách ngụ lại nhà bố mẹ của chàng rễ. Một đám cưới hoàng gia có nhiều tỉ mỉ lắm.
3. Thực khách đã được mời trước và sứ điệp của đầy tớ cho biết rằng tiệc cưới sắp sửa bắt đầu rồi. Lạ lùng thay, "họ không chịu đến". Họ đã từ chối một vinh dự cao cả, điều nầy đã sĩ nhục nhà vua.
4. "Đầy tớ khác" đã "được sai đi" để nhắc cho thực khách biết một bữa tiệc đã được dọn rồi, ở đó "mọi việc đã sẵn cả”. Khi ấy họ nói: "Hãy đến mà dự tiệc cưới".
5. Lần thứ hai lời mời đã bị bác và giờ đây bị chế nhạo nữa: "họ không đếm xỉa đến" rồi cứ việc "đi đường mình" "kẻ nầy đi cày ruộng""kẻ kia đi buôn bán". Không phải nghĩ suy chi nữa, mối bạn tâm của họ đã khiến cho họ xem thường vinh dự của nhà vua.
6. Vẫn có những người khác "bắt đầy tớ của vua", "mắng chửi" họ và "giết đi".
7. Tất nhiên, nhà Vua là Đức Chúa Cha, và lời mời là một sự ban hiến ơn cứu rỗi đời đời. Israel đã được mời rồi, nhưng thì giờ hiện đã đến gần, Đấng Mêsi đã hiện diện! "Đầy tớ" là các vị tiên tri, đặc biệt là Giăng. Các khách mời khác là những người quá bận rộn không chú ý đến. Khách mời tỏ vẽ thù nghịch là các cấp lãnh đạo tôn giáo.
8. Nhà vua đã "nổi giận" "sai quân lính diệt những kẻ giết người đó, và đốt phá thành của họ". Lịch sử ghi lại rằng các binh đoàn La mã của Titus đã triệt hạ thành Jerusalem vào năm 70 SC.
9. Họ "không xứng" vì họ đã từ chối lời mời của nhà vua. Chúng ta chỉ được kể là xứng đáng do tiếp nhận lời mời đó.
B. Một vài thực khách mới đã được mời (các câu 9-10).
1. Khi ấy nhà vua truyền cho các đầy tớ khác "đi khắp các ngã tư, hễ gặp người nào thì mời cả đến dự tiệc". Các đầy tớ "nhóm lại hết thảy những người họ gặp, bất luận dữ [về đạo đức] lành [về đạo đức]" và phòng tiệc "đầy"  những người dự tiệc.
2. Đây là bức tranh trọn vẹn nói tới Sứ Mệnh Cao Cả (Mathiơ 28:18-20). Chúng ta là các "đầy tớ". Bất chấp lai lịch, hết thảy những ai tiếp nhận lời mời đến với ơn cứu rỗi sẽ trở thành chi thể của tiệc cưới lớn đó!
C. Một người không mặc áo lễ bị quăng ra ngoài (các câu 11-14).
1. Giữa vòng các “thực khách" nhà vua nhận ra một người "không mặc áo lễ". Người ấy không làm hư bữa tiệc vì mọi người đều được mời. Người ấy chỉ ăn mặc không thích ứng trong một dịp như thế.
2. Rõ ràng là nhà vua đã cung ứng cho loại quần áo thích ứng, nhưng người nầy đã chọn đến theo ý riêng của mình, chớ không phải theo ý của nhà vua. Khi bị hỏi, "người ấy đã làm thinh".
3. "Áo lễ" cung ứng cho chúng ta tiếp cận với thiên đàng là sự công bình của Đấng Christ được gán cho chúng ta. Êsai 61:10 chép: "Ta sẽ rất vui vẻ trong Đức Giê-hô-va, linh hồn ta mừng rỡ trong Đức Chúa Trời ta; vì Ngài đã mặc áo cứu rỗi cho ta; khoác áo choàng công bình cho ta, như chàng rể mới diện mão hoa trên đầu mình, như cô dâu mới dồi mình bằng châu báu".
4. Bất cứ ai đến với y phục của riêng mình, sự công bình riêng của mình sẽ bị "quăng ra ngoài nơi tối tăm".
5. Tin lành được gửi tới "nhiều người" (quyền tối cao của Đức Chúa Trời). Tuy nhiên chỉ có "ít người được chọn" hay nhận được lời mời của Ngài (trách nhiệm của con người).

***