Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014

Bài 79: Mathiơ 23:1-12: "NHẬN BIẾT NGƯỜI CHĂN TỪ BẦY SÓI"


MATHIƠ – VUA CÁC VUA
Nhận biết Người Chăn từ bầy sói
Mathiơ 23:1-12

1. Một trong những lẽ đạo chính của Tân Ước là bảo hộ người tín đồ thật tránh được sự dạy giả dối. Những vị giáo sư chân chính, có uy quyền về Lời Đức Chúa Trời thường được nhắc đến trong hình ảnh người chăn chiên. Chính mình Chúa Jêsus là "Đấng Chăn Chiên Trưởng" (I Phierơ 5:4), còn quí Mục sư và các cấp lãnh đạo khác cần phải "…giữ lấy mình,…luôn cả bầy mà Đức Thánh Linh đã lập anh em làm kẻ coi sóc, để chăn Hội thánh của Đức Chúa Trời, mà Ngài đã mua bằng chính huyết mình" (Công vụ Các Sứ đồ 20:28). Trong Giăng 10, Chúa Jêsus tự ví bản thân Ngài là "Đấng Chăn Hiền Lành" với kẻ "chăn thuê" là những người chẳng quan tâm chi đến bầy chiên rồi bỏ trốn lúc gặp phải nguy hiểm.
2. Trong đối chiếu, những giáo sư giả thường được mô tả là muông sói, chúng đến vây hãm và ăn nuốt bầy chiên. Chúa Jêsus phán trong Mathiơ 7:15: "Hãy coi chừng tiên tri giả, là những kẻ mang lốt chiên đến cùng các ngươi, song bề trong thật là muông sói hay cắn xé". Phaolô đã nói với các trưởng lão thành Êphêsô trong Công vụ Các Sứ đồ 20:29: "Còn tôi biết rằng sau khi tôi đi sẽ có muông sói dữ tợn xen vào trong vòng anh em, chẳng tiếc bầy đâu". Hầu hết mỗi sách trong Tân Ước đều chứa một lời cảnh báo về muông sói, là các cấp lãnh đạo tôn giáo giả.
3. Từ tháp Babên cho đến các thuật sĩ người Ai cập, đến các giáo sư giả của Israel, Cựu Ước cũng nói tới muông sói nữa. Đức Chúa Trời phán qua Êxêchiên: "Khốn cho những tiên tri dại dột, theo thần riêng mình, mà chưa từng thấy gì cả!" (Êxêchiên 13:3). Cũng có nhiều người chạy theo thần riêng mình, chớ không bước theo Thánh Linh và dù họ xưng mình có khải thị song chẳng thấy chi hết trừ những đồng đôla.
4. Kinh Thánh dạy rõ ràng rằng khi sự Tái lâm hầu gần, các giáo sư giả sẽ thêm lên nhiều. I Timôthê 4:1 chép: "Vả, Đức Thánh Linh phán tỏ tường rằng, trong đời sau rốt, có mấy kẻ sẽ bội đạo mà theo các thần lừa dối, và đạo lý của quỉ dữ". II Phierơ 2:1 chép: "Dầu vậy, trong dân chúng cũng đã có tiên tri giả, và cũng sẽ có giáo sư giả trong anh em; họ sẽ truyền những đạo dối làm hại, chối Chúa đã chuộc mình, tự mình chuốc lấy sự hủy phá thình lình". Sách Khải huyền nói trước rằng thế gian sẽ lên tới cực điểm trong Kỳ Đại Nạn, khi ấy có cả anti-Christ cùng tiên tri giả của hắn nữa. Những lời cảnh báo trong Kinh Thánh về các tiên tri giả chưa bao giờ có cần hơn lúc bây giờ!
5. Mathiơ 23 là một bài giảng mà Chúa Jêsus đã ban phát ra ở cuối một ngày dài đấu khẩu với các cấp lãnh đạo tôn giáo. Sứ điệp được nói trực tiếp với "dân chúng và môn đồ” (câu 1) nhưng không nghi ngờ chi nữa, các cấp lãnh đạo tôn giáo đều ở trong tầm nghe thấy. Thật thú vị thay, đây là sứ điệp sau cùng của Chúa Jêsus dành cho dân Israel. Ngài sẽ không còn phán với họ nữa.
6. Từ các câu 1-12, chúng ta sẽ xem xét năm đặc điểm của các cấp tôn giáo giả và hai thuộc tính của các cấp lãnh đạo thuộc linh chân chính.
I. Những đặc điểm của các cấp lãnh đạo tôn giáo giả (các câu 1-7).
A. Các cấp lãnh đạo giả chẳng có uy quyền chi hết (các câu 1-2).
1. Khi Chúa Jêsus đứng trước "dân chúng và…môn đồ" Ngài phán về "các thầy thông giáo và người Pharisi". Trong khi tất cả các học viên Kinh Thánh đều quen thuộc với những nhóm lãnh đạo tôn giáo nầy, William Barclay chỉ ra rằng kinh Talmud nói tới 7 loại Pharisi.
· Người "Pharisi với đôi vai" là hạng người đặt mọi việc lành của họ lên hai vai mình cho người khác xem thấy. Họ thường đi tới đi lui trong bụi đất với dáng vẽ buồn rầu để tiêu biểu cho lòng mộ đạo của họ.
· Người “Pharisi phục dịch", họ phát triển một khả năng khéo léo làm những việc lành cách từ từ. Bức bình phong của họ là những lời bào chữa đạo đức giả.
· Người "Pharisi bị bầm dập và chảy máu" được đặt tên như thế vì họ lẫn tránh những cám dỗ về tư dục bằng cách nhắm mắt mình lại đối với phụ nữ để họ có thể chạy vào những cánh cửa, những đồn trạm và các đối tượng khác. Được lắm, quí vị có thể nói ai đang tranh đấu với sự cám dỗ!
· Người "Pharisi nhào lộn có lưng gù" đã đi đứng theo kiểu lưng còng để tỏ ra tính cách thuộc linh của họ. Họ thường gập mình xuống.
· Người "Pharisi lúc nào cũng tìm kiếm" giữ những thành tích rất tỉ mỉ về mọi việc lành của họ để quyết định xem Đức Chúa Trời mắc nợ họ phần thưởng nào.
· Người "Pharisi e sợ" rao truyền  sự kinh khủng của địa ngục làm động lực.
· Cuối hết, người Pharisi "kính sợ Đức Chúa Trời" thực sự kính sợ Đức Chúa Trời và tìm cách làm đẹp lòng Ngài. Nicôđem chắc chắn thuộc về nhóm người nầy.
2. Chúa Jêsus phán: "Các thầy thông giáo [cấp lãnh đạo nhà hội] và người Pharisi đều ngồi trên ngôi của Môise". "Ngôi" ra từ chữ kathedra từ đó chúng ta có chữ "thánh đường” (cathedral). Từ ngữ nầy có ý nói tới ngôi quyền phép của sự truyền đạo. Các trường đại học đều có loại "ghế" của bộ môn khác nhau. Khi Giáo Hoàng nói trong vai trò uy quyền truyền giáo của mình, người nói từ chỗ ex cathedra (chấp hành quyền bính).
3. "Môise" là đấng ban luật pháp, là phát ngôn viên tối cao của Đức Chúa Trời cho dân Israel. Vì lẽ đó, "ngồi trên ngôi Môise" có nghĩa là nói thay cho Đức Chúa Trời. Các cấp lãnh đạo giả dối nầy đã xưng nhận vai trò đó là của mình.
4. Một vấn đề đã làm cho các vị lãnh đạo nầy phải tức điên lên là uy quyền của Chúa Jêsus trên dân chúng. Mathiơ 7:29 chép: "vì Ngài dạy như là có quyền, chớ không giống các thầy thông giáo”. Ngay cả những tên vô lại không có ăn học trong đám đông cũng nhận ra quyền phép trong sự dạy của Ngài.
5. Giống như nhiều cấp lãnh đạo tôn giáo giả ngày nay, các thầy thông giáo và người dòng Pharisi chẳng có uy quyền ấy. Đức Giêhôva phán qua tiên tri Giêrêmi: "Ấy là những lời nói dối, mà các tiên tri đó nhơn danh ta truyền ra. Ta chẳng từng sai họ đi, chẳng từng truyền lịnh và chẳng từng phán cùng họ. Họ nói tiên tri đó là theo những sự hiện thấy giả dối, sự bói-khoa, sự hư không, và sự lừa-gạt bởi lòng riêng mình!" (Giêrêmi 14:14).
6. Tôi tin có một sự phán xét đặc biệt dành cho những kẻ trục lợi tôn giáo, là những kẻ buôn bán những sự hiện thấy cùng các lời tiên tri giả dối của họ qua "sự lừa gạt bởi lòng riêng mình".
7. Tôi tin có một số người nghĩ họ chiêm bao thấy những khải thị cùng thấy những sự hiện thấy có tính tiên tri. Tại sao phải phấn đấu cho khải thị đặc biệt khi chúng ta không vâng theo sự khải thị trọn vẹn của Đức Chúa Trời trong quyển Kinh Thánh của chúng ta!?!
8. Giống như Chúa Jêsus, là tiên tri thật phán dạy với ý thức về uy quyền chân chính. Thẩm quyền không được ban cho ở trong Ngài, mà trong sự trung thành với Kinh Thánh nơi cách phân tích Ngôi Lời. Đức Thánh Linh tán thưởng về điều nầy!
B. Các cấp lãnh đạo giả dối  không có SỰ NGAY THẲNG (câu 3).
1. Trong câu 3, Chúa Jêsus bảo dân chúng "hãy làm và giữ theo" những điều mà các cấp lãnh đạo tôn giáo đã bảo họ. Wow? Dường như có sự mâu thuẫn ở đây. Không phải là mâu thuẫn đâu. Ngài đang cảnh cáo chống lại việc quăng con trẻ sơ sinh vào bễ nước đấy.
2. Khi một giáo sư giả đọc Lời của Đức Chúa Trời, thì Lời Đức Chúa Trời vẫn là Lời Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus đang phán rằng khi họ nói ra lẽ thật của Đức Chúa Trời, dân chúng cần phải "làm và giữ theo" lẽ thật ấy.
3. Tuy nhiên, Ngài nói thêm, "nhưng đừng bắt chước việc làm của họ, vì họ nói mà không làm”. Họ là những tay thuộc linh dõm, họ biết cách nói năng thật kỉnh kiền nhưng không làm theo những điều họ rao giảng.
4. Đây là thế chẳng đặng đừng rất nghiêm trọng trong việc giảng dạy Ngôi Lời, cần phấn đấu để trước sau phải như một. Có một trách nhiệm phải giải trình rất lớn trong việc trở thành một vị giáo sư. Giacơ 3:1 chép: "Hỡi anh em, trong vòng anh em chớ có nhiều người tự lập làm thầy, vì biết như vậy, mình sẽ phải chịu xét đoán càng nghiêm hơn".
5. Ngay cả giáo sư tin kính nhất trong các giáo sư dạy Kinh Thánh đều có những nhược điểm trong chiếc áo giáp của họ. Người tốt nhứt trong số người thuộc về Đức Chúa Trời đều có những thói tật chỉ được tỏ ra bởi sự thử nghiệm sát sao. Hết thảy chúng ta đều có hai bàn chân bằng đất sét. Điều nầy thường làm cho tôi thấy nãn lòng. Giờ đây tôi trông chờ sự thử nghiệm đó.
6. Chúa Jêsus có một việc trong trí rất dứt khoát ở đây. Ngài không nói tới người tin kính nào đang vấp ngã ở chỗ nầy chỗ kia, mà Ngài đang nói tới người chưa được chuộc, họ chuyên nói một việc nhưng lại làm một việc khác.
7. Các thầy thông giáo và người Pharisi nầy đều bị H-Ư-M-Ấ-T, HƯ MẤT! Họ làm theo xác thịt và KHÔNG THỂ làm phu phỉ luật pháp của Đức Chúa Trời. Cấp lãnh đạo tôn giáo không được cứu có thể tìm cách vâng theo Đức Chúa Trời rất chân thành, nhưng được chuộc thì quả là khó lắm.
8. Giuđe 13-14 chép: "Họ như đám mây không nước, theo gió đưa đi đây đi đó, như cây tàn mùa thu, không có trái, hai lần chết, trốc lên bựt rễ; như sóng cuồng dưới biển, sôi bọt ô uế của mình; như sao đi lạc, sự tối tăm mù mịt đã dành cho chúng nó đời đời!”
C. Các cấp lãnh đạo giả dối không có lòng thương xót (câu 4).
1. Không những các cấp lãnh đạo tôn giáo giả dối nầy rõ ràng là giả hình, mà họ còn khó thương và chẳng quan tâm gì đến những kẻ mà họ dâng mình để phục vụ nữa.
2. Chúa Jêsus phán: "Bọn ấy buộc những gánh nặng khó chịu, để trên vai người ta,…". Nhìn thấy một con lừa hay lạc đà chồng chất gánh nặng là cảnh thường thấy trong thời buổi ấy, chúng phấn đấu và vấp ngã dưới gánh nặng trong khi người chủ đi bên cạnh mà chẳng mang lấy một thứ gì. Cũng một thể ấy Chúa Jêsus phán: "…còn mình thì không muốn động ngón tay vào".
3. Các thầy thông giáo và người dòng Pharisi đã chất "những gánh nặng" các nghi thức tôn giáo, những luật lệ và tập tục của họ trên dân chúng mà chẳng động gì đến việc nhấc một ngón tay lên để cứu giúp họ mang lấy tất cả gánh nặng đó. Tôn giáo của tuyển dân Đức Chúa Trời đã trở thành trì trệ và không thể mang nổi.
4. Người Pharisi dạy rằng nếu các việc lành của quí vị nặng hơn những việc ác, Đức Chúa Trời sẽ tiếp nhận quí vị vào trong thiên đàng. Khi dân sự vấp ngã dưới luật lệ theo pháp luật của họ, các cấp lãnh đạo sẽ đánh họ bằng cây roi tội lỗi.
5. Thật là sảng khoái dường bao khi nghe Chúa Jêsus phán: "Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ. Ta có lòng nhu mì, khiêm nhường; nên hãy gánh lấy ách của ta, và học theo ta; thì linh hồn các ngươi sẽ được yên nghỉ. Vì ách ta dễ chịu và gánh ta nhẹ nhàng" (Mathiơ 11:28-30). Mathiơ 9:36 chép: "…Khi Ngài thấy những đám dân đông, thì động lòng thương xót, vì họ khốn cùng, và tan lạc như chiên không có kẻ chăn".
6. Chức vụ thật luôn luôn động lòng thương xót. Những người chăn thật không ăn nuốt bầy chiên. Phaolô viết trong I Têsalônica 2:7-9: "Nhưng chúng tôi đã ăn ở nhu mì giữa anh em, như một người vú săn sóc chính con mình cách dịu dàng vậy. Vậy, vì lòng rất yêu thương của chúng tôi đối với anh em, nên ước ao ban cho anh em, không những Tin Lành Đức Chúa Trời thôi đâu, song cả đến chính sự sống chúng tôi nữa, bởi anh em đã trở nên thiết nghĩa với chúng tôi là bao. Hỡi anh em, anh em còn nhớ công lao, khó nhọc của chúng tôi; ấy là trong khi chúng tôi giảng Tin Lành cho anh em, lại cũng làm việc cả ngày lẫn đêm, để cho khỏi lụy đến một người nào trong anh em hết".
D. Các cấp lãnh đạo giả dối không có tính thuộc linh (câu 5).
1. Động lực của quí vị trong sự phục vụ là động lực nào? Tại sao quí vị đến với Hội thánh? Tại sao quí vị dấn thân vào công cuộc truyền giáo? Tại sao quí vị dâng tiền bạc, thì giờ và mọi khả năng của mình? Chúa Jêsus Đấng Toàn Tri chỉ ra rằng các cấp lãnh đạo tôn giáo giả dối "làm việc gì cũng cố để cho người ta thấy".
2. Không giữ ý tứ, họ và những người đương nhiệm với họ ngày nay đang làm mọi sự cho một cuộc trình diễn bề ngoài hơn là nỗi ao ước ở bên trong. Họ rất ích kỷ lo ấp ủ cái tôi của họ thay vì phải vô kỷ hầu việc Đức Chúa Trời và tha nhân. Họ chẳng thích thú gì với sự tin kính mà chỉ thích những dáng dấp bên ngoài mà thôi. Cuối cùng, họ đang làm những điều vì sự vinh hiển riêng của họ, chớ không vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.
3. Chúa Jêsus đã nói ra lẽ thật nầy rồi khi Ngài phán dạy trong Mathiơ 6:1: "Hãy giữ, đừng làm sự công bình mình trước mặt người ta, cho họ đều thấy. Bằng không, thì các ngươi chẳng được phần thưởng gì của Cha các ngươi ở trên trời".
4. Ở đây Chúa Jêsus phán rằng họ "mang cái thẻ bài da cho rộng (lớn, dễ thấy)". "Thẻ bài da" là những cái hộp nhỏ đeo trên trán, trong đó có những câu Kinh Thánh, một sự giải thích cao độ Xuất Êdíptô ký 13:9 cùng các câu Kinh Thánh khác.
5. Ngài cũng phán họ "xủ cái tua áo cho dài". Họ thêm nhiều tua dài vào đường viền áo của họ như một sự nhắc nhớ đến các điều răn của Đức Chúa Trời. Ngay cả Chúa Jêsus cũng đã mặc lấy áo có tua như thế. Tuy nhiên, người Pharisi đã làm cho chúng lớn thêm để lôi kéo sự chú ý của người ta, chớ không chú ý vào các điều răn.
6. Người Pharisi là bậc thầy của việc thể hiện về mặt thuộc linh. Họ cầu nguyện lớn tiếng trên các góc  đường phố, mặc áo dài theo kiểu cách phân biệt, và biểu lộ ra họ đang kiêng ăn bằng cách bao phủ mình bằng tro bụi … để cho nhiều người khác nhìn thấy. Chúa Jêsus nói thẳng về họ: "Quả thật, ta nói cùng các ngươi, bọn đó đã được phần thưởng của mình rồi" (6:2).
E. Các cấp lãnh đạo giả dối chẳng có sự khiêm nhường (các câu 6-7).
1. Chúa Jêsus phán: "Họ ưa ngồi đầu trong đám tiệc". Bản ngã của họ thúc giục họ phải giành lấy những chỗ ngồi tại bàn danh dự. Họ ưa thích chỗ trung tâm của sự chú ý. Gần như tôi chưa bao giờ ngồi ở một bàn đầu giống như thế!
2. Họ cũng "thích ngôi cao nhất trong nhà hội". Trong loại nhà dùng để thờ phượng nầy có một phần nền nhô cao lên, quí giáo sư quan trọng sẽ an toạ ở đó. Điều nầy không khác gì đối với quí Mục sư cùng các cấp lãnh đạo Hội thánh họ đang ngồi trên “ngôi” ở phần nền đó rồi nhìn xuống dân sự. Tôi đang ngồi ở hàng ghế đầu để tôi có thể thờ phượng, chớ không phải để nhìn xuống quí vị đâu!
3. Họ "muốn người ta chào mình giữa chợ, và ưng người ta gọi mình bằng thầy [rabi]!" Họ muốn được công nhận và tôn kính bởi tước phẩm đặc biệt của họ. Chữ La tinh tương đương với "Rabi" là chữ từ đó chúng ta có từ "doctor" [bác sĩ]. Tôi có sự kính trọng dành cho người nào học giỏi và chịu khó để đạt được danh hiệu "bác sĩ", nhưng tôi không thích khi tước hiệu ấy được đem ra phô trương.
II. Các thuộc tính của cấp lãnh đạo thuộc linh chân thật (các câu 8-12).
A. Cấp lãnh đạo thuộc linh chân thật rất khiêm nhường (các câu 8-10).
1. Chúa Jêsus phán cùng chúng ta: "Đừng chịu người ta gọi mình bằng Thầy" vì chỉ có “một Thầy”, Ngài là “Thầy” của chúng ta. Chúng ta không cần những tước hiệu quá kiêu căng vì hết thảy chúng ta là "anh em".
2. Hơn nữa, chúng ta không cần phải gọi "người nào ở thế gian là cha mình". Tất nhiên Chúa Jêsus đang nói theo ý nghĩa thuộc linh. "Cha" là một tước hiệu khác cho thấy đó là người Pharisi. Chúng ta có “một Cha”, Cha chúng ta đang "ở trên trời".
3. Chúa Jêsus cũng nói thêm chúng ta đừng để ai gọi mình là "chủ" hay lãnh đạo vì "Đấng Christ" đã giữ lấy địa vị đó rồi.
4. Khi chúng ta sử dụng sai các tước hiệu ấy, chúng ta đang nâng cao những người nam người nữ được ơn, chúng ta đang đặt một lằn ranh giữa họ và dân chúng ngồi trên mấy hàng ghế kia và khiến cho người ta phải dành cho họ sự vinh quang chỉ đáng dành cho Đức Chúa Trời mà thôi.
B. Cấp lãnh đạo thuộc linh chân thật là hạng tôi tớ (các câu 11-12).
1. Một lần nữa Chúa Jêsus nói ra thành ngữ: "Song ai lớn hơn hết trong các ngươi, thì sẽ làm đầy tớ các ngươi". Không có chuyện "tôi là lớn""quí vị là nhỏ" trong Nước thiên đàng đâu! Nếu chúng ta muốn được nên giống như Chúa Jêsus, chúng ta phải trở nên cấp lãnh đạo có tâm tình của hạng tôi tớ, là người sẵn lòng chịu rửa chơn cho từng người khác.
2. Sau cùng Chúa Jêsus phán: "Kẻ nào tôn mình lên thì sẽ bị hạ xuống, còn kẻ nào hạ mình xuống thì sẽ được tôn lên". Để đạt được sự cao trọng, thực sự chúng ta phải hạ mình xuống.

***





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét