Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

Bài 44: Mạthiơ 12:1-14: "Chúa Của Ngày Sabát"



MATHIƠ  -  VUA CÁC VUA

Chúa của ngày Sabát

Mathiơ 12.1-14
1. Mẹ tôi tin vào việc tuân giữ ngày sabát. Khi tôi còn nhỏ, ít nhất tôi đã nghe nói cả ngàn lần ngày Chúa nhật đó, ngày sabát của bà là một ngày yên nghỉ và thờ phượng. Chúng tôi phải đi nhà thờ. Trở về nhà ăn trưa với thịt gà chiên hoặc thịt bò nướng, bánh biscuits nóng, rau tươi...quí vị có thực đơn nào ngon hơn không!?! Vào trưa Chúa nhật, chúng tôi muốn nghỉ ngơi trước giờ thờ phượng buổi chiều. Điều nầy thực khó chịu đối với một đứa trẻ. Tôi đã từng bị đòn  vì đi câu cá hay đi bơi trong thung lũng vào các buổi trưa Chúa nhật. Mẹ tôi tin theo vô số những gì Cơ đốc nhân đã làm trong nhiều thế hệ, ngày Chúa nhật tương đương với ngày sabát của người Do thái. Tuy nhiên, như chúng ta sẽ thấy, không có một mạng lịnh nào về một ngày sabát cho Cơ đốc nhân hết.
2. Chữ "Sabát" theo tiếng Anh và chữ Hy lạp sabbaton được chuyển từ tiếng Hy bá lai shabbath (shab-bawth'). Khi Đức Chúa Trời hoàn thành xong cuộc sáng tạo, Sáng thế ký 2.3 chép: "Rồi, Ngài ban phước cho ngày thứ bảy, đặt là ngày thánh; vì trong ngày đó, Ngài nghỉ các công việc đã dựng nên và đã làm xong rồi".
3. Trong 10 Điều Răn của Xuất Êdíptô ký 20, Đức Chúa Trời xem ngày sabát là thời gian yên nghỉ và tưởng nhớ cho dân sự Ngài. 9 trong 10 điều luật xử lý với mặt đạo đức. Một điều duy về luật ngày sabát cần phải tuân giữ và đặc biệt cho dân Israel và Kinh Cựu ước. 9 điều răn khác được nhắc đi nhắc lại và dạy dỗ suốt Tân ước, còn về ngày sabát thì không được nhắc tới.
4. Chẳng có gì sai cho người tin Chúa khi biệt riêng ngày Chúa nhật là một “ngày yên nghỉ và thờ phượng”; tuy nhiên, quả là không đúng cho chúng ta khi gán niềm tin ấy cho người khác. Rôma 14.5-6 chép: "Người nầy tưởng ngày nầy hơn ngày khác, kẻ kia tưởng mọi ngày đều bằng nhau; ai nấy hãy tin chắc ở trí mình. Kẻ giữ ngày là giữ vì Chúa; kẻ ăn là ăn vì Chúa, vì họ tạ ơn Đức Chúa Trời; kẻ chẳng ăn cũng chẳng ăn vì Chúa, họ cũng tạ ơn Đức Chúa Trời”. Mục đích là, chúng ta không cần phải tuân giữ theo luật pháp.
5. Từ phân đoạn Kinh Thánh nầy, không những chúng ta sẽ tiếp thu một lẽ thật của Tân ước về ngày sabát, mà chúng ta còn tiếp thu lẽ thật nói về Cứu Chúa của chúng ta là "Chúa của ngày sabát” nữa.

I. Nan đề về ngày sabát (các câu 1-2).

A. Người Do thái đã thêm nhiều phần truyền khẩu do con người lập ra cho ngày sabát.
1. Kinh Talmud, quyển sách ghi lại những truyền khẩu của người Do thái có 24 chương liệt kê ra nhiều điều luật khác nhau về ngày sabát. Tôi có thể kể ra nhiều điều luật, song ở đây là một khuôn mẫu:
a. Ngươi không nên đi hơn 3.000 bước tính từ nhà của ngươi.
b. Ngươi không nên mang bất kỳ vật gì nặng hơn một con cá đã chiên rồi, còn nếu vật nặng phân nửa số lượng ấy, ngươi có thể mang thành hai lần.
c. Ngươi không nên ném vật gì bằng tay nầy và cầm vật đó bằng tay kia.
d. Ngươi không nên mang theo cây kim vì e rằng ngươi sẽ may một cái gì đó.
e. Ngươi không nên tắm e nước sẽ văng ra thềm nhà và lau nó.
f. Phụ nữ không nên soi gương, e chúng có thể kéo theo sợi tóc.
g. Răng giả không nên mang vì chúng làm tăng phần giới hạn trọng lượng khi vác nặng.
h. Ngày sabát vốn khó đến nỗi dân sự phải làm lụng khó nhọc hơn công việc trong 6 ngày kia của tuần lễ để không làm việc trong ngày sabát. Không có gì phải ngạc nhiên khi Chúa Jêsus gọi chúng là "gánh nặng" (11.28).
2. Những hạn chế về mặt luật pháp trong ngày sabát của người Do thái là những điều rất nguy hiểm. Sách ngụy tác 1 Maccabe nói tới thời kỳ Antiochus Epiphanes đã giết một nhóm người Do thái chiếu theo lịnh của Judas Maccabaeus vì người Do thái đã từ chối không chịu cầm lấy vũ khí trong ngày sabát. Về sau Josephus đã viết về thời điểm khi Tướng La mã là Pompey vây hãm thành Jerusalem bằng cách đắp một ngọn đồi nhỏ gần bức tường thành phố nhằm vào ngày sabát. Người Do thái đã từ chối không ngăn chặn và ông ta đã chiếm được thành ấy.
B. Các môn đồ đã phá vỡ truyền thống sabát do con người lập ra (câu 1).
1. Chúa Jêsus đang dẫn các môn đồ Ngài "đi qua giữa đồng lúa mì" nhằm ngày sabát. Chuyến đi nầy đã phá vỡ ngày sabát của người Do thái. Chúa Jêsus đã tuân giữ đầy đủ luật pháp. Ngài đã phán trong Mathiơ 5.17: "Các ngươi đừng tưởng ta đến đặng phá luật pháp hay là lời tiên tri; ta đến, không phải để phá, song để làm cho trọn". Ngài chỉ phá vỡ truyền khẩu về luật pháp của người Do thái mà thôi.
2. Trong thời buổi ấy, đường xá thường nhỏ bé, chỉ là những con đường mòn, vì sử dụng nhiều và đồng lúa nằm ngay bên cạnh các con đường đó. Có lẽ Chúa Jêsus cùng các môn đồ Ngài đang sử dụng một con đường đi tắt ngang qua ruộng lúa.
3. Khi họ đang đi, các môn đồ bị "đói”. Đáp ứng lại với cái đói đó, họ đã "bứt bông lúa mà ăn".
4. Điều nầy được phép trong một khoản của luật pháp Đức Chúa Trời. Hãy chú ý Phục truyền luật lệ ký 23-24-25.
C. Người Pharisi đã nổi giận với các môn đồ (câu 2).
1. Tôi có một thắc mắc. Mấy người Pharisi nầy sao dám bước vào đồng ruộng vào ngày sabát chớ? Có người nói họ sống giống như "cảnh sát trong ngày sabát" vậy.
2. Đặc biệt hãy chú ý câu hỏi của họ: "Kìa môn đồ thầy làm điều KHÔNG NÊN LÀM trong ngày Sa-bát". Nói cách khác, họ đã xem những điều truyền khẩu của họ vào cùng cấp độ với Lời của Đức Chúa Trời!

II. Một số dạy dỗ quan trọng về ngày sabát (các câu 3-8).

A. Ngày sabát không phải là phương tiện để ngăn cấm những điều cấp thiết (các câu 2-4).
1. Khi người Pharisi dám cả gan thắc mắc mọi hành động của Con Đức Chúa Trời. Ngài phán: "Chuyện vua Đa-vít đã làm trong khi vua với kẻ đi theo bị đói, các ngươi há chưa đọc đến sao?"
2. Tất nhiên là họ có "đọc" rồi. Họ là hạng học giả của Cựu ước, câu hỏi của Chúa Jêsus rõ ràng là một câu châm biếm rất nặng.
3. David là siêu anh hùng của Do thái giáo. Ông giống như Abraham Lincoln của người Do thái! Chúa Jêsus đã nhắc cho người Pharisi nhớ thể nào vị anh hùng của họ và "với kẻ đi theo" đã "vào đền Đức Chúa Trời""ăn bánh bày ra", là bánh "không có phép ăn" đối với bất kỳ ai trừ ra dòng thầy tế lễ mới được phép (đối chiếu I Samuên 21.4).
4. Thầy tế lễ, Ahimêléc đã ban bánh bày ra đó cho David vì ông và đoàn tuỳ tùng đã đói lắm rồi và họ không có bánh nào khác nữa. Hiển nhiên là Đức Chúa Trời đã không xét đoán David, người của ông, cũng không xét đoán Ahimêléc về hành động nầy.
5. Đây là một trường hợp cho thấy Đức Chúa Trời thể nào đã bằng lòng gạt qua một bên nghi thức của luật pháp hầu chúc phước cho những điều cấp thiết của dân sự Ngài.
6. Chúa Jêsus cũng đã hỏi trong Luca 14.5: "Nào có ai trong các ngươi, đương ngày Sa-bát, nếu có con trai hay là bò mình té xuống giếng mà không kéo liền lên sao?"
B. Ngày sabát không phải là phương tiện để ngăn cấm thờ phượng Đức Chúa Trời (các câu 5-6).
1. Chúa Jêsus cũng nhắc nhở rằng "các thầy tế lễ trong đền thờ" luôn luôn "phạm luật" hay làm mất tính thiêng liêng ngày sabát bằng cách phá vỡ các điều luật của ngày ấy qua việc làm. Họ đã làm việc khó nhọc vào ngày sabát hơn bất kỳ ngày nào khác trong tuần. Họ đã đốt lửa trên bàn thờ, đã giết con sinh tế, đặt xác con sinh lên bàn thờ, v.v...Tuy nhiên, trong mọi điều nầy người ta xem họ "mà không phải tội".
2. Cũng một thể ấy, những tín đồ theo luật pháp, họ cố gắng giữ một ngày sabát tôn giáo quên rằng họ đang làm việc vào ngày sabát: dạy một lớp học, giảng một bài giảng, hướng dẫn một nhóm thanh niên, hoặc làm việc với thiếu nhi, mọi sự đều đòi hỏi một lượng nổ lực rất lớn.
3. Hãy chú ý Chúa Jêsus đã phán: "tại chỗ nầy có một đấng tôn trọng hơn đền thờ". Thật là khó cho chúng ta tưởng tượng đền thờ thánh như thế nào đối với người Do thái. Mặc dù họ không hiểu hết, Chúa Jêsus đang tự áp đặt sự phục vụ của Ngài với Đức Chúa Cha vốn sâu xa hơn cả đền thờ và mọi truyền thống theo luật pháp của họ.
C. Ngày sabát không phải là phương tiện để ngăn trở lòng thương xót (các câu 7-8).
1. Một lần nữa, hãy chú ý sự châm biếm của Chúa khi Ngài phán: "Phải chi các ngươi hiểu nghĩa câu nầy...". Ngài trưng dẫn Ôsê 6.6, câu nầy chép như sau: "Ta muốn lòng nhân từ, không muốn của tế lễ".
2. Sự tuân giữ nghiêm ngặt ngày sabát là một "của tế lễ". Người ta đã hy sinh công việc làm thường ngày của họ và chịu khó làm việc để không phá vỡ mọi truyền thống của các trưởng lão.
3. Nếu họ thực sự hiểu rõ Kinh Thánh, họ sẽ "không trách những người vô tội", các môn đồ. Việc tuân giữ bất kỳ một sự hy sinh nào, bất kỳ một kỹ luật thuộc linh nào, dù đó là cầu nguyện, kiêng ăn, bố thí, v.v... sẽ không bao giờ chiếm chỗ, cũng không trở nên quan trọng trong con mắt của Đức Chúa Trời hơn là tỏ ra "lòng nhân từ".
4. Đức Chúa Trời sẽ không xét đoán chúng ta chỗ chúng ta tuân giữ các luật lệ nhiều như thế nào như Ngài sẽ xét đoán chúng ta vì những ham muốn và các động lực trong tấm lòng của chúng ta.
5. Ý nghĩa lời lẽ của Chúa Jêsus trong câu 12 là đáng tin cậy. Ý nghĩa của Ngài không có dự tính gây hại cho người Pharisi khi Ngài phán: "Con Người là Chúa của ngày sabát".
6. Vì Chúa Jêsus là "Chúa", chúng ta không còn cần ngày sabát nữa. Tân ước không đòi hỏi một ngày sabát vì cớ mỗi ngày đều là ngày sabát! (Rôma 14.5-6).

III. Một minh hoạ thích ứng cho ngày sabát (các câu 9-14).

A. Một tình huống khó và một câu hỏi khó (các câu 9-10).
1. Chúa Jêsus đã "đi khỏi nơi đó", Ngài rời khỏi đồng lúa rồi "vào nhà hội". Chúa Jêsus đã vào trong hang ổ của các cấp lãnh đạo tôn giáo chuyên tự xưng công bình. Họ nghĩ Ngài sẽ vào đặng thờ lạy, nhưng Ngài vốn biết rõ Ngài đến để dạy cho họ một bài học mà họ sẽ chẳng bao giờ chịu nghe theo.
2. Có một sự ấn định thiêng liêng đã chờ đợi Chúa Jêsus trong “nhà hội”. Ở đó Ngài đã gặp "một người teo một bàn tay". Hãy lưu ý là người nầy không yêu cầu Chúa Jêsus chữa lành cho ông ta. Không giống như nhiều người khác, dường như ông ta đã lúng túng khi đứng giữa sự chú ý của nhiều ngưòi.
3. Mà đúng hơn, người Pharisi đã giới thiệu người nầy với Chúa Jêsus với một câu hỏi: "Trong ngày Sa-bát, có phép chữa kẻ bịnh hay không?" Họ muốn có một lý lẽ nào đó rồi với lý lẽ ấy họ "kiện Ngài". Họ không quan tâm tới nhu cần của người nầy, sự phục vụ Đức Chúa Trời hay lòng thương xót của họ. Mục tiêu chính của họ là muốn gài bẫy Chúa Jêsus.
B. Một câu hỏi được giải đáp bằng một câu hỏi (các câu 11-12).
1. Chúa Jêsus là bậc thầy của loại đối đáp nầy. Lối lý luận đáng kinh ngạc của Ngài đã kéo người Pharisi sập vào cái bẫy của chính họ cài đặt. Ngài đã hỏi nếu người kia có một “con chiên” té vào hố trong ngày sabát, lẽ nào ông ta “không kéo nó lên sao". Sabát hay không sabát, bất kỳ một người chủ nào của con thú cũng sẽ tìm cách để bảo hộ tài vật của mình, sự sống của ông ta trong ngày sabát.
2. Câu hỏi của Chúa Jêsus đã ngắt ngang họ: "Huống chi người ta trọng hơn con chiên là dường nào!" Như trong nhiều trường hợp khác, Chúa Jêsus đã bàn từ chỗ thấp lên cao. Nếu cứu con chiên là điều nên làm, thì cứu một người lại càng nên làm hơn nữa là dường nào!
3. Dựa theo lối lý luận theo Kinh Thánh như thế nầy, Chúa Jêsus đã trả lời cho câu hỏi ngu xuẫn của họ. Ngài phán: "Vậy, trong ngày sabát có phép làm việc lành".  Hãy lưu ý Ngài không chỉ nói "chữa lành" mà là "làm việc lành". Vậy thì giúp đỡ cho một người bạn vào ngày Chúa nhật có được không? Chắc là được rồi! Sửa soạn một bữa ăn thông công có chắc được không? Chắc được mà! Hêbơrơ 10.25 chép: "chớ bỏ qua sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm...".
C. Ý nghĩa thực sự của ngày sabát (các câu 13-14).
1. Quí vị có thể nghe một sự vui vẻ trong nhà hội khi Chúa Jêsus phán: "Hãy giơ tay ra" cho người bị teo tay. Chúa Jêsus không hề chạm đến ông ta. Với đức tin đơn sơ, khi người nầy mở rộng bàn tay bị teo ra "thì tay nầy cũng lành như tay kia".
2. Không những Chúa Jêsus đã phán nên “làm điều lành” trong ngày sabát. Chính mình Ngài đã làm lành vào ngày sabát! Tôi dám cuộc là người đã được lành rất vui mừng khi mình được chữa lành!
3. Bài học của Chúa Jêsus đã rơi đúng trên người Pharisi. Câu 14 chép họ bỏ "đi ra ngoài". Quí vị há chẳng thấy cơn bão nổ ra trong căn phòng ấy sao! Những người lúc nào cũng tuân thủ theo luật pháp không thể hiểu được!
4. Cái điều tồi tệ hơn, là họ “bàn với nhau”, tìm cách "lập mưu đặng giết Ngài" .


Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

Bài 43: Mathiơ 11:25-30: "Lời Mời Long Trọng"




MATHIƠ – VUA CÁC VUA

Lời mời long trọng

Mathiơ 11.25-30
1. Tại sao Chúa Jêsus lìa bỏ sự vinh hiển, sự thờ phượng và vẻ đẹp lộng lẫy của cung điện trên trời để rồi trở thành một con người? Tại sao Ngài giới hạn các thuộc tính của Ngài là Đức Chúa Trời để mặc lấy hình thể của người thợ mộc đơn sơ? Tại sao Ngài mang lấy mọi tội lỗi của cả nhân loại trên linh hồn vô tội của Ngài và chịu chết với tội lỗi đó trên một cây thập tự? Tại sao Ngài thoát khỏi xiềng xích của sự chết trong sự sống lại của Ngài? Kinh Thánh trả lời cho các thắc mắc nầy trong nhiều phân đoạn.
A. Ngài phán trong Luca 19.10: "Bởi Con người đã đến tìm và cứu kẻ bị mất".
B. I Timôtthê 1.15 chép: "Đức Chúa Jêsus Christ đã đến trong thế gian để cứu vớt kẻ có tội, ấy là lời chắc chắn, đáng đem lòng tin trọn vẹn mà nhận lấy..."
C. Ngài đã phán trong Giăng 6.35: "Ta là bánh của sự sống; ai đến cùng ta chẳng hề đói, và ai tin ta chẳng hề khát".
D. Ngài đã phán trong Giăng 8.12: "Ta là sự sáng của thế gian; người nào theo ta, chẳng đi trong nơi tối tăm, nhưng có ánh sáng của sự sống".
E. Ngài đã phán trong Giăng 11.25: "Ta là sự sống lại và sự sống; kẻ nào tin ta thì sẽ sống, mặc dầu đã chết rồi".
F. Các tiên tri đã nói trước lý do cho sự đến của Ngài. Êsai 45.22 chép: "Hỡi các ngươi hết thảy ở các nơi đầu cùng đất, hãy nhìn xem ta và được cứu! Vì ta là Đức Chúa Trời, chẳng có Chúa nào khác".
G. Êsai 55.1, 3 chép: "Hỡi những kẻ nào khát, hãy đến suối nước! Và người nào không có tiền bạc, hãy đến, mua mà ăn! Hãy đến, mua rượu và sữa mà không cần tiền, không đòi giá. Hãy nghiêng tai, và đến cùng ta; hãy nghe ta, thì linh hồn các ngươi được sống”.

H. Chương sau cùng của Kinh Thánh chứa lời mời gọi nầy trong Khải huyền 22.17: "Thánh Linh và vợ mới cùng nói: Hãy đến! Kẻ nào nghe cũng hãy nói rằng: Hãy đến! Ai khát, khá đến. Kẻ nào muốn, khá nhận lấy nước sự sống cách nhưng không".
2. Trong phân đoạn nầy, chúng ta thấy một tiểu đoạn được biết là Lời Mời Long Trọng trong các câu 28 -30. Thường mấy câu nầy được trưng dẫn tách ra khỏi văn mạch của chúng và đánh mất cái bóng ý nghĩa nguyên thuỷ của chúng. Phải, Chúa Jêsus đưa ra một lời mời gọi long trọng. Phải, lời ấy dành cho mọi người. Phải, Chúa Jêsus đã đến để hết thảy chúng ta đều được cứu. Tuy nhiên, chúng ta hãy đào sâu cả phân đoạn nầy, chẻ phân đoạn ấy ra như Bài Cầu Nguyện của Chúa Jêsus, Lời Công Bố Quan Trọng của Chúa Jêsus, và Lời Hứa  Quan Trọng của Chúa Jêsus.

I. BÀI CẦU NGUYỆN CỦA CHÚA JÊSUS (các câu 25-26).

A. Mục đích của lời cầu nguyện (câu 25a).
1. Chúa Jêsus đã dừng lại để "cảm tạ" Đức Chúa Cha. Từ ngữ "cảm tạ" trong bản Kinh Thánh NKJV được dịch là "ngợi khen" trong các bản dịch khác. Sát nghĩa, từ ngữ nầy có ý "đồng ý trọn vẹn".
2. Trước khi chúng ta tìm hiểu lời cầu nguyện ngợi khen và cảm tạ nầy, chúng ta phải nhớ tới phần văn mạch.
a. Lúc bắt đầu chương, Chúa Jêsus tiếp nhận một sứ điệp nói tới sự nhầm lẫn và nghi ngờ từ phía Giăng Báptít.
b. Chúa Jêsus bảo đảm với “đoàn dân đông” đang đứng nghe đó về Giăng rằng "trong những người bởi đờn bà sanh ra, không có ai được tôn trọng hơn Giăng Báp-tít".
c. Kế đó Ngài so sánh "dòng dõi" của những kẻ chối bỏ cả Ngài và Giăng là con cái ăn hại, ngược ngạo.
d. Ngài đi xa hơn bằng cách công bố ra những điều khốn nạn của sự phán xét giáng trên các thành phố "Côraxin", "Bếsaiđa""Cabênaum" vì thái độ dửng dưng của họ, thậm chí khi họ sống giữa các “phép lạ” của Ngài.
3. Chúa Jêsus đang đối diện với sự chối bỏ rất trầm trọng. Giăng 1.11 chép: "Ngài đã đến trong xứ mình, song dân mình chẳng hề nhận lấy". Dù Ngài bị chối bỏ, Chúa Jêsus gặp được sự yên nghỉ trong sự khen ngợi Cha của Ngài.
4. Chúa Jêsus là tấm gương tối hậu của chúng ta. Đôi khi tôi thất vọng khi thấy nhiều người chưa được cứu. Đôi khi, tôi chán nãn trong công việc của Đức Chúa Trời. Chỉ khi tôi bắt đầu dâng lời “cảm tạ” và ngợi khen Đức Chúa Trời, thì tôi mới thắng hơn sự chán nãn ấy.
5. Quí vị có ngã lòng không? Quí vị có chán nãn tối nay không? Quí bạn tôi ơi, hãy noi theo gương của Cứu Chúa chúng ta và quí vị sẽ được nâng cao lên trong sự thờ phượng.
B. Lý do cho sự cầu nguyện (câu 25b).
1. Chúa Jêsus đã cảm tạ Đức Chúa Cha đến nỗi Ngài đã "giấu những điều này với kẻ khôn ngoan, người sáng dạ". “Kẻ khôn sáng và người sáng dạ [thông minh hay hiểu biết]" cách nói mỉa mai đối với những người khôn ngoan theo mắt họ.
2. Thứ nhứt, chúng ta hãy tìm hiểu những gì câu nầy không nói tới. Câu nầy không có ý nói người nào có sự thông minh và kỹ năng thông thạo, sẽ không được cứu. Một số người rất thông minh là hạng tín đồ tin kính lắm.
3. Những gì câu nầy muốn nói tới: ấy là sự tự hào về trí thông minh thường ngăn trở không cho người ta bước vào Vương quốc. Họ lấy sự hiểu biết và thông minh của họ, những thứ là ân tứ đến từ Đức Chúa Trời, rồi sự kiêu căng làm hư hỏng họ, để rồi chúng trở thành chiếc hàng rào ngăn trở họ không đến được với Đức Chúa Trời.
4. Thi thiên 138.6 chép: "Dầu Đức Giê-hô-va cao cả, thì cũng đoái đến những người hèn hạ; Còn kẻ kiêu ngạo, Ngài nhận biết từ xa".
5. Rôma 1.22 chép về họ như sau: "...tự xưng mình là khôn ngoan, mà trở nên điên dại".
6. Đúng hơn, Chúa Jêsus phán rằng Đức Chúa Trời đã "tỏ ra" "những việc nầy" là lẽ thật nói tới Nước Trời cho "những con trẻ" hay.  Chữ nầy đến từ nepios, ám chỉ tới một đứa trẻ chưa thể ăn thịt, mà chỉ uống sửa, một đứa trẻ chưa biết nói.
7. "Những con trẻ" là những kẻ ngược lại với "kẻ khôn ngoan, người sáng dạ". Dù một người có học thức cao và khôn khéo cực kỳ, người đó phải trở thành một "con trẻ" hoàn toàn nương cậy vào Đức Chúa Cha trước khi người được cứu. Chúa Jêsus đã phán trong Mathiơ 18.3: "Quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu các ngươi không đổi lại và nên như đứa trẻ, thì chẳng được vào nước thiên đàng đâu".
8. Hỡi con cái bé mọn, sát nghĩa là "những con trẻ" hoàn toàn nương cậy vào Đức Chúa Trời và vì lẽ đó được an ninh cho tới khi họ đạt đến tuổi trưởng thành.
9. Đúng là một phước hạnh, khi chúng ta không khôn ngoan hay sáng dạ để được cứu. Chúng ta không phải là hạng chuyên gia theo ngôn ngữ của Kinh Thánh để hiểu Kinh Thánh. Có nhiều học giả Hy bá lai và Hy lạp hiện đang ở trong địa ngục tối nay! Lẽ thật của Đức Chúa Trời, "những việc nầy" chính là những vụ việc thuộc linh. Chúng ta hãy xem I Côrinhtô 2.13-14.
10. Sự đối ngược giữa "kẻ khôn ngoan, người sáng dạ""con trẻ" không phải là sự đối chiếu giữa người có học thức và kẻ dốt nát, giữa người sáng láng và kẻ khờ dại, mà là giữa những người ngương cậy vào bản thân họ và những ai biết hạ mình đến như con trẻ trong sự nương cậy hoàn toàn.
C. Sự chắc chắn của lời cầu nguyện (câu 26).
1. Chúa Jêsus phán: "Phải, thật như vậy""Cha đã thấy điều đó là tốt lành". Đức Chúa Trời vốn đẹp lòng với Tin Lành vì Tin Lành không hề đem lại sự vinh hiển cho tôi, mà chỉ đem sự vinh hiển cho Chúa mà thôi.
2. Xem I Côrinhtô 26-27.
3. Giăng 3 chép Nicôđem là "giáo sư của Israel" thế mà ông chẳng hiểu biết đường lối của Đức Chúa Trời (Giăng 3.3-12).

II. LỜI CÔNG BỐ QUAN TRỌNG CỦA CHÚA JÊSUS (câu 27).

A. Đức Chúa Cha đã ban cho Chúa Jêsus quyền phép trên “Mọi Việc” (câu 27a).
1. Dường như Chúa Jêsus đã chuyển cách nói trong sự cầu nguyện với Đức Chúa Cha sang đám dân đông đứng xung quanh để công bố ra một lẽ thật.
2. “Mọi việc” mà Đức Chúa Cha đã “giao” cho Chúa Jêsus là những việc nào? Hãy gạch dưới dòng chữ "những điều nầy" trong câu 25.
3. Chúng ta hãy xét qua Giăng 5.21 - 24Mathiơ 28.18.
4. Phải, Chúa Jêsus đã được Đức Chúa Cha giao cho mọi quyền phép. Tuy nhiên, một cách đặc biệt, “mọi việc” mà Ngài đã nói đó chính là lẽ thật nói về Nước Trời, “mọi việc” mà người Galilê đã chối bỏ.
B. Chỉ có Đức Chúa Cha mới thực sự biết rõ Đức Chúa Con (câu 27b).
1. Vì nhiều người trong vòng chúng ta đã nghiên cứu Kinh Thánh lâu nay, chúng ta nghĩ chúng ta có sự hiểu biết sâu sắc về Đức Chúa Jêsus Christ. Vì chúng ta đồng đi với Ngài, cầu nguyện qua Ngài và trò chuyện với Ngài, chúng ta tưởng chúng ta biết rõ Ngài.
2. Tuy nhiên, tri thức của chúng ta về Chúa Jêsus bị giới hạn nhiều lắm. Lý trí của chúng ta không thể hiểu hết Ngài được. Chỉ có đầu óc thiêng liêng mới có thể thực sự “nhận biết” Chúa Jêsus.
3. Chúa Jêsus đang kể ra sự thực là dân chúng chẳng hiểu được Ngài. Đây là lời công bố nói về lẽ mầu nhiệm chính tư cách của Ngài.
C. Đức Chúa Con bày tỏ Đức Chúa Cha ra cho chúng ta (câu 27c).
1. Chúa Jêsus phán rằng không một ai biết được Đức Chúa Cha trừ phi "người nào mà Con muốn tỏ ra cùng".
2. Việc nầy dường như kỳ lạ, chúng ta hiện đang có sự hiểu biết nhiều về Đức Chúa Cha hơn chúng ta biết về Đức Chúa Con. Trong sự cứu rỗi, Chúa Jêsus đã chuộc lấy tội lỗi của chúng ta để khiến cho chúng ta được “làm một” với Đức Chúa Cha.

III. LỜI HỨA LONG TRỌNG CỦA CHÚA JÊSUS (các câu 28-30).

A. Chúng ta được kêu gọi phải “đến” với Chúa Jêsus (câu 28).
1. Lý do người ta phạm tội, lý do họ nãn lòng, thất vọng và vô vọng ấy là họ không nhận biết Đức Chúa Cha. Phần văn mạch cho chúng ta thấy chìa khoá cho sự vui mừng thật, bình an, và hạnh phước là "đến" với Đức Chúa Cha nhờ Đức Chúa Jêsus.
2. Chúa Jêsus phán rằng "Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng" “hãy đến”. Đây là một lời mời gọi cho cả người đã được cứu và người chưa được cứu.
3. "Những con trẻ" cũng phải đến nữa. Giăng Báptít cũng phải đến. Các thành phố chưa ăn năn cũng phải đến. “Kẻ khôn ngoan và người sáng dạ” cũng phải đến. Chúa Jêsus đang kêu gọi "hết thảy".
4. Ơn cứu rỗi chỉ thấy có nơi Chúa Jêsus. Công vụ Các Sứ Đồ 4.12 chép: "Chẳng có sự cứu rỗi trong đấng nào khác; vì ở dưới trời, chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu".
5. Gánh nặng nào khiến cho chúng ta phải "mệt mỏi”“gánh nặng”?  Gánh nặng đó là sống ngoài ý chỉ của Đức Chúa Trời. Lời cầu nguyện có quyền lực nhất mà chúng ta có thể dâng lên được rút ra từ Thi thiên 143.10: "Xin dạy tôi làm theo ý muốn Chúa, vì Chúa là Đức Chúa Trời tôi".
6. Khi chúng ta "đến" với Đấng Christ, Ngài ban cho chúng ta sự "yên nghỉ" không còn phấn đấu lo làm đẹp lòng Đức Chúa Trời bằng những việc lành riêng của chúng ta và "yên nghỉ" không còn tranh đấu với xác thịt nữa.
B. Chúng ta được kêu gọi để gánh lấy “ách” của Chúa Jêsus (câu 29a).
1. “Ách” được chế tạo sao cho vừa khít cổ của một con bò. Ách được dùng theo thuật ngữ Kinh Thánh là một hình bóng nói tới sự thuận phục. Học trò đã “ở dưới cái ách [sự thuận phục]” thầy của họ.
2. Ngay cả người đã được sanh lại bằng cách đến với Chúa Jêsus không thể thấy thoả lòng khi tách ra khỏi sự đầu phục đối với Ngài.
3. Có nhiều Cơ đốc nhân đang phấn đấu vì họ đang ra sức sống đời sống theo các giới hạn riêng của họ và họ không được “yên nghỉ”.
C. Chúng ta được kêu gọi phải "học" theo Chúa Jêsus (câu 29b). Chúng ta ‘học” theo Chúa Jêsus bằng cách nào? Bằng cách nghiên cứu Lời của Ngài. Sự tấn tới về mặt thuộc linh của quí vị, sự “yên nghỉ” của quí vị trong Chúa được kết rõ ràng với năng lực quí vị đầu tư vào việc học hỏi Lời của Đức Chúa Trời.
D. Kết Quả của Sự Vâng Phục là Được “Yên Nghỉ” Trọn Vẹn (các câu 29c-30).
1. Không giống như luật pháp, rất khó chịu, Chúa Jêsus là “nhu mì và khiêm nhường”. Thay vì chất chứa nhiều điều luật khó chu toàn trên chúng ta, trong Ngài chúng ta tìm được "sự yên nghỉ cho linh hồn [chúng ta]".
2. “Ách [của Chúa Jêsus] thì dễ chịu” “gánh [của Ngài] thì nhẹ nhàng”.  I Giăng 5.3 chép: "Vì nầy là sự yêu mến Đức Chúa Trời, tức là chúng ta vâng giữ điều răn Ngài. Điều răn của Ngài chẳng phải là nặng nề".
3. Quí vị chưa chạy đến với Ngài, đầu phục Ngài và học theo Ngài từ hôm nay sao?


Bài 42: Mathiơ 11:16-24: "Chị Em Vô Tín Song Sinh"




MATHIƠ – VUA CÁC VUA

Chị em vô tín song sinh

Mathiơ 11:16-24
1. Tội lỗi chính yếu đưa bất kỳ ai đến địa ngục là tội vô tín. Chúa Jêsus đã phán trong Giăng 3.36: "Ai tin Con, thì được sự sống đời đời; ai không chịu tin Con, thì chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người đó". Lời lẽ của Chúa Jêsus trong câu 15 của phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta là một lời cảnh cáo nghịch lại với sự vô tín: "Ai có tai mà nghe, hãy nghe".
2. Khi chúng ta đối diện với lẽ thật của Đức Chúa Trời, chúng ta phải đáp ứng. Mỗi lúc quí vị nghe Kinh Thánh được trung tín rao giảng, quí vị nên đáp ứng.
A. Thứ nhứt, quí vị đáp ứng bằng cách nhất trí với Đức Thánh Linh, tuyên xưng tội lỗi của mình và tìm kiếm ơn tha thứ ở trong huyết của Đấng Christ.
B. Thứ hai, quí vị cũng có thể đáp ứng bằng cách làm cứng lòng mình đối với lẽ thật và loạn nghịch chống lại sự thuyết phục của Thánh Linh Đức Chúa Trời.
C. Thứ ba, quí vị có thể đáp ứng bằng cách bất chấp lẽ thật.
3. Trong nội dung của phân đoạn Kinh Thánh trên, chúng ta học biết rằng Giăng Báptít, là người được Chúa Jêsus mô tả là: "trong những người bởi đờn bà sanh ra, không có ai được tôn trọng hơn Giăng Báp-tít" (câu 11), ông đã sai hai môn đồ đến hỏi Chúa Jêsus: "Ngài là Đấng phải đến, hay chúng tôi phải đợi Đấng khác?" Giăng đã có những mối nghi ngờ rất thành thật, mà hầu hết các tín hữu đều có. Khi nghi ngờ đến, ông đã tìm được sự khẳng định cho đức tin của mình trong Chúa Jêsus.
4. Ngược lại với những điều Giăng thành thật hồ nghi, Chúa Jêsus mô tả hai phương thức con người đang chối bỏ Ngài. Tôi gọi chúng là hai chị em vô tín song sinh: phê phán & dửng dưng.

I. Một số người đang PHÊ PHÁN Chúa Jêsus (các câu 16-19).

A. Thắc mắc của Chúa Jêsus (câu 16a).
1. Vấn đề nầy rất sâu xa trong câu chuyện của Mathiơ nói về đời sống của Chúa Jêsus, chúng ta đã thấy nhiều, nhiều phép lạ vốn đã khẳng định lời tuyên xưng Ngài chính là Đấng Mêsi. Tuy nhiên, chúng ta cũng học biết rằng phần lớn người Do thái, là dân sự Ngài, đã chối bỏ Ngài. Giăng 1.11 chép: "Ngài đã đến trong xứ mình, song dân mình chẳng hề nhận lấy".
2. Vì cớ sự vô tín của họ, Chúa Jêsus đưa ra một câu hỏi khá hoa mỹ: "Ta sẽ sánh dòng dõi nầy với ai?" Đây là một thuật ngữ của phương Đông, một cách nói thông thường trong kinh Midrash, một sách dạy dỗ của người Do thái.
3. Nói cách khác, Chúa Jêsus muốn nói: "Ta sẽ minh hoạ sự vô tín của dòng dõi nầy như thế nào đây?" "Ta sẽ mô tả sự họ vô tín cho các ngươi biết như thế nào đây?"
B. Phép loại suy của Chúa Jêsus (các câu 16b-17).
1. Ngài nói "dòng dõi" của người Do thái nào chối bỏ Ngài là "như con trẻ ngồi giữa chợ".
2. “Chợ” là những trung tâm sinh hoạt của xã hội trong hầu hết các thành thị và làng mạc của người Do thái. Ở đấy mọi thứ hàng hoá được mang đến từ các nông trại để người ta mua cùng bán. Ở đấy các quan xét ngồi nơi hai cánh cỗng và đưa ra mọi quyết định của họ. Ở đấy "con trẻ" vui đùa khi bố mẹ chúng lo mua sắm. Chúng ta phải sánh "chợ" với các siêu thị hiện đại ngày nay.
3. Con trẻ thường chơi hai trò chơi thông thường. Một là đám cưới giả. Hai là đám tang giả.
a. Trong đám cưới giả, chúng sẽ thổi “sáo” tưởng tượng rồi gọi bạn bè chúng đến và “nhảy múa” giống y như đám cưới thật của người lớn.
b. Trong đám tang giả, chúng cũng sẽ "kêu la cùng bạn mình" để "than vản" [sát nghĩa: "đấm ngực"] khi chúng "khóc", y như trong các đám tang thật mà chúng đến xem vậy.
4. Giống như nhiều trò chơi của trẻ con ngày nay, lúc nào cũng có những trò tương tự như thế. Nếu trò chơi là “đám cưới”, chúng muốn chơi trò “đám tang” và v.v…
C. Sự dạy của Chúa Jêsus (các câu 18-19a).
1. Chúa Jêsus đã sử dụng minh hoạ nầy để dạy cho biết phương thức mà nhiều người cứ mãi mê chỉ trích, phê phán và luôn luôn tìm kiếm lỗi lầm. Chúng ta thấy phần nhiều trong số họ đang có mặt giữa vòng dân sự của Đức Chúa Trời ngày hôm nay. Vô luận mục sư, chấp sự hay các cấp lãnh đạo Hội Thánh làm việc gì, có thể họ chưa bao giờ thấy thoả lòng.
2. Ngài phán rằng Giăng đã đến với họ "không ăn , không uống". Ông đã sống một đời sống khổ hạnh, ăn châu chấu và mật ong rừng, sống trong đồng vắng, mặc áo làm bằng Đấng, lông lạc đà. Thế mà họ đã nói: "Giăng bị quỉ ám".
3. Sứ điệp của Giăng rất giống với trò chơi “đám tang”. Ông đã tố giác tội lỗi của họ và không để cho họ trở thành khách bàng quang trung lập. Ông buộc họ phải ăn năn hay xét đoán họ vì cớ tội lỗi của họ. Đáp ứng duy nhất của cấp lãnh đạo tôn giáo là tìm kiếm lỗi lầm rồi bịa ra cái án: “Giăng bị quỉ ám”.
4. Chúa Jêsus, "Con Người" đã đến với họ "hay ăn hay uống”. Đời sống của Ngài có thể được sánh với "trò chơi đám cưới". Ngài đã đến dự các bữa tiệc tùng và sinh hoạt xã hội của họ (9.14). Ngài đã chữa lành cho họ rồi phán ra tình yêu thương và sự tha thứ.
5. Vì họ không chịu tin Chúa Jêsus, họ cũng kết án Ngài là: "kẻ ham ăn mê uống".
6. Họ cũng nói Chúa Jêsus là "bạn bè với người thâu thuế cùng kẻ xấu nết". Điều nầy là sự thật, chớ không phải theo ý nghĩa mà họ đã nói ra. Ngài gắn bó với phường tội nhân, song không dự vào tội lỗi của họ. Ngài đã ban ra sự giải cứu từ sự gắn bó đó.
D. Câu châm ngôn của Chúa Jêsus (câu 19b).
1. Chúa Jêsus đã phán: "Sự khôn ngoan được xưng là phải, bởi những việc làm của sự ấy". Người Do thái đã phê phán Chúa Jêsus vì chính tội lỗi mà bản thân họ đã phạm phải. Họ là hình ảnh thu nhỏ của câu nói: "lươn ngắn lại chê lạch dài"
2. Những kẻ phê phán nầy không chú vào sự sự công bình và lẽ thật, mà họ chỉ chú vào sự xét đoán và nói vu.
3. Trong nhiều thế kỷ, từ tấm lòng của sự vô tín, người ta đã bất công chỉ trích phê phán Chúa Jêsus, Lời của Ngài và Hội Thánh của Ngài. Tuy nhiên, họ không sao lý giải được những đời sống của nhiều người nam người nữ đã được thay đổi bởi quyền phép của Đức Chúa Trời.

II. Một số người DỬNG DƯNG đối với Chúa Jêsus (các câu 20-24).

A. Lời quở trách của Chúa Jêsus (câu 20).
1. Lúc đầu, dường như kỳ lạ lắm khi Chúa Jêsus “quở trách” toàn bộ cư dân của "những thành mà các việc quyền phép của Ngài đã làm ra trong những thành ấy". Đặc biệt, chúng ta sẽ chú ý tới các thành thị như "Côraxin", "Bếtsaiđa" "Cabênaum".
2. Câu 20 nói ra lý do để Chúa Jêsus phải “quở trách” "vì họ không ăn năn". Họ đã chứng kiến cách riêng tư "các phép lạ của Ngài" thế mà tấm lòng của họ vẫn không lay chuyển. Họ đã chạy theo đời sống riêng của họ, họ dửng dưng khi Vua các vua đang có mặt giữa vòng họ.
3. Những câu nầy sẽ dạy cho chúng ta biết dửng dưng vô tín như thế là một thứ tội lỗi tệ hại nhất, nó chỉ trích phê phán Chúa Jêsus từ đàng xa. Bất chấp Đức Chúa Trời, hành động như Ngài không đáng để bàn tới là một sự gian ác ghê khiếp lắm.
4. Hãy xem xét lời lẽ của Chúa Jêsus về dân sự trong thời của Nôê (Luca 17.26-30)
B. Chúa Jêsus so sánh “Côraxin”“Bếtsaiđa” với "Tyrơ và Siđôn" (các câu 21-22).
1. Chúa Jêsus phán cả "Côraxin""Bếtsaiđa""Khốn cho mầy". "Khốn cho" là một lời công bố sự phán xét hầu đến.
2. "Côraxin" là một ngôi làng nhỏ cách Cabênaum hai dặm về phía Bắc gần Biển Galilê. Gần đó là "Bếtsaiđa" thị trấn quê nhà của Phierơ, Anhrê và Philíp. Hai ngôi làng nầy đã nhìn thấy nhiều phép lạ của Chúa Jêsus, thế mà có ít người trong số cư dân của chúng chịu tin theo Ngài. Mác 6.6 chép: "và Ngài lấy làm lạ vì chúng chẳng tin”.
3. Chúa Jêsus đã ví sánh hai thị trấn nầy của người Do thái với hai thị trấn nằm gần bờ biển theo tà giáo của người dân Ngoại là "Tyrơ và Siđôn". Hai thị trấn nầy vối nổi tiếng vì sự gian ác của chúng. Thực ra, trong Êxêchiên 28: "Vua Tyrơ" đồng nghĩa với Satan! Thế mà Chúa Jêsus lại phán rằng nếu những phép lạ” đã làm ra ở Côraxin và Bếtsaiđa được làm ra ở hai thị trấn dân Ngoại nầy, thì họ: "thật đã mặc áo gai, đội tro, ăn năn từ lâu rồi".
4. Chúa Jêsus tiếp tục phán rằng các thành dân Ngoại ấy “đến ngày phán xét” sẽ chịu "đoán phạt nhẹ hơn" so với hai cộng đồng Do thái đã chứng kiến nhiều phép lạ mà Chúa Jêsus đã làm ra giữa họ.
5. Tại sao vậy? Vì phải hiểu cho sâu hơn như thế nầy: chối bỏ sẽ đem lại sự phán xét càng nặng nề thêm. Chúng ta hãy xem qua Hêbơrơ 10.26-27.
6. Phân đoạn nầy cung ứng cho chúng ta hai lẽ thật trong Kinh Thánh:
a. Thứ nhứt, có nhiều cấp độ trừng phạt trong địa ngục. Mọi sự trong địa ngục rất kinh khiếp, nhưng đối với một số người sự kinh khiếp ấy còn tệ hại hơn nhiều, làm sao có thể “nhẹ hơn” cho được.
b. Thứ hai, hình phạt tệ hại nhứt được dành riêng cho hạng người tôn giáo, tự xưng công bình, là những người không cần biết tới nhu cần của họ về Đức Chúa Jêsus Christ. Có thể là một số người trong quí vị là hạng người đó. Hêbơrơ 3.12 chép: "Hỡi anh em, hãy giữ lấy, kẻo ai trong anh em có lòng dữ và chẳng tin mà trái bỏ Đức Chúa Trời hằng sống chăng".
C. Chúa Jêsus sánh "Cabênaum" với "Sôđôm" (các câu 23-24).
1. "Cabênaum" là đại bản doanh của Chúa Jêsus trong suốt chức vụ của Ngài dành cho người Galilê. Phần lớn các “phép lạ” của Ngài đã được làm ra ở đó. Chúa Jêsus đã phán với các cư dân ở đó: "là thành đã được cao tới trời, sẽ hạ xuống tới âm phủ!" Trong thành ấy Chúa Jêsus đã làm cho con gái của Giairu sống lại, đã chữa lành cho con trai quan thị vệ, chữa lành cho kẻ bị quỉ ám, bà gia Phierơ, người đờn bà với bịnh mất huyết, hai người mù, tôi tớ của thầy đội, người bị quỉ câm ám và người bại liệt được dòng xuống qua ngả mái nhà (8.16-17).
2. Chúa Jêsus tiếp tục phán rằng nếu “những phép lạ đó” được làm ra ở "Sô-đôm, thì thành ấy còn lại đến ngày nay".
3. Chúng ta nhớ tới "Sôđôm" là một trong các thành phố gian ác nhất trong thời Cựu ước (xem từ Sáng thế ký 19). Chính tại đây Lót, cháu của Ápraham, đã bị những kẻ đồng tính luyến ái điên cuồng vây lấy, họ muốn làm hại các vị khách thiên sứ, khi họ đến tại đó. Thực ra, từ ngữ dùng để nói tới những hành động đồng tính luyến ái, "giao hợp giữa đờn ông với nhau” (sodomy) ra từ tên của thành phố nầy. Những kẻ trái thói về tình dục nầy bị kích động bởi những ham muốn phi luân của họ đến nỗi họ bị các thiên sứ đánh cho mù mắt. Do tội lỗi ghê khiếp của thành phố ấy mà Đức Chúa Trời đã huỷ diệt nó và Gômôrơ bằng cách mưa lửa và diêm xuống từ trời. Cả hai thành nầy đều nằm dưới đáy của Biển Chết ngày nay.
4. Cabênaum đã vượt quá Côraxin và Bếtsaiđa trong sự chứng kiến các phép lạ của Chúa Jêsus. Sôđôm đã vượt quá Tyrơ và Siđôn trong tình trạng gian ác không thể nói hết được. Thế mà Chúa Jêsus phán nó sẽ chịu "đoán phạt nhẹ" đối với thành Sôđôm trong “ngày phán xét” hơn là đối với thành Cabênaum.

III. Những lời kết về sự cảnh cáo.

A. Thật là dễ chế giễu những kẻ hay chế giễu, là những kẻ bất nhã với Chúa Jêsus, Kinh Thánh và Hội Thánh, bất nhã với những người hàng tuần ngồi trong các hàng ghế của nhà thờ sẽ đối diện với hình phạt tệ hại nhất còn hơn những kẻ phê phán Cơ đốc giáo.
B. Thật là dễ bị cự tuyệt bởi những tội lỗi của xã hội, đặc biệt những kẻ đắm mình trong sự ô uế của tình trạng đồng tính luyến ái và hành động thú tính, dù vậy, nhiều người ngồi trong các hàng ghế nhà thờ từng tuần lễ sẽ lún vào địa ngục ở mức độ thấp hơn những kẻ ấy.
C. Thật là dễ bao quanh mình với lẽ thật của Đức Chúa Trời, với dân sự của Đức Chúa Trời và thậm chí với quyền phép của Đức Chúa Trời mà không nếm một chút gì cho bản thân mình.
D. Hãy xét mình đi. Quí vị có sống thực với đức tin chưa? Có lúc nào Chúa Jêsus trở thành Cứu Chúa của quí vị chưa? Vô luận quí vị đã chịu phép báptêm, là thuộc viên của Hội Thánh, vô luận... quí vị có thể đối mặt với hình phạt tệ hại nhất vì đã làm quen với những vụ việc thuộc về Đức Chúa Trời mà dửng dưng đối với các vụ việc ấy.
E. Quí vị sẽ đáp ứng như thế nào đối với lẽ thật của Đức Chúa Trời?