Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2011

Bài 11: Mathiơ 5.5: "PHƯỚC CHO NHỮNG KẺ NHU MÌ"


MATHIƠ – VUA CÁC VUA

SỨ ĐIỆP CỦA NHÀ VUA

PHƯỚC CHO
NHỮNG KẺ NHU MÌ

Mathiơ 5.5

1. Xã hội chúng ta xem thường những ai có tánh nhu mì. Tôi nhớ khi còn nhỏ đang đọc trong một tấm biển quảng cáo sau bìa của loại sách báo hài. Luôn luôn có hình vẽ một gã gầy nhom đứng bên bờ biển với cát dính đầy mặt. Sau khi Trường Charles Atlas đã dạy hắn rèn luyện thân thể, hắn có thể làm cho kẻ bắt nạt hắn phải bỏ đi. Mỗi đứa trẻ trong nước Mỹ đều ghét cái gã gầy nhom hiền từ kia và đã tán thưởng kẻ biết rèn luyện thân thể ấy. Chẳng một người nào là hiền lành hết. Đấy là lý do tại sao lời phán của Chúa Jêsus: “Phước cho những kẻ nhu mì” dường như rất xa lạ đối với chúng ta.
2. Lời phán nầy cũng rất xa lạ đối với khán giả của Ngài trong thế kỷ đầu tiên. Họ đã xem thường tình trạng hiền lành. Họ là những người Dothái kiêu căng, con cháu của Ápraham, là tuyển dân của Đức Chúa Trời. Họ mong đợi một Đấng Mêsi đầy quyền lực, là Đấng sẽ cất bỏ cái ách nô lệ của người La mã và giúp họ “hưởng đất làm cơ nghiệp”.
3. Có những nhóm người Dothái khác nhau trông mong các loại Đấng Mêsi khác nhau.

A. NGƯỜI PHARISI là những người chạy theo truyền khẩu. Họ nghĩ Ngài sẽ đến giống như Môise với dịch lệ và các phép lạ giống như chia Biển Đỏ ra làm hai vậy.
B. NGƯỜI SAĐUSÊ là hạng người theo chủ nghĩa đổi mới. Họ mong đợi một cấp lãnh đạo năng nổ về chính trị, là người sẽ dùng sự khôn ngoan và ảnh hưởng tuyệt đối mà giải cứu họ.
C. HẠNG NGƯỜI QUÁ KHÍCH là các nhà hoạt động chính trị. Họ trông đợi một Đấng Mêsi quân sự, một Tướng lãnh giống như Giôsuê.

4. Đấng Mêsi thật không phải là Đấng giống như vừa nêu ở trên. Nếu họ đã đọc sách Êsai, họ đều biết rằng Ngài là một Cứu Chúa chịu thương khó. Ngài dịu dàng và nhu mì. Êsai 42.3 chép về Ngài như sau: “Người sẽ chẳng bẻ cây sậy đã giập, và chẳng dụt tim đèn còn hơi cháy”. Chúa Jêsus đã nói về chính mình Ngài ở Mathiơ 11.29: “Ta có lòng nhu mì, khiêm nhường”. Khi Ngài đến và đã phán: “Phước cho những kẻ nhu mì”, họ đã chối bỏ Ngài. Họ không muốn có một Đấng Mêsi nhu mì. Ngài là một sự thất vọng hoàn toàn.
5. Chúa Jêsus đã và đang là Đức Chúa Trời toàn năng, toàn tri. Ngài là Đấng đã phán thì vũ trụ thành hình, lại đã đến như một con người hiền lành, nhu mì, Ngài là tấm gương trọn vẹn về tánh nhu mì.

I. Ý NGHĨA CỦA SỰ NHU MÌ.
A. Định nghĩa CƠ BẢN.
1. Trong xã hội chúng ta, “nhu mì” được hiểu là một sự yếu đuối, ẻo lả, không vững chắc, bấp bênh hoặc thậm chí nhu nhược như đàn bà. Tự điển Webster định nghĩa từ ngữ nầy là “thiếu can đảm và hèn nhát, không cứng rắn hay mạnh mẽ”. Hãy tưởng tượng một nhân viên quản lý nói với các nhân viên đứng bán hàng rằng: “Bây giờ hãy đứng tại cửa hàng và phải nhu mì với khách hàng của quý vị”.
2. Chữ “nhu mì” trong Kinh Thánh ra từ chữ Hy lạp praos, có nghĩa là “dịu dàng, khiêm nhường hay tử tế”. Tiếng Hy lạp cổ điển sử dụng từ nầy theo nhiều cách khác nhau:
a. Nhu mì có ý mô tả một loại thuốc dễ chịu.
b. Nhu mì có ý nói tới một cơn gió nhẹ.
c. Nhu mì có ý nói tới một sợi dây thừng bị sút rời ra và có ích lợi.
d. Nhu mì có ý nói tới người biết đối xử với người khác bằng sự tôn trọng, kính nể, lễ độ, và nhã nhặn.
e. Trong một tác phẩm của Plato, một đứa trẻ yêu cầu vị y sĩ phải “nhẹ nhàng” với nó. Cũng chính là từ ngữ nầy.
B. Định nghĩa theo VĂN MẠCH.
+ Chỉ biết qua phần định nghĩa cơ bản thôi thì chưa đủ, chúng ta cần phải biết từ ngữ nầy được sử dụng như thế nào torng văn mạch của Các Phước Lành.

1. Nhu mì giống với “có lòng khó khăn”. Cả hai đều là đặc điểm chính nói tới sự khiêm nhường.
2. “Có lòng khó khăn” nghĩa là chúng ta tập trung vào sự nghèo khó về mặt thuộc linh của chúng ta. Chúng ta hiểu rõ tình trạng tội lỗi của mình. sự hiểu biết đó khiến cho chúng ta phải khiêm nhường. “Nhu mì” có nghĩa là chúng ta tập trung vào sự thánh khiết và quyền phép của Đức Chúa Trời, điều nầy cũng khiến cho chúng ta phải hạ mình xuống.
3. Chúng ta có thể nhìn thấy một chuỗi logic trong các Phước Lành. Khi một người “có lòng khó khăn” (Phước lành 1) thì người sẽ “than khóc” (Phước lành 2) về tội lỗi mình và được “yên ủi” bởi ân điển và sự tha thứ của Đức Chúa Trời. Khi một người trở nên “nhu mì” (Phước lành 3) do công nhận sự thánh khiết và qyền phép của Đức Chúa Trời, người ấy sẽ “đói khát sự công bình” (Phước lành 4).
C. Nhu mì là chương trình của Đức Chúa Trời dưới GIAO ƯỚC CŨ.
1. Gióp đã nói Đức Chúa Trời: “Nhắc lên cao những kẻ bị hạ xuống, Và cứu đỡ những người buồn thảm cho được phước hạnh” (5.11).
2. Dân số ký 12.3 chép: “Vả, Môi-se là người rất khiêm hòa hơn mọi người trên thế gian”.
3. Thi thiên 25.9 chép: “Ngài sẽ dẫn kẻ hiền từ cách chánh trực, Chỉ dạy con đường Ngài cho người nhu mì”.
4. Thi thiên 147.6 chép: “Đức Giê-hô-va nâng đỡ người khiêm nhường, Đánh đổ kẻ ác xuống đất”.
5. Êsai 29.19 chép: “Những người nhu mì cũng sẽ được thêm sự vui vẻ trong Đức Giê-hô-va”.
D. Nhu mì là chương trình của Đức Chúa Trời trong GIAO ƯỚC MỚI.
1. Trong Êphêsô 4.1-2, Phaolô nói: “Vậy, tôi… khuyên anh em phải ăn ở một cách xứng đáng với chức phận mà Chúa đã gọi anh em, phải khiêm nhường đến điều, mềm mại đến điều, phải nhịn nhục, lấy lòng thương yêu mà chìu nhau”.
2. Ông đã nói trong Côlôse 3.12: “Vậy anh em là kẻ chọn lựa của Đức Chúa Trời, là người thánh và rất yêu dấu của Ngài, hãy có lòng thương xót. Hãy mặc lấy sự nhân từ, khiêm nhường, mềm mại, nhịn nhục”.
3. Ông nhắc cho Tít nhớ: “chớ nói xấu ai, chớ tranh cạnh, hãy dong thứ, đối với mọi người tỏ ra một cách mềm mại trọn vẹn” (Tít 3.1-2).
E. NHỮNG SỰ HIỂU SAI về nhu mì.
1. Nhu mì không phải là YẾU ĐUỐI. Từ ngữ nói tới yếu đuối đã được người ta sử dụng trong văn chương ngoài Kinh Thánh để nói đến một con ngựa đã được thuần hoá. Vì cớ đó, mới có quan điểm: “chịu dưới quyền điều khiển”.
a. Một con ngựa đã được thuần hoá rất hữu dụng và an toàn. Tuy nhiên, một con ngựa không thể điểu khiển được thì vô dụng và rất nguy hiểm.
b. Một phương thuốc có khả năng chế ngự sẽ đem lại sự chữa lành. Dù vậy một phương thuốc không chế ngự được sẽ giết chết người.
c. Một ngọn gió thổi với tốc độ vừa phải rất có ích lợi cho việc bơm nước và cung cấp năng lượng. Một ngọn gió không chế ngự được sẽ là ngọn gió mang tính huỷ diệt.
d. Người nào có thể kiềm chế lời nói của mình là người có lòng can đảm và biết tiết độ. Người nào không kềm chế được sẽ gây ra lắm thiệt hại.
e. Có người nói: “Nếu bạn nghĩ nhu mì là yếu đuối, hãy thử làm người nhu mì trong một tuần lễ xem sao!”.
2. Nhu mì không phải là HÈN NHÁT.
a. Có người tin rằng “đưa má bên kia” (câu 39) là một hành động hèn nhát.
b. Chúa Jêsus là con người can đảm nhất đã từng sinh sống. Ngài đã đối diện với mọi tội lỗi độc địa nhất, địa ngục và sự chết trên thập tự giá.
c. Mặc dù Ngài không hề tự biện hộ cho mình, Ngài rất mau mắn biện hộ cho người khác. Ngài đã dùng chiếc roi da đánh đuổi những kẻ đổi bạc!
d. Một Cơ đốc nhân trưởng thành đã chết bản ngã và vì thế sẽ không lo lắng gì về sự tổn thương, lăng nhục, hay bị thua thiệt.
3. Nhu mì không phải là TẾ NHỊ THEO CON NGƯỜI.
a. Ấy chẳng phải là thiếu lòng tin hay thiếu lễ độ, nhưng một người công bình phải biết kính sợ Chúa và tôn trọng người khác.
b. I Phierơ 2.22-23 nhắc cho chúng ta nhớ tới tấm gương của Chúa Jêsus: “Ngài chưa hề phạm tội, trong miệng Ngài không thấy có chút chi dối trá; Ngài bị rủa mà chẳng rủa lại, chịu nạn mà không hề hăm dọa, nhưng cứ phó mình cho Đấng xử đoán công bình; Ngài gánh tội lỗi chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ, hầu cho chúng ta là kẻ đã chết về tội lỗi, được sống cho sự công bình; lại nhân những lằn đòn của Ngài mà anh em đã được lành bịnh”.
II. CÁC TẤM GƯƠNG VỀ SỰ NHU MÌ.
A. ÁPRAHAM (Sáng thế ký 13.5-12).
1. Sau khi Đức Chúa Trời đưa Ápraham cùng gia đình ông vào xứ Canaan. Một cuộc tranh cãi nổi lên giữa các tôi tớ của Ápraham và tôi tớ của cháu ông là Lót về các quyền lợi, về đồng cỏ cho gia súc ăn.
2. Đức Chúa Trời đã ban hết xứ cho Ápraham. Ông là người của Đức Chúa Trời với giao ước của Đức Chúa Trời. Lót chỉ là người cháu hư hỏng, là người nương cậy mọi sự vào Ápraham. Ápraham là bác của Lót và là bậc trưởng thượng của ông ta.
3. Ápraham có thể nói: “Hãy nghe đây, cháu là kẻ ăn bám ta, cháu quá tự phụ, cháu nên chăn thả súc vật chỗ nào ta bảo cháu thôi”.
4. Tuy nhiên, Ápraham lại bằng lòng nhường mọi quyền lợi của mình vì cớ đứa cháu, vì cớ sự hoà thuận, và vì cớ sự làm chứng của họ.
5. Ápraham vốn có quyền làm bất cứ điều chi ông muốn. Tuy nhiên quyền hạn đó đã được ông kềm giữ lại. Với sự khiêm hoà, ông đã từ khước mọi quyền hạn của mình.
B. GIÔSÉP (Sáng thế ký 45.5, 8; 50.19-20).
1. Giôsép đã bị các anh mình bán sang Aicập làm nô lệ. Trải qua thời gian, Đức Chúa Trời đã thăng cấp cho Giôsép từ nô lệ lên làm Thủ Tướng cai quản khắp cả Aicập.
2. Khi các anh đến với Giôsép để mua lúa ăn, ông có thể giết chết họ hoặc bắt họ làm nô lệ. Thay vì thế, “Người cất tiếng lên khóc; dân Ê-díp-tô nghe và nhà Pha-ra-ôn nghe nữa” (Sáng thế ký 45.2).
3. Ông đã bày tỏ chính mình ra cho các anh thấy rồi tỏ lòng thương xót họ (Sáng thế ký 45.5, 8; 50.19-20).
4. Trong sự nhu mì, Giôsép vốn biết Đức Chúa Trời đã đặt ông vào chỗ xét đoán.
C. MÔISE (Sáng thế ký 12.3).
1. Chúng ta đã biết rồi, Môise “là người rất khiêm hoà hơn mọi người trên thế gian”.
2. Tuy nhiên, hãy nhớ chính Môise là người đã nổi giận vì sự ngược đãi dân Hêbơrơ, nên mới giết chết một đốc công người Aicập (Xuất Êdíptô ký 2.11-12).
3. Chính Môise là người đã đập vỡ nát hai bảng đá luật pháp đầu tiên khi ông nhìn thấy dân sự say sưa đang nhảy múa quanh con bò con vàng.
4. Trong Xuất Êdíptô ký 3 khi Đức Chúa Trời kêu gọi Môise trở thành đấng giải cứu cho Ngài, Môise đã nói rằng ông không thể làm nổi việc đó và ông không phải là một tay nói giỏi.
5. Môise vốn nhu mì và hạ mình không phải vì ông yếu đuối đâu, ông sẽ biện hộ cho bất cứ ai trước mặt Đức Chúa Trời, nhưng ông không tự biện hộ mình trước mặt Đức Chúa Trời.
D. ĐAVÍT (I Samuên 24.5-7; II Samuên 16.5-12).
1. Đức Chúa Trời đã chọn Đavít thay thế cho vua Saulơ. Vì điều nầy Saulơ đã thù ghét Đavít, nên đã dẫn quân truy đuổi và tìm giết Đavít.
2. Đavít có một cơ hội để giết chết Saulơ khi Saulơ vào trong hang động Ênghêđi để đi tiện. Người của Đavít đã hành động giống như họ tung hô khích lệ ông bước tới giết Saulơ ngay giây phút cơ hội ấy. Thay vì thế, ông “cắt trộm vạt áo tơi của vua”.
3. Tuy nhiên, vì cớ tánh nhu mì, “lòng người tự trách về điều mình đã cắt vạt áo tơi của vua”. Ông đã ngăn trở người của mình (các câu 5-7).
4. Ở một trường hợp khác, rất lâu về sau khi Đavít đã lên làm vua, con trai ruột ông là Ápsôlôm đã mưu nghịch ông rất thành công và trục xuất ông ra khỏi Jêrusalem.
5. Một trong các người thân của Saulơ – Simêi đã công khai rủa sả Đavít và ném đá vào người ông. Một trong những người mạnh sức của Đavít đã thắc mắc: “Cớ sao con chó chết kia dám mắng vua chúa tôi? Hãy để tôi đi chém đầu nó!”.
6. Đavít đã ngăn cản người đó vì cớ sự nhu mì (các câu 10-12).
7. Ông là một chiến sĩ rất mạnh sức chiến đấu cho Đức Chúa Trời, song ông không hề tự tôn hay bảo vệ mình.
E. PHAOLÔ (Philíp 3.3; 4.13).
1. Phaolô là người có học vấn cao hơn hết trong các vị sứ đồ, thế mà ông là một người rất nhu mì. Ông đã nói trong Philíp 3.3 rằng ông “chẳng hề tin cậy vào xác thịt”.
2. Dù vậy, Phaolô có lòng tin tưởng hoàn toàn vào Đức Chúa Trời. Trong 4.13, ông viết: “Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi”.
F. CHÚA JÊSUS (Mathiơ 11.28-29; Philíp 2.5-8).
1. Dĩ nhiên Chúa Jêsus là tấm gương quan trọng nhất về sự nhu mì. Ngài đã phán trong Mathiơ 11.28-29: “Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ. Ta có lòng nhu mì, khiêm nhường; nên hãy gánh lấy ách của ta, và học theo ta; thì linh hồn các ngươi sẽ được yên nghỉ”.
2. Có lẽ Philíp 2.5-8 là chỗ nói tới sự hạ mình quan trọng nhất của Ngài.
III. KẾT QUẢ CỦA SỰ NHU MÌ.
A. Kết quả CHUNG.
Chúa Jêsus phán rằng “kẻ có lòng nhu mì” sẽ được “phước”. Họ biết rõ ơn phước và niềm vui mừng vì Đức Chúa Trời đã làm cho họ được vui mừng.
B. Kết quả ĐẶC BIỆT.
1. Chúa Jêsus phán “những kẻ nhu mì” được “phước” vì họ sẽ hưởng được đất. Từ “hưởng” có ý nói tới việc nhận lãnh phần gia tài hay cơ nghiệp của một người. Đây là chỗ trưng dẫn trực tiếp Thi thiên 37.11. 2. Chúng ta đã thấy được điểm tương đồng giữa việc làm “người nhu mì” và việc “có lòng khó khăn”. Một người phải nhìn nhận tình trạng nghèo khó thuộc linh của mình rồi với sự “nhu mì” tiếp nhận Đấng Christ trước khi người được cứu. Cho nên chỉ có người “nhu mì” mới là người sẽ “hưởng được đất”.
3. Đức Chúa Trời bảo Ađam phải “quản trị” hay cai trị trên đất. Quyền hạn và khả năng quản trị của ông đã được thiết lập kia không còn có hiệu lực nữa do Sự Sa Ngã. Nhờ sự cứu rỗi Đức Chúa Trời phục hưng lại quyền quản trị của chúng ta. Chúng ta sẽ “hưởng” lấy quyền ấy một ngày kia.
4. Xuyên suốt lịch sử, dân sự của Đức Chúa Trời đã lấy làm ngạc nhiên nơi sự thịnh vượng của hạng người gian ác. Hết thảy chúng ta đồng nói cùng với tác giả Thi thiên: “Vì khi tôi thấy sự hưng thạnh của kẻ ác, Thì có lòng ganh ghét kẻ kiêu ngạo” (Thi thiên 73.3). Chúng ta phải nhớ lời nói của một nhà truyền đạo: “Không thể như thế được mãi đâu!” Thi thiên 37.10 chép: “Một chút nữa kẻ ác không còn”. Trong kỷ nguyên của Nước Trời, dân sự của Đức Chúa Trời “sẽ đồng trị vì với Ngài trong một ngàn năm”.
5. Lời hứa về tương lai vinh hiển của chúng ta cung ứng cho chúng ta niềm hy vọng và phước hạnh ngay bây giờ! Người “nhu mì” có thể hưởng được đất ngay bây giờ trong những phương thức mà không một người chưa tin Chúa nào có thể hiểu được. Hãy lắng nghe lời lẽ của Wade Robinson: Bầu trời trên cao kia toàn màu xanh lơ, Xung quanh đất là màu xanh lá cây dịu dàng; Có chi đó sống động trong từng màu sắc Đôi mắt của kẻ không biết Đấng Christ Không hề thấy được! Loài chim hót lên mãi những bài ca vui sướng, Nhiều bông hoa khoe sắc đẹp đậm đà, Từ khi tôi nhìn biết, như hiện nay tôi đang biết, Tôi thuộc về Ngài và Ngài là của tôi.
IV. SỰ CẦN THIẾT CỦA TÁNH NHU MÌ.
A. Nhu mì là cần thiết vì SỰ CỨU RỖI cần có sự nhu mì.
Đối với một người muốn được cứu, người ấy phải tự hạ mình xuống khiêm ty trước mặt Đức Chúa Trời. Khi các môn đồ hỏi Chúa Jêsus xem ai là lớn nhất trong Nước Trời, Ngài “gọi một đứa trẻ đến, để ở giữa môn đồ, mà phán rằng: quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu các ngươi không đổi lại và nên như đứa trẻ, thì chẳng được vào nước thiên đàng đâu. Vậy, hễ ai trở nên khiêm nhường như đứa trẻ nầy, sẽ là lớn hơn hết trong nước thiên đàng” (Mathiơ 18.2-4).
B. Nhu mì là cần thiết vì đây là một MẠNG LỆNH theo Kinh Thánh.
1. Sôphôni 2.3 chép: “Hỡi các ngươi là mọi kẻ nhu mì của đất, làm theo mạng lịnh của Chúa, hãy tìm kiếm Đức Giê-hô-va, tìm kiếm sự công bình, tìm kiếm sự nhu mì, hoặc giả các ngươi sẽ được giấu kín trong ngày thạnh nộ của Đức Giê-hô-va”.
2. Giacơ 1.21 chép: “Vậy, hãy bỏ đi mọi điều ô uế, và mọi điều gian ác còn lại, đem lòng nhu mì nhận lấy lời đã trồng trong anh em, là lời cứu được linh hồn của anh em”.
3. Người nào không có tánh nhu mì không thể hiểu được cũng không thể áp dụng được Lời của Đức Chúa Trời.
C. Nhu mì là cần thiết vì đây là một phần SỰ SỐNG CỦA ĐỨC TIN.
Chúa Jêsus đã sống nhu mì và chúng ta không thể bắt chước Ngài nếu chúng ta sống tự phụ. D. Nhu mì là cần thiết vì nhu mì DÂNG SỰ VINH HIỂN CHO ĐỨC CHÚA TRỜI.
1. Bổn tánh của con người tìm cách vinh hiển cho chính mình. Con người tin kính trong sự nhu mì dâng sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời.
2. Khi chúng ta tự hạ mình xuống, thậm chí là với nhau, Đức Chúa Trời luôn được vinh hiển. Rôma 15.5-7 chép: “Xin Đức Chúa Trời hay nhịn nhục và yên ủi ban cho anh em được đồng lòng ở với nhau theo Đức Chúa Jêsus Christ; để anh em lấy một lòng một miệng mà ngợi khen Đức Chúa Trời, là Cha của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta. Vậy thì, anh em hãy tiếp lấy nhau, cũng như Đấng Christ đã tiếp anh em, để Đức Chúa Trời được vinh hiển”.
3. Nếu chúng ta muốn làm đẹp lòng Đức Chúa Trời, chúng ta phải đối xử với nhau bằng sự nhu mì. Đây là một số đề nghị thực tế:
a. Nhường thứ gì bạn muốn cho người bạn đời, cho con cái của bạn…
b. Từ chối không trả đũa và báo thù khi bị xúc phạm.
c. Không nhận lãnh sự khen ngợi cho chính mình, mà dâng hết thảy cho Đức Chúa Trời. Có vị Mục sư kia từng chổi dậy giảng ở một nơi công cộng có nhiều người nhóm lại. Khi ông rao giảng, người ta đã vỗ tay tán thưởng ông thật nhiều. Ông đã đáp ứng lại bằng cách nói: “Vỗ tay trước khi diễn giả bắt đầu là một hành động của đức tin. Vỗ tay trong khi rao giảng là một hành động của hy vọng. Vỗ tay sau khi ông ta kết luận là một hành động của sự làm ơn”.




Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2011

Bài 10: Mathiơ 5.4: "PHƯỚC CHO NHỮNG KẺ THAN KHÓC"


MATHIƠ – VUA CÁC VUA

SỨ ĐIỆP CỦA NHÀ VUA

PHƯỚC CHO 

NHỮNG KẺ THAN KHÓC

Mathiơ 5.4

1. Có bao giờ buồn khổ phủ lút bạn chưa? Có lẽ bạn mới mất đi một người thân, một người cha, một đứa con, hay một người bạn rất thân. Một cách đối xử bất công hay một tật bệnh làm cho cơ thể suy nhược có thể đem lại đau buồn. Buồn khổ đến từ sự mất mác. Có thể bạn bị mất của cải, là thứ rất quan trọng đối với bạn. Có lẽ bạn rơi vào cảnh bị phá sản và mất đi tiêu chuẩn sống của mình. Chắc chắn việc mất đi người bạn đời hay con cái qua ly dị có thể đem lại nỗi buồn ghê gớm lắm.
2. Buồn khổ dường như giống với con đường hầm tăm tối, không thấy được đầu kia. Hình như bạn cảm thấy mình sẽ không còn thấy lại được ánh mặt trời. Trong khi nhiều người khác đang sống sung sướng với cuộc sống của họ, bạn lấy làm lạ không biết cuộc sống của mình đến bao giờ sẽ trở lại như xưa. Thi thiên 55 mô tả sự than khóc của Đavít về tình trạng thời buổi của ông. Ông nói trong các câu 6-8: “Tôi có nói: Ôi! chớ chi tôi có cánh như bò câu, Ắt sẽ bay đi và ở được yên lặng. Phải, tôi sẽ trốn đi xa, Ở trong đồng vắng. Tôi sẽ lật đật chạy đụt khỏi gió dữ, Và khỏi dông tố”. Hầu hết chúng ta đều cảm thấy mình đang ở trong chính tình trạng đó vậy. Hết thảy chúng ta đều ao ước rằng chúng ta sẽ tránh thoát được nỗi đau đến từ sự buồn rầu, sự thất vọng và tai vạ của chúng ta, đến nỗi chúng ta “ắt sẽ bay đi” và được ở yên lặng.
3. Câu gốc của chúng ta đến từ Bài Giảng Trên Núi của Chúa Jêsus và là Phước Lành Thứ Hai. Tất cả những Phước Lành dường như là rất mâu thuẫn hay là nghịch lý. Làm thế nào những người than khóc và buồn đau là có phước được? Làm thế nào con đường buồn khổ lại là con đường dẫn đến phước hạnh cho được chứ? Làm sao con đường vui mừng phải là con đường than khóc?
4. Hãy nhớ, từ ngữ “Phước cho” có nghĩa là “hạnh phúc” hay là “may mắn”. Trong “vườn chơi lý trí” của chúng ta, nếu chúng ta lấy ý kiến từ dân chúng Mỹ rồi hỏi họ về danh mục chính dẫn tới hạnh phúc là gì!?! Tôi dám chắc rằng tiền bạc, ảnh hưởng, và sự được lòng người ta sẽ đứng đầu danh mục đó. Tuy nhiên, người nào có tất cả những sự ấy lại thường là hạng người đau khổ nhất.
5. Ngược lại với dư luận của con người, Chúa Jêsus phán: “Phước cho các ngươi nghèo khó”. Thực ra, trong Luca 6.25, Ngài phán: “Khốn cho các ngươi là kẻ hiện đang no, vì sẽ đói! Khốn cho các ngươi là kẻ hiện đang cười, vì sẽ để tang và khóc lóc!” Chúa Jêsus đã đến để làm đảo lộn các nguyên tắc.
6. Nếu chúng ta thực sự muốn đi theo Đấng Christ, chúng ta sẽ quên đi các ý tưởng của thế gian mà cứ bám chặt lấy lẽ thật của Ngài. Ngày nay chúng ta sẽ xem xét Ý NGHĨA sự than khóc, KẾT QUẢ của sự than khóc, QUÁ TRÌNH của sự than khóc, và NHỮNG THỬ NGHIỆM của sự than khóc.
I. Ý NGHĨA CỦA SỰ THAN KHÓC.** Kinh Thánh dạy chúng ta rằng có nhiều loại buồn đau lắm. Một số thì đúng đắn và bình thường, những cái khác thì không đúng và thường thì lấy cái tôi làm trung tâm.
A. Sự than khóc BẤT XỨNG.1. Đôi khi người ta đau khổ vì họ không thể làm thoả mãn các tư dục cùng mọi chương trình ích kỷ của riêng họ. Nỗi đau ấy lấy cái tôi mình làm trung tâm và Đức Chúa Trời không dành một sự yên ủi nào cho hạng người thể ấy.
2. Trong II Samuên 13.2, chúng ta thấy con trai của Đavít: “Am-nôn mê mệt vì cớ Ta-ma em gái mình; đến đỗi thành bịnh; vì nàng là đồng trinh, lấy làm khó cho Am-nôn được chi với nàng”.
3. Tương tự vậy, khi Nabốt từ chối không trao vườn nho mình cho vua Aháp, Aháp bèn “vào đền mình, buồn và giận” và ông “nằm trên giường, xây mặt đi, không chịu ăn” (I Các vua 21.4).
4. Có khi người ta mang lấy nỗi buồn đúng đắn cực độ đến nỗi họ không thể làm được việc gì nữa hết. Sở dĩ như vậy là vì cớ tội lỗi và thiếu đức tin nơi Đức Chúa Trời.
5. Khi con trai của Đavít, Apsalôm đã bị giết chết, Đavít đã nói: “Ôi, Áp-sa-lôm, con trai ta! Ap-sa-lôm, con trai ta! con trai ta! Ước chi chính ta chết thế cho con! Ôi, Áp-sa-lôm! con trai ta! con trai ta!”. Vì nỗi đau thương bất xứng của Đavít: “chính trong ngày đó sự thắng trận bèn đổi ra sự thảm sầu cho cả dân sự” (II Samuên 18-19.4). Đavít là một người cha đã gây ra đau khổ và cảm thấy mình có tội. Giôáp đã nói với vua: “Ngày nay vua làm hổ mặt các kẻ tôi tớ vua, là những người chính ngày nay đã cứu mạng sống của vua, của các con trai và các con gái vua, luôn đến cứu mạng sống của các vợ và hầu vua nữa”.
B. Sự khóc than XỨNG ĐÁNG.1. Dĩ nhiên có những lúc khi đau buồn và khóc than là hoàn toàn thích nghi. Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta khả năng khóc lóc giống như chiếc van áp lực mở ra giúp chúng ta trút bỏ được mọi cảm xúc và giúp chúng ta được lành.
2. Khi chúng ta đối mặt với buồn rầu và khó khăn, chúng ta lớn lên và học biết tin cậy Đức Chúa Trời càng thêm. Một câu châm ngôn của người Ảrập nói: “Tất cả ánh nắng mặt trời tạo thành một bãi sa mạc”. Robert Browning Hamilton đã viết:
Tôi mỉm cười bước đi với “Vui Sướng”,
Nàng nói năng líu lo,
Song tất cả mọi đều nàng thốt ra
Chẳng để lại trong tôi một điều gì.
Tôi đi một dặm với “Buồn Rầu”
Và nàng chẳng hé môi nói một lời nào,
Nhưng mà, tôi học được nhiều điều
Khi “Buồn Rầu” cùng đi với tôi.
3. Khi Sara – vợ của Ápraham qua đời, ông “đến chịu tang cho Sara và than khóc người” (Sáng thế ký 23.2).
4. Tác giả Thi thiên kể lại nỗi cô độc của ông cần tới mối tương giao của Đức Chúa Trời trong Thi thiên 42.1: “Đức Chúa Trời ôi! Linh hồn tôi mơ ước Chúa, như con nai cái thèm khát khe nước”.
5. Timôthê đau buồn với nỗi thất vọng. Phaolô đã viết thư gửi cho Timôthê: “Ta cảm tạ Đức Chúa Trời mà ta hầu việc bằng lương tâm thanh sạch như tổ tiên ta đã làm, cả ngày lẫn đêm ta ghi nhớ con không thôi trong khi cầu nguyện. Vì ta nhớ đến nước mắt con, muốn đến thăm con quá chừng, để được đầy lòng vui vẻ” (II Timôthê 1.3-4).
6. Tiên tri Giêrêmi cảm thấy đau buồn vì cớ tội lỗi của Ysơraên, ông nói: “Ôi! ước gì đầu tôi là suối nước, mắt tôi là nguồn luỵ! Hầu cho tôi vì những kẻ giết của con gái dân ta mà khóc suốt ngày đêm” (Giêrêmi 9.1).
7. Phaolô rất quan tâm đến tình trạng trưởng thành thuộc linh của người Êphêsô đến nỗi ông buộc miệng nói trong Công vụ các sứ đồ 20.31: “Vậy, hãy tỉnh thức, nhớ lại rằng trong ba năm hằng đêm và ngày, tôi hằng chảy nước mắt ra mà khuyên bảo cho mọi người luôn”.
8. Khi Phaolô phải rời khỏi thành Êphêsô, họ đã nhóm lại bên mé biển để nói lời giã từ. Công vụ các sứ đồ 20.37 chép: “Ai nấy đều khóc lắm, ôm lấy cổ Phao-lô mà hôn”.
9. Một người đờn bà tội lỗi đến tại nhà của Simôn để rửa chơn cho Chúa Jêsus bằng chính nước mắt của mình. Bà ta quá đau buồn vì cớ tội trọng của mình. Chúa Jêsus nói về bà ta trong Luca 7.47: “Vậy nên ta nói cùng ngươi, tội lỗi đàn bà nầy nhiều lắm, đã được tha hết, vì người đã yêu mến nhiều; song kẻ được tha ít thì yêu mến ít”.
10. Giăng 11.35 cho chúng ta biết “Chúa Jêsus khóc” với nỗi đau buồn về cái chết của Laxarơ bạn Ngài.
C. Sự than khóc TIN KÍNH.1. Mặc dù có nhiều trường hợp cả thích nghi và bất xứng trong Kinh Thánh, phước lành nầy không nói tới bên nào.
2. Mặc dù Chúa sẽ yên ủi dân sự Ngài khi họ khóc than xứng đáng, ở đây Ngài đề cập tới nỗi đau buồn tin kính, một nỗi buồn đối với tội lỗi. II Côrinhtô 7.10 chép: “Vì sự buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời sanh ra sự hối cải, và sự hối cải dẫn đến sự rỗi linh hồn; về sự đó người ta chẳng hề ăn năn, còn sự buồn rầu theo thế gian sanh ra sự chết”.
3. Phương thức duy nhất con người sẽ bước vào Nước của Đức Chúa Trời là “có lòng khó khăn” (câu 3), bằng cách công nhận tình trạng phá sản thuộc linh của họ và ăn năn.
4. Trong chín chữ Hy lạp ở Tân ước nói đến buồn rầu, đây là chữ mạnh mẽ nhất và gay gắt nhất. Chữ nầy tiêu biểu cho nỗi đau thương trầm lắng ở bên trong.
5. Chúng ta không được “phước” hay hạnh phúc qua chính sự than khóc, mà đúng hơn qua sự tha thứ mà nó đem lại. Thi thiên 32.1-2: “Phước thay cho người nào được tha sự vi phạm mình! Được khỏa lấp tội lỗi mình! Phước thay cho người nào Đức Giê-hô-va không kể gian ác cho, Và trong lòng không có sự giả dối!”.
6. Hết thảy chúng ta đều là tội nhân. Hết thảy chúng ta đều vật vã với mọi nỗi yếu đuối cùng những điều ham muốn xấu xa. Thế gian muốn chúng ta phải xưng công bình tội lỗi chúng ta, tìm cách quên lãng, che giấu nó đi. Tuy nhiên, không một người nào thực sự sống hạnh phúc cho tới chừng người ấy than khóc tội lỗi đó, xưng nó ra và nhận lãnh ơn tha thứ của Đức Chúa Trời (đối chiếu Giacơ 4.8-10).
7. Có một tình trạng hay nhẹ dạ trong nhiều Hội thánh ngày nay. Có tấn hài kịch Cơ đốc. Tôi nghe nói có một hiện tượng gọi là “nụ cười thánh khiết”. Khi chúng ta nhìn xem thế giới qua ánh mắt của Chúa Jêsus, ít có người cười được lắm. Chúng ta cần phải than khóc.
8. Kinh Thánh chép trong Châm ngôn 17.22: “Lòng vui mừng vốn một phương thuốc hay; Còn trí nao sờn làm xương cốt khô héo”. Dù vậy niềm vui mà chúng ta đang có đều dựa vào mối tương giao của chúng ta với Đấng Christ, chớ không phải dựa vào sự vui chơi của thế giới sa ngã đâu.
9. Có rất nhiều Cơ đốc nhân bị thế gian lôi kéo đến nỗi họ đã cười nhạo những điều khiến cho Đấng Christ phải đau buồn. “Cái đáng cười của quý vị là nói quá nhiều về đời sống thuộc linh của quý vị”.
10. Chẳng có một chỗ nào ghi lại Chúa Jêsus đang cười trong Kinh Thánh. Tôi dám chắc có nhiều lúc vui cười với các môn đồ, song Ngài lấy làm buồn về tình trạng thuộc linh của con người. Ngài hiếm khi có một nụ cười lắm.
11. Bạn có than khóc về tội lỗi trong đời sống của bạn và trong thế gian chăng?
II. KẾT QUẢ CỦA SỰ THAN KHÓC.A. Khi chúng ta khóc về tội lỗi, câu chuyện hứa rằng chúng ta sẽ được “yên ủi”.1. Cũng chữ nầy được dịch là “Đấng yên ủi” để mô tả Đức Thánh Linh trong Giăng 14.26.
2. Chúa Jêsus than khóc về tội lỗi. Vì thế, khi chúng ta than khóc về tội lỗi, chúng ta được kéo đến gần Ngài và nhận lãnh sự yên ủi của Ngài.
3. Nếu chúng ta muốn nhìn thấy sự phấn hưng trong Hội thánh nầy, dân sự phải đến với Đấng Christ và nhiều đời sống được Đức Chúa Trời thay đổi, chúng ta cần phải than khóc với Ngài!
B. Chúng ta “sẽ được yên ủi”.1. Khải huyền 21.4 cho chúng ta biết rằng trên thiên đàng: “Ngài sẽ lau ráo hết nước mắt khỏi mắt chúng, sẽ không có sự chết ,cũng không có than khóc, kêu ca, hay là đau đớn nữa; vì những sự thứ nhất đã qua rồi”.
2. Đức Chúa Trời “sẽ” yên ủi chúng ta trên thiên đàng, nhưng Ngài đang yên ủi chúng ta ở đây, hiện nay qua chức vụ của Đức Thánh Linh, qua sự phong phú của Lời Ngài, qua mối tương giao với các tín hữu khác.
3. Chúa Jêsus phán trong Mathiơ 11.28: “Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ”.
4. I Phierơ 5.7 chép: “Lại hãy trao mọi điều lo lắng mình cho Ngài, vì Ngài hay săn sóc anh em”.
III. QUÁ TRÌNH CỦA SỰ THAN KHÓC.A. Chúng ta phải gạt qua một bên NHỮNG NGĂN TRỞ. Một trong những lý do các tín đồ không than khóc đối với tội lỗi vì tình trạng tội lỗi trong đời sống chúng ta. Hêbơrơ 12.1 buộc chúng ta phải: “quăng hết gánh nặng và tội lỗi dễ vấn vương ta, lấy lòng nhịn nhục theo đòi cuộc chạy đua đã bày ra cho ta”. Chúng ta hãy lưu ý một số ngăn trở sau đây:
1. Yêu mến tội lỗi. Chúng ta hãy xét điều nầy. Trong một thời điểm nào đó, tội lỗi có thể rất đáng thích thú. Thật khó mà than khóc đối với sự việc mà bạn đang yêu thích. Một lần nữa, chúng ta cầu xin Đức Chúa Trời làm tan vỡ tấm lòng chúng ta và chỉ cho chúng ta thấy thực sự đang phạm sai lầm như thế nào!?!
2. Thất vọng. Nhiều người rơi vào chỗ ngã lòng. Họ cảm thấy Đức Chúa Trời và mọi người khác đã từ bỏ họ. Điều nầy chỉ ra thái dộ thiếu tin cậy.
3. Tự cao tự đại. Thái độ nầy đang tìm cách che giấu tội lỗi chúng ta bằng cách giả vờ không biết nó đang có ở đây vậy. Có người không thích gặp bác sĩ của họ vì những gì họ sẽ được nói cho biết. Có người không muốn đi nhà thờ cũng vì một lý do đó.
4. Chủ nghĩa tuân theo luật pháp. Điều nầy có nghĩa là nếu tôi có thể tuân giữ những luật lệ và lời truyền khẩu tôi sẽ không hề gì. Chúa Jêsus dạy rằng tội lỗi xuất phát từ bên trong (Mác 9).
5. Sự chần chừ. Có nhiều người nói: “Một trong những ngày nầy, tôi sẽ đưa đời sống tôi làm hoà lại với Đức Chúa Trời”. Chần chừ như thế nầy là liều lĩnh và dại dột. Hêbơrơ 3.13 cảnh cáo: “Nhưng hằng ngày anh em hãy khuyên bảo lẫn nhau, đang khi còn gọi là "Ngày nay," hầu cho trong anh em không ai bị tội lỗi dỗ dành mà cứng lòng”. Nếu bạn bị hư mất, II Côrinhtô 6.2 chép: “Kìa, hiện nay là thì thuận tiện; kìa, hiện nay là ngày cứu rỗi!”
B. Chúng ta phải nghiên cứu KINH THÁNH.1. Lời của Đức Chúa Trời là Lời đầy quyền năng khi chỉ ra tội lỗi. Đức Chúa Trời bày tỏ ra cho số người thuộc linh nhất thấy được tình trạng tội lỗi trong đời sống họ. Êsai nói: “Khốn nạn cho tôi! Xong đời tôi rồi! Vì tôi là người có môi dơ dáy” (6.5). Phierơ nói: “Lạy Chúa, xin ra khỏi tôi, vì tôi là người có tội” (Luca 5.8). Phaolô tự xem mình là đầu của hạng tội nhân (I Timôthê 1.15).
2. Giacơ 1.23-25 mô tả một người nghiên cứu Kinh Thánh giống như người kia đang nhìn xem trong gương, gương ấy cho chúng ta thấy thực sự chúng ta đang như thế nào. Câu 22 chép: “Hãy làm theo lời, chớ lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình”.
C. Chúng ta phải dâng mình vào SỰ CẦU NGUYỆN.1. Nếu bạn chưa tiếp nhận Đấng Christ làm Cứu Chúa, là lời cầu nguyện duy nhất Đức Chúa Trời mong muốn nghe thấy từ nơi bạn để được cứu.
2. Cơ đốc nhân nào cầu nguyện bền đỗ là một người luôn tỉnh thức về tội lỗi của chính mình. Đức Chúa Trời sẽ bày tỏ ra tội lỗi qua sự thì giờ cầu nguyện của chúng ta với Ngài.
IV. NHỮNG THỬ NGHIỆM CỦA SỰ THAN KHÓC.A. THỬ NGHIỆM 1: Có phải tôi luôn ý thức về tội lỗi không?
1. Chúng ta phải ý thức trước TỘI LỖI CỦA CHÍNH CHÚNG TA. Khi bạn phạm tội, tình trạng ấy giống như “ngọn đèn tắt chớp tắt chớp” trong chiếc xe hơi của bạn vậy. Có phải “các ánh đèn thuộc linh” của bạn đang chớp tắt không? Nếu không có, bạn cần phải làm hoà lại với Đức Chúa Trời.
2. Chúng ta phải ý thức trước tội lỗi của CÁC TÍN HỮU. Ý thức nầy sẽ làm cho chúng ta tan vỡ khi nhìn thấy tội lỗi trong đời sống của những người khác. Chúng ta sẽ than khóc với tác giả Thi thiên: “Những suối lệ tuôn chảy từ mắt tôi, vì người ta không giữ luật pháp của Chúa” (Thi thiên 119.136).
3. Chúng ta phải ý thức trước tội lỗi của THẾ GIỚI HƯ MẤT. Chúng ta phải đau buồn vì bạn bè, gia đình, người láng giềng, và bạn cùng làm việc bị hư mất. Ý thức ấy làm tan vỡ lòng chúng ta khi họ hư mất và sẽ đi địa ngục vì cớ tội lỗi của họ!
B. THỬ NGHIỆM 2: Tôi có biết ơn tha thứ và sự bình an của Đức Chúa Trời chưa?.1. Bạn có định rõ đặc điểm mối tương giao của bạn với Đức Chúa Trời là tự do và đầy sự an bình không? Đức Chúa Trời có thực sự làm cho bạn được vui mừng không? Tôi hy vọng là như vậy.
2. Mặt khác, bạn có thấy lòng mình đang cầu nguyện chỉ khi nào cần thiết, cũng như đọc Kinh Thánh cách miễn cưỡng hoặc chẳng đọc gì hết, miễn cưỡng đến nhà thờ hay chẳng đi nhà thờ mà chi? Nếu thực thế, bạn cần phải được cứu hoặc cần phải than khóc trước tội lỗi của mình hầu cho bạn “được phước”“được yên ủi”.
Trong Thi thiên 126.5-6, Đức Chúa Trời phán cùng chúng ta: “Kẻ nào gieo giống mà giọt lệ, Sẽ gặt hái cách vui mừng. Người nào vừa đi vừa khóc đem giống ra rải, At sẽ trở về cách vui mừng, mang bó lúa mình”. Chúng ta hãy than khóc ngay bây giờ vì như Thi thiên 30.5 dạy: “Sự khóc lóc đến trọ ban đêm, nhưng buổi sáng bèn có sự vui mừng”.

Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2011

Bài 9: Mathiơ 5.1-3: "PHƯỚC CHO NGƯỜI KHIÊM NHƯỜNG"


MATHIƠ – VUA CÁC VUA

SỨ ĐIỆP CỦA NHÀ VUA


PHƯỚC CHO 
NGƯỜI KHIÊM NHƯỜNG

Mathiơ 5.1-3
1. HẾT THẢY lời lẽ trong Kinh Thánh đều do Đức Thánh Linh cảm thúc. Theo II Timôthê 3.16: “Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn” hay nói thẳng ra, cả Kinh Thánh đã được “Đức Chúa Trời hà hơi”. Từng câu không thể sai được, không thể sai sót hoặc không có khả năng sai sót. Trong một bản Kinh Thánh [Anh ngữ], những câu được in màu đỏ đều xuất phát từ môi miệng của Con Đức Chúa Trời.
2. Tôi thường tìm cách hình dung khuôn mặt của Chúa Jêsus, đôi mắt của Ngài và đặc biệt là giọng nói của Ngài. Đó là một giọng nói thương xót dành cho thế giới bị hư mất. Ngài phán: “Mùa gặt thì thật trúng, song con gặt thì ít" (9.37). Đó là một giọng nói dịu dàng dành cho hạng người đang sống trong đau khổ. Ngài phán với bố mẹ của một đứa trẻ đã chết: “Đứa trẻ chẳng chết đâu, song nó ngủ”. Ngài phán rất dịu dàng với đứa gái nhỏ đã chết: “Talitha, cumi”, dịch là “Hỡi con gái nhỏ, ta phán cùng ngươi, hãy chờ dậy”. Đó là một giọng nói mạnh mẽ quở trách dành cho kẻ kiêu ngạo và kẻ không chịu ăn năn. Ngài phán với người Pharisi: “Hỡi loài rắn, dòng dõi rắn lục kia, thế nào mà tránh khỏi sự đoán phạt nơi địa ngục được?” (23.33). Đó là một giọng nói đầy sự tôn kính và vâng phục đối với Đức Chúa Cha. Trong vườn, Ngài đã cầu nguyện: “Cha ơi! Nếu có thể được, xin cho chén nầy lìa khỏi Con! Song không theo ý muốn Con, mà theo ý muốn Cha” (26.39). Đó là một giọng nói dạt dào tình yêu thương dành cho hạng tội nhân. Từ thập tự giá, Ngài phán: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết mình làm điều gì” (Luca 23.34). Đó là một giọng nói đắc thắng sau sự sống lại. Ngài phán: “Hết cả quyền phép ở trên trời và dưới đất đã giao cho ta. Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhơn danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp tem cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế” (28.18-20).3. Trong phần nghiên cứu tin lành theo Mathiơ, chúng ta đã nghe tiếng của Chúa Jêsus chỉ có bốn lần: khi Ngài chịu Giăng Báptít làm phép báptêm (3.15), khi Ngài đáp trả những lời cám dỗ của Satan bằng Kinh Thánh (4.1-11), khi Ngài bắt đầu chức vụ giảng dạy (4.17), và khi Ngài kêu gọi các môn đồ đầu tiên (4.19).4. Phân đoạn Kinh Thánh trước mặt chúng ta hôm nay không giống với một phân đoạn nào khác trong Kinh Thánh. Đó là lời phán dạy do Chúa Jêsus thốt ra ở một thời điểm thật đặc biệt. Các lẽ thật trong đó có tính cách mạng vào lúc bây giờ và cứ tiếp tục thách thức con người trong 2000 năm. Các chương 5-7 thường được gọi là Bài Giảng Trên Núi. Mặc dù chúng ta đi khá nhanh qua bốn chương đầu tiên, ở đây chúng ta sẽ đi chậm lại và tiếp thu cho đầy đủ lời dạy phong phú của Cứu Chúa chúng ta một khi Đức Thánh Linh ứng dụng chúng vào đời sống chúng ta.
5. Trước khi tiếp tục, chúng ta cần phải nắm lấy NỘI DUNG đã được ghi lại trong các câu 1-2.
A. Chúa Jêsus đã nhìn thấy “đoàn dân đông” (câu 1a). Đây là số người được nhắc tới ở 4.24-25. Chúa Jêsus vốn yêu thương mọi người và họ được kéo đến cùng Ngài.
B. Chúa Jêsus “bèn lên núi kia” (câu 1b). Trước khi ngọn núi ở xứ Galilê nầy trở thành nơi thánh và toà giảng của Ngài, nó nằm giữa nhiều ngọn núi. Ngài đã làm cho nó nên thánh cho một sự sử dụng thánh và theo truyền khẩu giờ đây nó được gọi là: “Ngọn núi của các phước lành”.C. Chúa Jêsus “đã ngồi” (câu 1c). Nếu một rabi giảng dạy khi đang đứng, lời lẽ của ông bị xem là không theo thủ tục quy định. Khi ông ta ngồi xuống, điều nầy nhấn mạnh uy quyền chức vụ của ông. Điều nầy ngược lại với tập quán của chúng ta ngày nay. Sự kiện Chúa Jêsus “đã ngồi” khiến cho đoàn dân đông phải im lặng lắng nghe.
D. “thì các môn đồ đến gần” (câu 1d). Bài Giảng Trên Núi làm phu phỉ hai mục tiêu.
1. Thứ nhứt, bài giảng này dạy cho người chưa tin Chúa biết các tiêu chuẩn tối hậu về sự công bình trong Vương quốc. Sự dạy nầy tỏ ra cho đoàn dân đông thấy rằng họ chưa đến gần Đức Chúa Trời trong tình trạng hiện tại của họ. Họ cần phải tin cậy Cứu Chúa đang ở trước mặt họ. Quý vị không thể thực thi các sự dạy của Kinh Thánh cho tới chừng nào quý vị đã được cứu. Quý vị không có quyền phép để thắng hơn tội lỗi nếu chưa tiếp nhận Đấng Christ.
2. Thứ hai, bài giảng nầy dạy cho người chưa tin Chúa cách thức họ phải sống như hạng người công dân trong Vương quốc. Sự dạy nầy tỏ ra cho “các môn đồ Ngài” khi ấy và các môn đồ thời đại lúc bây giờ làm thể nào chúng ta có thể sống vì Chúa Jêsus đang sống trong chúng ta!
E. Chúa Jêsus “mở miệng mà truyền dạy rằng” (câu 2). Đây là lối nói thông thường rất phổ thông trong thời đó. Cách nói ấy cho thấy những gì được nói ra là rất quan trọng.
6. Chúng ta cũng cần phải hiểu rõ nội dung của phần giới thiệu Bài Giảng Trên Núi (các câu 3-12).A. Bài giảng nầy thường được gọi là Các Phước Lành. Từ ngữ nầy được rút ra từ một tiếng Latinh đề cập tới tình trạng phước hạnh.
B. Mỗi một phước lành bắt đầu với chữ “Phước cho”. Từ ngữ nầy đền từ chữ makarios có nghĩa là “hạnh phúc, may mắn, ơn phước”.C. Kinh Thánh thường nói tới Đức Chúa Trời là “Hạnh phước” (đối chiếu Thi thiên 68.35; 72.18; I Timôthê 1.11). Giống như hạnh phước là một đặc điểm của Đức Chúa Trời, hạnh phước cũng là một đặc điểm của con người chỉ khi họ dự phần vào bổn tánh của Đức Chúa Trời nhờ ơn cứu rỗi.
D. Xã hội của chúng ta nói với chúng ta: “Phước cho người giàu, người nổi tiếng, người có uy quyền, người đưa ra đề nghị và người gây sửng sốt, nhân vật quan trọng…”. Còn Chúa Jêsus phán: “Phước cho những kẻ có lòng khó khăn… những kẻ than khóc… những kẻ nhu mì… những kẻ đói khát sự công bình… những kẻ hay thương xót… những kẻ có lòng trong sạch… những kẻ làm cho người hoà thuận… những kẻ chịu bắt bớ…”. Chúa Jêsus dạy rằng những khó khăn mà người ta chịu đựng vì lý do đúng đắn sẽ đem lại phước hạnh.
E. Salômôn là một trong số người uy quyền nhất trong thời của ông. Ông đã có mọi sự mà thế giới đã cung ứng cho. Sách Truyền đạo là câu chuyện nói về sự ông theo đuổi “ơn phước” đời nầy. Kết luận của ông thế nào? Sau khi tìm kiếm “ơn phước” trong mọi sự, ông nói: “Hư không của sự hư không, thay thảy đều hư không” (Truyền đạo 1.2). “Vô luận đời sống bạn có cái gì đi nữa, ngoài Đức Chúa Trời chẳng có phước hạnh chi hết. Cho dù bạn không có chi hết, sống trong mối giao thông với Đức Chúa Trời thì có đầy dẫy ơn phước”.7. Với điều nầy trong trí, chúng ta hãy xét qua phước hạnh thứ nhứt trong các phước lành ở câu 3: “Phước cho những kẻ có lòng khó khăn, vì nước thiên đàng là của những kẻ ấy!”I. Ý NGHĨA CỦA SỰ KHIÊM NHƯỜNG.A. Xác định từ ngữ “khó khăn”1. Trong câu nầy “khó khăn” ra từ một động từ có nghĩa “co rút lại, thu mình lại hay khúm núm”. Các trước giả Hy lạp đã sử dụng từ ngữ nầy để mô tả hạng người hoàn toàn nghèo khó, họ đang ngồi co rút lại, bó gối trong một góc kẹt xin ăn. Cơ bản chữ nầy có nghĩa là hạ mình xuống.
2. Trong thế kỷ đầu tiên, chẳng có một hệ thống phúc lợi nào hết, người nào không làm việc sẽ phải đi ăn xin mà thôi. Cũng chính từ ngữ nầy được dịch là “ăn mày” (beggar) ở Luca 16.20 và thường mô tả gã ăn mày Laxarơ.
3. Ở đây, tại Texas, chúng ta nói rằng có người thì nghèo khó, còn một số người khác thì “nghèo mà bẩn”.B. Chúa Jêsus không đề cập tới việc nghèo vật chất, mà đề cập tới nghèo “trong tâm linh”.1. Chúa Jêsus không nói rằng nghèo vật chất là một phước hạnh đâu. Thường thì những người có ít vật chất đời nầy không bị chúng ta quên lãng đi, nhưng điều đó không có ý nghĩa gì hết. Luôn luôn có hạng người giàu có dâng mình làm tôi tớ của Đức Chúa Trời.
2. “Lòng khó khăn” có ý nói nghèo khó về mặt thuộc linh. Nói như thế là công nhận bạn bị hư mất, thiếu thốn, nghèo khổ xa cách Đức Chúa Trời.
3. Mỗi người được sanh ra trong thế gian nầy đều chết về mặt thuộc linh. Êphêsô 2.1 nói chúng ta đã “chết trong sự quá phạm và tội lỗi mình”.4. Chúng ta phải hiểu rằng chỉ khi chúng ta nhìn nhận chúng ta “có lòng khó khăn”, chết về mặt thuộc linh thì chúng ta mới có thể được cứu.
C. Có nhiều tham khảo trong Kinh Thánh về sự “có lòng khó khăn”.1. Êsai 66.2 chép: “Đức Giê-hô-va phán: Mọi sự nầy đều bởi tay ta làm ra, và có như vậy. Nầy là kẻ mà ta đoái đến: tức là kẻ nghèo khó, có lòng ăn năn đau đớn, nghe lời nói ta mà run”.2. Thi thiên 34.18 chép: “Đức Giê-hô-va ở gần những người có lòng đau thương, Và cứu kẻ nào có tâm hồn thống-hối”. 3. Luca 18.9-14 mô tả những lời cầu nguyện của người Pharisi và người thâu thuế. Trong khi người Pharisi cứ bi bô khoe khoang, người thâu thuế đã có “lòng khó khăn” vì ông ta đã cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin thương xót lấy tôi, vì tôi là kẻ có tội”. Chúa Jêsus đã khen ngợi ông ta: “Ta nói cùng các ngươi, người nầy trở về nhà mình, được xưng công bình hơn người kia; vì ai tự nhắc mình lên sẽ phải hạ xuống, ai tự hạ mình xuống sẽ được nhắc lên”.4. Khi Đức Chúa Trời kêu gọi, Môise đã nài xin vì ông thấy mình không xứng đáng.
5. Phierơ nói: “Lạy Chúa, xin ra khỏi tôi, vì tôi là người có tội” (Luca 5.8).6. Phaolô nói rằng ông là đầu trong những kẻ có tội (I Timôthê 1.15).D. Trước khi chúng ta được cứu hay được Đức Chúa Trời sử dụng chúng ta phải biết hạ mình xuống.1. Điều kiện ắt có và đủ để được cứu là phải hạ mình xuống rồi nhìn nhận tình trạng đáng buồn của chúng ta là hạng tội nhân (đối chiếu Rôma 3.10, 23).2. Chúng ta đã từng được cứu, chúng ta vô dụng cho Đức Chúa Trời khi chúng ta sanh lòng kiêu ngạo.
3. I Phierơ 5.5-6 chép: “Cũng khuyên bọn trẻ tuổi, hãy phục theo các trưởng lão. Hết thảy đối đãi với nhau phải trang sức bằng khiêm nhường; vì Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo, mà ban ơn cho kẻ khiêm nhường. Vậy, hãy hạ mình xuống dưới tay quyền phép của Đức Chúa Trời, hầu cho đến kỳ thuận hiệp Ngài nhắc anh em lên”.4. Giacơ 4.10 chép: “Hãy hạ mình xuống trước mặt Chúa, thì Ngài sẽ nhắc anh em lên”.II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỰ HẠ MÌNH.A. Chúa Jêsus đưa sự hạ mình lên đầu danh sách.John MacArthur viết: “Chúa Jêsus đặt phước lành nầy trước tiên vì sự hạ mình là nền tảng cho mọi thứ ơn khác, một yếu tố chính trong việc trở thành Cơ đốc nhân. Kiêu ngạo không có phần trong Nước của Đấng Christ, và cho tới khi một người biết khắc phục sự kiêu ngạo, người đó không thể vào trong Nước Trời được. Cánh cửa bước vào Nước Trời rất thấp, và không một người nào đứng cao ngạo đi ngang qua nó được. Chúng ta không thể được châm đầy cho tới chừng nào chúng ta trống rỗng, chúng ta không được kể là xứng đáng cho tới chừng chúng ta nhìn nhận tình trạng bất xứng của mình; chúng ta không thể sống cho tới chừng chúng ta công nhận chúng ta đã chết. Chúng ta trông đợi trái mọc ra mà chẳng có cây y như trông đợi các ân tứ khác của đời sống Cơ đốc trổ ra mà chẳng có sự hạ mình. Chúng ta không thể bắt đầu cuộc sống Cơ đốc nếu không có sự hạ mình và chúng ta không thể sống cuộc sống Cơ đốc với sự kiêu ngạo được”.B. Ngày nay, Cơ đốc nhân nghe giảng rất ít về sự hạ mình. Sách báo Cơ đốc, cùng những giáo hội nghĩ đầy dẫy với lượng thông tin làm thể nào để trở thành một con người [nam hay nữ] tin kính, làm thế nào để quản lý tài chính, hôn nhân, con cái cùng vô số những vấn đề khác. Tuy nhiên, khi đến cửa hàng sách mới đây, tôi chẳng tìm thấy một quyển sách nào nói về việc phải tự hạ mình xuống trước mặt Đức Chúa Trời hết.
C. Cho dù bạn đã được cứu, bạn vẫn cần phải “có lòng khó khăn”.1. Có người nói: “Thưa Mục sư, chúng ta là hạng thánh đồ, là những người thánh, là Cơ đốc nhân chúng ta được cung ứng cho sự công bình của Đấng Christ, tôi thắc mắc về vấn đề nầy. Tại sao chúng ta phải hạ thấp những gì Đức Chúa Trời đã nhấc cao lên chứ! Chúng ta không còn có ‘lòng khó khăn’ nữa, điều đó chỉ dành cho hạng người bị hư mất mà thôi”.2. Nếu đây là quan niệm của bạn, bạn đã bỏ qua mục đích rồi. Khi bạn được cứu, Đức Chúa Trời đã ban cho bạn sự công bình của Đấng Christ và nhận bạn làm con nuôi trong gia đình của Ngài. Tuy vậy, bạn hãy còn sống trong xác thịt tội lỗi và tự xác thịt đó bày tỏ ra tánh kiêu ngạo của nó. Châm ngôn 16.5 chép: “Phàm ai có lòng kiêu ngạo lấy làm gớm ghiếc cho Đức Giê-hô-va”. Chúng ta phải tiêu trừ sự kiêu ngạo để sống đời sống Cơ đốc đắc thắng.
III. THÀNH TỰU CỦA SỰ HẠ MÌNH.Con người không thể đạt tới sự hạ mình là vì xác thịt đang tranh chiến chống lại sự hạ mình đó. Hạ mình là công việc của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, Kinh Thánh dạy chúng ta phải sống khiêm nhường. Tôi có thể nghĩ tới, ít nhất 5 bước tạo ra sự hạ mình đó.
A. Bước thứ nhất là công nhận tội lỗi của chúng ta và được cứu. Người nào chưa được cứu không thể khởi sự học tập sự hạ mình được. Bạn phải tự hạ mình xuống, nhìn nhận tội lỗi của mình và tiếp nhận Đấng Christ trước tiên!
B. Bước thứ hai là tập trung về Đức Chúa Trời.1. Khi chúng ta tự kỷ luật học hỏi Kinh Thánh hàng ngày và cầu nguyện, khi chúng ta tìm kiếm ý chỉ Ngài trong từng quyết định và phấn đấu làm đẹp lòng Ngài, chúng ta đang trên đường hướng tới việc “có lòng khó khăn”.2. Đây là lý do tại sao chúng ta cần phải có mặt trong các nhóm học Kinh Thánh.
C. Bước thứ ba là phải tự bỏ mình.1. Chúa Jêsus đã phán trong Luca 9.23: “Đoạn, Ngài phán cùng mọi người rằng: Nếu ai muốn theo ta, phải tự bỏ mình đi, mỗi ngày vác thập tự giá mình mà theo ta”.2. Điều nầy cần phải tập trung nổ lực, nhưng khi người ta khen ngợi bạn, đừng hả hê vì sự khen ngợi đó, hãy dâng nó cho Đức Chúa Trời và hãy cảm tạ Ngài!
D. Bước thứ tư là cầu xin để sống hạ mình. Đavít đã cầu nguyện: “Đức Chúa Trời ôi! xin hãy dựng nên trong tôi một lòng trong sạch, Và làm cho mới lại trong tôi một thần linh ngay thẳng” (Thi thiên 51.10). Đức Chúa Trời ban cho mọi ân tứ tốt lành. Hãy cầu nguyện mỗi ngày xin Đức Chúa Trời dạy cho bạn biết sự hạ mình.
E. Bước thứ năm là quyết định bày tỏ ra sự hạ mình mỗi ngày.
1. Trong cuộc sống hãy đặt người khác ở trước mình. Hãy nhường điều gì đó cho ai đó.
2. Khi chúng ta đòi hỏi mọi quyền lợi của mình, chẳng có ai thắng đâu. Philíp 2.3-4 chép: “Chớ làm sự chi vì lòng tranh cạnh hoặc vì hư vinh, nhưng hãy khiêm nhường, coi người khác như tôn trọng hơn mình. Mỗi người trong anh em chớ chăm về lợi riêng mình, nhưng phải chăm về lợi kẻ khác nữa”.IV. NHỮNG THỬ THÁCH CHO SỰ HẠ MÌNH.A. Một người biết hạ mình, người ấy sống để tôn cao Đấng Christ. Người xem trọng sự thờ phượng. Người nghiên cứu Lời Chúa vì người muốn học biết thêm về Đấng Christ. Người cầu nguyện vì người cần mối giao thông với Đấng Christ. Người chia sẻ làm chứng cho Đấng Christ. Giống như Phaolô, người biết hạ mình nói: “Vì Đấng Christ là sự sống của tôi” (Philíp 1.21).B. Một người biết hạ mình không tập trung vào mọi điều mình ao ước. Có người nói: “Hạ mình không phải là suy nghĩ về bản thân mình rất ít, hạ mình là không còn suy nghĩ về chính bản thân mình”. Người đặt Đấng Christ lên trên hết, người khác thứ nhì, và đặt bản thân mình là sau chót.
C. Một người biết hạ mình từ chối không than vãn. Một dấu hiệu chắc chắn nơi người còn đang sống trong sự loạn nghịch với Đấng Christ là khi người than vãn, kêu ca và than phiền về mọi sự và mọi người. Chẳng có điều chi làm thoả mãn mọi sự người trông mong và chẳng có một điều gì làm cho người hài lòng vì người chỉ suy nghĩ về chính bản thân mình mà thôi!
D. Một người biết hạ mình lo gây dựng người khác. Bạn luôn luôn nghe người nói với một lời nói khích lệ, ngợi khen người khác và cảm tạ Đức Chúa Trời vì cớ họ.
E. Một người biết hạ mình hay cầu nguyện. Giống như kẻ ăn mày xin xỏ để có được các nhu cần vật chất, một người biết hạ mình nài xin để có được các nhu cần về thuộc linh. Nếu đời sống cầu nguyện của bạn quá nghèo nàn, bạn cần có một lượng khiêm nhường.
F. Một người biết hạ mình hay cảm tạ. Người biết rõ mọi sự mình có đều đến từ Đức Chúa Trời. Người dâng cho Đức Chúa Trời công trạng và sẽ chẳng bao giờ cảm ơn Ngài đủ.
G. Một người biết hạ mình sống rất minh bạch. Người không biết rõ sự ấy, song người khác nhìn thấy sự hạ mình ấy nơi người.
V. KẾT QUẢ CỦA SỰ HẠ MÌNH.A. Chúa Jêsus phán về sự hạ mình hay “có lòng khó khăn” “vì nước thiên đàng là của những kẻ ấy”. B. Người nào tuyên bố họ bất xứng, Đức Chúa Trời làm cho xứng đáng. Người nào tuyên bố họ vô giá trị, Đức Chúa Trời làm cho có giá trị. Người nào tuyên bố tình trạng tội lỗi của họ, Đức Chúa Trời làm cho họ nên thánh. Người nào nhìn nhận tình trạng nghèo khổ thuộc linh của họ, Đức Chúa Trời làm cho họ giàu có về mặt thuộc linh.
C. Mỗi người, dù được cứu hay chưa được cứu đều cần phải trở nên kẻ “có lòng khó khăn”. Khi ấy chúng ta mới nhìn biết các phước hạnh của “nước thiên đàng”, quyền tể trị và sự trị vì của Đấng Christ trong đời sống chúng ta.
Có ba thời điểm hạ mình lớn lao trong đời sống của tôi: Tôi ĐƯỢC CỨU, SỰ KÊU GỌI tôi BƯỚC VÀO CHỨC VỤ,SỰ KÊU GỌI tôi LÊN ĐƯỜNG.
Một người khôn ngoan từng nói: “Muốn hưởng lấy nước của Đức Chúa Trời, bạn phải đem nước của bạn ra mà đầu hàng”.