Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2014

Bài 81 Mathiơ 23:34-39: "TIẾNG KÊU TẬN ĐÁY LÒNG CỦA CỨU CHÚA"


MATHIƠ – VUA CÁC VUA
Tiếng kêu tận đáy lòng
của Cứu Chúa
Mathiơ 23:34-39
1. Trong Cựu Ước, chúng ta thấy sách Ca thương, là sách khác nói về lời tiên tri của Giêrêmi. Thật là thú vị, "Ca thương" có nghĩa là "bài ca tang chế". Vị tiên tri hay than khóc đã viết với hai hàng nước mắt mọi điều sẽ giáng trên dân tộc của ông. Phân đoạn Kinh Thánh hôm nay đáng được gọi là: "Ca thương của Chúa Jêsus". Đây là tiếng kêu tận đáy lòng của Ngài về sự chối bỏ của dân tộc Ngài.
2. Như chúng ta đã lưu ý, chương 23 là sứ điệp sau cùng của Chúa Jêsus cho dân tộc Israel. Khi nói với "đoàn dân đông cùng các môn đồ Ngài", Ngài bắt đầu bằng một lời cảnh cáo về muông sói, các cấp lãnh đạo tôn giáo giả hình: "các thầy thông giáo và người dòng Pharisi". Họ sử dụng tôn giáo vì lợi ích riêng tư và tánh ích kỷ của họ, rồi lôi kéo dân sự xa cách Đức Chúa Trời (các câu 1-12). Bài giảng lên tới cao điểm khi Chúa Jêsus nói thẳng thừng vào các cấp lãnh đạo tôn giáo giả hình. Trong các câu 13-33, Ngài tuyên bố một loạt tám điều "khốn cho" hay những lời đoán phạt sẽ giáng xuống trên họ. Lời tuyên bố nầy lên tới cao điểm ở các câu 32-33, ở đây Ngài bảo họ "hãy làm cho đầy dẫy cái lường của tổ phụ các ngươi" rồi hỏi: "Làm thế nào các ngươi tránh khỏi sự đoán phạt nơi địa ngục được?"
3. Bây giờ ở tiểu đoạn cuối nầy trong sứ điệp của Chúa Jêsus, chúng ta nghe thấy tiếng kêu tận đáy lòng rất đau khổ của Cứu Chúa, một cánh cửa sổ để nhìn vào tấm lòng đầy sự thương xót của Đức Chúa Trời. Nếu tám điều “khốn cho” kia là sấm sét của một cơn bão đầy quyền lực sự đoán phạt của Đức Chúa Trời, những câu sau cùng nầy là thanh âm của những giọt nước mắt của Cứu Chúa rơi xuống giống như những hạt mưa vậy.
4. Trong tiểu đoạn nầy, chúng ta thấy cả sự đoán phạt sau cùng dành cho kẻ vô tín cùng bài kinh tạ ơn buồn rầu dành cho Israel.
I. Sự đoán phạt sau cùng dành cho các cấp lãnh đạo giả hình (các câu 34-36).
A. Đức Chúa Trời sẽ sai nhiều sứ giả đến nữa (câu 34).
1. Chúa Jêsus phán: "vậy nên" hay căn cứ vào sự thực quí vị sẽ "làm đầy… cái lường của tổ phụ các ngươi" và không "tránh khỏi sự đoán phạt nơi địa ngục được", Ngài sẽ sai "những Đấng tiên tri, kẻ khôn ngoan và thầy thông giáo" đến với họ, đến nỗi sẽ bị họ "giết", "đóng đinh trên cây thập tự""đánh đập" hầu cho họ sẽ sa vào tội lỗi khiến cho "hết thảy máu vô tội bị tràn ra trên mặt đất".
2. Chúa Jêsus đã sử dụng từ ngữ Do thái để khán thính giả của Ngài sẽ hiểu được hầu mô tả công việc của Hội thánh đầu tiên. Ngài phán Ngài sẽ sai phái nhiều "Đấng tiên tri" hay các sứ đồ, về mặt siêu nhiên họ nói ra Lời Đức Chúa Trời giống như các Đấng tiên tri thời Cựu Ước. "Kẻ khôn ngoan" là hạng người trung tín của Đức Chúa Trời trỗi cao hơn các sứ đồ giống như Êtiên, Abôlô và Philíp. Kế đó có những "thầy thông giáo" họ viết ra và ghi chép lại Ngôi Lời, những người giống như Mác và Luca.
3. Sự thương xót của Đức Chúa Trời rất là lớn. Qua những người Do thái đã được lập làm chứng nhân của Ngài trong hàng ngàn năm, mặc dù Emmanuên đã đến và đã bước đi giữa vòng họ, Đức Chúa Trời vẫn và sẽ tiếp tục làm chứng cho họ về ân điển của Ngài.
4. Ngài tiếp tục bằng chiều sâu lớn lao hơn với hạng bất kỉnh nhất trong loài người. Ngài lặp lại những lời cảnh cáo của Ngài. Ngài gửi hết sứ điệp nầy đến sứ điệp khác, hết sứ giả nầy đến sứ giả khác đến với họ. Ngài quở trách họ và kêu gọi họ hãy ăn năn. Ngài "lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn" (II Phierơ 3:9).
5. Đức Chúa Trời kêu gọi loài người phải ăn năn. Ngài đang gõ vào cánh cửa lòng của họ với sự đau ốm và bịnh tật. Ngài kêu gọi lương tâm họ bằng sự làm chứng của những tín đồ trung tín. Ngài đặt họ trước mồ mả của gia đình và bạn bè đang mở ra. Ngài khiến họ phải suy nghĩ tới sự sống sau khi chết. Hầu hết đều không nhìn thấy chương trình hay ân sũng của Ngài. Dù vậy, họ không thể chữa mình được.
6. Chúa Jêsus sẽ phái các đại biểu sau cùng nầy đến để cho kẻ phạm tội đời đời không chữa mình được khi sự đoán phạt của Đức Chúa Trời giáng xuống.
7. Chúa Jêsus bảo người Do thái rằng các tôi tớ trung thành của Ngài "một số người trong họ, các ngươi sẽ giết và đóng đinh trên cây thập tự". Có lẽ điều nầy có ý nói tới cả phương tiện hành hình của người Do thái và người La mã. Chúa Jêsus đã bị đóng đinh trên cây thập tự. Truyền thuyết cho biết rằng Phierơ đã bị đóng đinh ngược trên cây thập tự. Êtiên đã bị ném đá chết. Giacơ bị gươm giết chết.
8. Ngài phán: "trong những người ấy, kẻ thì các ngươi sẽ giết và đóng đinh trên cây thập tự, kẻ thì các ngươi sẽ đánh đập trong nhà hội mình, và các ngươi sẽ đuổi bắt họ từ thành nầy qua thành kia". Phaolô nói trong II Côrinhtô 11:24-25: "năm lần bị người Giu-đa đánh roi, mỗi lần thiếu một roi đầy bốn chục; ba lần bị đánh đòn; một lần bị ném đá…". Ông đã từng bắt bớ nhiều Cơ đốc nhân "từ thành nầy qua thành kia" cũng như chính mình ông đã bị bắt bớ cùng một kiểu cách ấy. Sách Công Vụ các Sứ Đồ cho thấy rằng ông đã bị người ta xua đuổi ra khỏi khỏi nhiều thành phố.
B. Sứ giả của Đức Chúa Trời sẽ nhất quyết về tội lỗi của họ (các cấp 34-35).
1. Chúa Jêsus sẽ phái người của Ngài "đến cùng các ngươi, hầu cho hết thảy máu vô tội bị tràn ra trên mặt đất".
2. Trong khi nhiều người sẽ được cứu; các cấp lãnh Do thái nầy sẽ tiếp tục chối bỏ Đấng Mêsi của họ. Dân sự của Đức Chúa Trời sẽ trở thành những vị Mục sư của ơn chửng cứu cho nhiều người, nhưng cũng là Mục sư của sự đoán phạt cho những kẻ nào chối bỏ Đấng Christ.
3. Người ta càng nghe Lẽ thật của Đức Chúa Trời tội lỗi của họ càng lớn lao hơn và sự đoán phạt càng lớn hơn nữa khi họ chối bỏ Lẽ thật đó.
4. Chúa Jêsus nhắc tới "máu Abên là người công bình" đã kêu la với Đức Giêhôva từ dưới đất, ngay tại nơi Abên bị Cain anh mình giết chết (Sáng thế ký 4.10). Cain không chịu đựng nổi sự công bình của em mình, vì vậy Cain đã giết Abên.
5. Có một sự khác biệt giữa vòng các giáo sư Kinh Thánh như về lai lịch của "Xachari là con của Balachi" là người đã bị "giết ở giữa khoảng đền thờ và bàn thờ". II Sử ký 24 mô tả thể nào Xachari con của Giêhôgiađa đã bị ném đá theo lịnh của Vua Giôách vì dám đứng nghịch lại sự thờ lạy hình tượng của ông. Có hơn 20 người mang tên "Xachari" trong Kinh Thánh Cựu Ước. Tiên tri Xachari là "con trai của Balachi" (Xachari 1:1). Ông là một trong những tiên tri cuối cùng của thời kỳ Cựu Ước. Có lẽ Chúa Jêsus đã chọn hai cái tên nầy, một, vào lúc bắt đầu và một vào lúc cuối của thời Cựu Ước để tượng trưng cho hết thảy những ai đã xuất hiện ở giữa hai người.
6. Hãy chú ý Chúa Jêsus phán: "mà CÁC NGƯƠI đã giết". Mặc dù các sự cố nầy đã diễn ra hàng trăm năm trước khi các khán thính giả của Ngài chào đời, họ đã cưu mang tội lỗi vì họ đã chối bỏ Đấng Mêsi của họ.
7. Đức Chúa Trời không hề quên tội lỗi chưa được tha thứ. Những tội lỗi chưa ăn năn cách đây một ngàn năm vẫn còn mới mẻ trong lý trí của Ngài cũng y như tội lỗi chưa ăn năn của ngày hôm nay vậy.
8. Huyết của những nhà tuận đạo vẫn còn kêu la cùng Đức Chúa Trời. Các tín đồ có lòng trung tín, họ đã chết trong những kỹ nguyên tăm tối, họ đã bị thiêu sống trong suốt thời kỳ Cải Chánh và bị Toà Án Pháp Đình kết án tử hình, hết thảy vẫn còn được kể tới. Thi thiên 58:11 chép: "Người ta sẽ nói rằng: Quả hẳn có phần thưởng cho kẻ công bình, quả hẳn có Đức Chúa Trời xét đoán trên đất".
9. Một thành ngữ xưa nói rằng: "Cái cối công bình của Đức Chúa Trời xay tuy chậm, nhưng  rất nhuyễn".
10. Tội lỗi của tình trạng nô lệ tại nước Mỹ vào thế kỷ thứ 18 đã phải trả giá bằng một cuộc nội chiến đổ máu vào thế kỷ thứ 19. Một sử gia nói: "Tình trạng nô lệ là con rắn độc thu mình nằm dưới cái bàn hội nghị của quốc hội".
11. Người nào cứ lo bắt bớ dân sự của Đức Chúa Trời sẽ đối diện với cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời. Ngài nhìn biết khi nào con cái Ngài bị tổn thương, bị chế nhạo hay bị vu khống vì cớ đức tin của họ. Ngài không hề quên tấn công con cái của Ngài chính là tội lỗi của họ, y như họ đã tấn công Ngài vậy. Xachari 2:8 chép: "…vì ai đụng đến các ngươi tức là đụng đến con ngươi mắt Ngài".
C. Sự đoán phạt đó sẽ giáng trên dòng dõi nầy (câu 36).
1. Chúa Jêsus phán: "Quả thật, ta nói cùng các ngươi, mọi điều đó sẽ xảy đến cho dòng dõi nầy".
2. "Dòng dõi" nầy sẽ chẳng qua cho tới chừng sự ứng nghiệm đầy đủ và sự huỷ diệt hoàn toàn thành Jerusalem đã diễn ra. Nguyện mắt của quí vị sẽ nhìn vào trang Kinh Thánh ở 24:2. Sau khi thấy "các nhà thuộc về đền thờ", Chúa Jêsus phán cùng các môn đồ Ngài: "Quả thật, ta nói cùng các ngươi, đây sẽ không còn một hòn đá nào chồng trên một hòn khác mà không bị đổ xuống".
3. Chúa Jêsus đã loan báo trước điều sẽ xảy ra 40 năm sau vào năm 70 SC. Ngài gọi điều nầy là "ngày báo thù" trong Luca 21:22.
4. Vào năm 66 SC, một cuộc cách mạng của người Do thái đã nổ ra chống lại Rôma. Sử gia Josephus ghi lại thể nào Rôma đã sai quân viễn chinh của họ dưới quyền chỉ huy của Tướng Titus để đánh hạ phe nổi loạn. Hàng ngàn người đã bị giết trong xứ Galilê. Titus tiến vào thành Jerusalem với 80.000 binh lính rồi vây chặt thành phố. Khi người Do thái không chịu đầu hàng, ông ta đã đánh cả thành phố bằng gươm.
5. Từ khi ấy trở đi, thậm chí cho tới những năm gần đây, người Do thái đã bị bắt bớ và bị giết. Ngày nay xứ sở Israel thường xuyên chịu nhiều cuộc tấn công. Tại sao phải chịu vậy chớ?
6. Chúa Jêsus đã hứa rằng khi quốc gia Israel chối bỏ các Đấng tiên tri và Đấng Mêsi của nó, nó sẽ chối bỏ sự làm chứng giàu ơn của Tin lành bởi các sứ đồ. Họ sẽ nhìn thấy công việc lạ lùng của Chúa trong những ngày đầu sớm sủa của Hội thánh mà cứ cố tình xây lưng đi.
7. Trong nhiều thế kỷ, Đức Chúa Trời đã để cho sự đoán phạt thiêng liêng giáng trên xứ sở, nhưng cũng bảo tồn theo cách thiêng liêng xứ sở ấy cho tới ngày đó, là ngày mà nó sẽ công nhận Đấng Mêsi của mình. Hãy chú ý câu 39: "Vì, ta bảo, các ngươi sẽ không thấy ta nữa, cho đến lúc các ngươi sẽ nói rằng: Phước cho Đấng nhơn danh Chúa mà đến!"
II. Lời tạm biệt sau cùng dành cho người Do thái (các câu 37-39).
A. Lòng thương xót bao la của Chúa Jêsus (các câu 37-38).
1. Buổi sáng hôm trước, khi Chúa Jêsus cỡi lừa vào thành phố, Ngài đã phán: "Ước gì, ít nữa ngày nay, mầy đã hiểu biết sự làm cho mầy được bình an! Song hiện nay những sự ấy kín giấu nơi mắt mầy" (Luca 19:42).
2. Chúa Jêsus đã bật khóc, không nghi ngờ chi nữa với hai hàng nước mắt trên gò má Ngài: "Hỡi Giê-ru-sa-lem, Giê-ru-sa-lem". Cũng một cung cách ấy Ngài đã phán: "Hỡi Mathê, Mathê" hay "Hỡi Simôn, Simôn" Ngài đã phán cùng dân Israel.
3. Ngài đã phán: "ngươi [cứ] giết các đấng tiên tri và [cứ] ném đá những kẻ chịu sai đến cùng ngươi".
4. Sâu xa hơn, Ngài buồn rầu mà nói: "bao nhiêu lần ta muốn nhóm họp các con ngươi như gà mái túc con mình lại ấy trong cánh". Tiếp đến Ngài phán: "Nhưng các ngươi chẳng khứng!" Giăng 1:11 chép: "Ngài đã đến trong xứ mình, song dân mình chẳng hề nhận lấy".
Có bao giờ quí vị ở trong một sân nuôi gà chưa? Bà nội tôi có một sân nuôi gà ở phía sau nhà của bà. Một con gà mẹ sẽ nhóm mấy con gà con của mình lại. Nó xoè rộng đôi cánh bên trên chúng và kéo chúng vào gần thân mình nó. Bên dưới đôi cánh của nó chúng sẽ tìm được hơi ấm, an toàn và yên ninh. Cảm nhận được nhịp đập của quả tim của nó làm cho chúng được an lòng. Dại dột làm sao khi chú gà con nào "chẳng khứng" rồi chạy ra khỏi lòng mẹ nó. Nó sẽ trở thành con mồi dễ dàng cho bất kỳ một con dã thú nào khác.
5. Thi thiên 36:7 chép: "Hỡi Đức Chúa Trời, sự nhơn từ Chúa quí biết bao! Con cái loài người nương náu mình dưới bóng cánh của Chúa".
G. Campbell Morgan đã viết: "Mục đích của Ngài không phải là đưa ra một lời rủa sả mà là đưa tới một phước hạnh; không phải rên rỉ khốn khổ do thất bại, mà là ca ngợi con người. Chúng ta nhớ hình ảnh người mẹ của Sôphôni: ‘Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ở giữa ngươi; Ngài là Đấng quyền năng sẽ giải cứu ngươi: Ngài sẽ vui mừng cả thể vì cớ ngươi; vì lòng yêu thương mình, Ngài sẽ nín lặng; và vì cớ ngươi Ngài sẽ ca hát mừng rỡ’" (Sôphôni 3:17).
6. Trọng tâm của tội lỗi là do "chẳng khứng" khi Đức Chúa Trời kêu gọi!
7. Kinh Thánh dạy rằng Đức Chúa Trời là tối cao trên muôn vật, tuy nhiên Kinh Thánh chưa hề dạy “thuyết quyết định” (determinism), rằng mọi hành động của ý chí con người hoàn toàn đã được tiền định. Đức Chúa Trời đã "khứng" cho Israel được cứu, thế nhưng Israel đã "chẳng khứng".
J.C. Ryle từng viết: "Bổn tánh của con người vốn bất lực, không thể nghĩ  điều chi tốt đẹp về cái tôi của mình, không có quyền hướng bản thân mình vào đức tin và kêu cầu Đức Chúa Trời, con ngươi có một khả năng mạnh mẽ chuyên hủy phá chính linh hồn mình. Thật lấy làm tốt khi con người ở trong tình trạng vô quyền, con người luôn có khả năng hướng về điều ác. Nói thẳng ra, chúng ta thấy một người chẳng làm chi được cho chính bản thân mình, nhưng chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng chính ý chí của người là ngôi của tình trạng bất lực đó. Một ý chí muốn ăn năn và tin theo chẳng có người nào tạo ra được cho mình, nhưng một ý chí muốn chối bỏ Đấng Christ và đi đường riêng mình, tự trong bản chất mỗi con người đều có, và nếu sau cùng chẳng được cứu, ý chí ấy sẽ đem lại sự hủy diệt cho người đó".
8. Khi có ai đó chối bỏ Đấng Christ, đây không phải là hành động của may rủi, mà là một sự luyện tập của ý chí trong tội lỗi.
9. Ở đây chúng ta thấy sự cân đối rất tinh tế nơi quyền tể trị tối cao của Đức Chúa Trời và trách nhiệm của con người. Tấm lòng chai cứng nhất của con người có thể trở nên sẵn lòng do quyền phép của Đức Chúa Trời tạo ra. Ân điển của Đức Chúa Trời là một sức mạnh vô đối. Còn con người là một hữu thể có trách nhiệm. Êtiên đã buộc tội người Do thái khi ông nói trong Công Vụ các Sứ Đồ 7:51: "Hỡi những người cứng cổ, lòng và tai chẳng cắt bì kia! Các ngươi cứ nghịch với Đức Thánh Linh hoài; tổ-phụ các ngươi thế nào, thì các ngươi cũng thế ấy!" Khi con người không chịu đến với Đấng Christ, không phải vì Ngài không khứng cứu lấy họ, nhưng vì họ không khứng chạy đến với Ngài.
10. Chúa Jêsus sẽ cứu hết thảy mọi người nhưng hết thảy mọi người sẽ không được cứu. Sự cứu rỗi hoàn toàn là công việc của Đức Chúa Trời nhưng sự hư mất của con người hoàn toàn là do chính con người. Trong cõi đời đời, người được cứu sẽ dâng lên mọi sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời, còn kẻ bị hư mất sẽ chẳng có ai để đổ thừa cho trừ ra chính mình họ.
11. Chúa đã phán "các ngươi chẳng khứng" cũng nói về nhiều người trong chính thế hệ của chúng ta nữa. Có lẽ họ đã có một bằng chứng lớn lao về ân điển của Đức Chúa Trời hơn bất kỳ một thế hệ nào khác trước họ. Nói chung, như một tổng thể, họ đã "chẳng khứng", rồi vì thế tội lỗi họ sẽ xét đoán họ.
12. Trong câu 38, Chúa Jêsus phán: "Nầy! Nhà các ngươi sẽ bỏ hoang". Khi đứng trên nền của đền thờ ở đó, tôi tin Chúa Jêsus đã đề cập tới điều mà Ngài đã nói trước đó "Nhà của Cha ta" (Giăng 2:16)"Nhà ta" (Mathiơ 21”13). Giờ đây Ngài gọi nhà nầy là "Nhà các ngươi", một tham khảo tới cả nước. Ngài đã gọi họ là Ycabốt vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời đã lìa khỏi họ. Sự hoang vu trong nhà đã được tạo ra bởi sự vắng mặt của Chủ Nhà.
B. Sự trở lại đạo không lấy gì làm chắc chắn của dân Israel (câu 39).
1. Chúa Jêsus nói thêm một câu cuối có cả sự phán xét và hy vọng. Sự phán xét là: "Các ngươi sẽ không thấy ta nữa". Sau sự chết, sự chôn và sự sống lại của Ngài, Chúa Jêsus đã hiện ra nhiều lần cho các môn đồ Ngài xem thấy, nhưng không bao giờ cho những người Do thái vô tín xem thấy.
2. Sự hy vọng là: "cho đến lúc". Ngài không phán "trừ phi" đưa ra điều kiện có lời hứa mà "cho đến lúc" có nghĩa là có một thời điểm trong tương lai khi hết thảy người Israel sẽ nói: "Phước cho Đấng nhơn danh Chúa mà đến!"
3. Nhiều ngày trước đó họ đã hô to lời ngợi khen dành cho Đấng Mêsi từ Thi thiên 118:26 khi Ngài cỡi lừa vào thành. Chúa Jêsus đã nhìn thấy thời điểm dân sót Israel chân thật sẽ tôn vinh Ngài là Vua.
4. Hướng sang Xachari (là người "bị giết giữa khoảng đền thờ và bàn thờ") 12:8-10; 13:1-2; 14:1-9.
5. Lòng thương xót của Chúa Jêsus dành cho người công bình không hề làm mất đi lòng thương xót của Ngài dành cho người tệ hại nhất. Lòng thương xót của Ngài dành cho người tệ hại nhất không hề làm mất đi lòng thương xót của Ngài dành cho người công bình.

***