Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

Bài 95: Mathiơ 26:57-68: "CUỘC XÉT XỬ BẤT CÔNG VỀ TÔN GIÁO"


MATHIƠ – VUA CÁC VUA
Cuộc xét xử bất công về tôn giáo
Mathiơ 26:57-68
Sau khi Chúa Jêsus bị Giu-đa làm phản rồi bị bọn đông người có vũ trang bắt đi tại vườn Ghết-sê-ma-nê, ngay đêm hôm ấy Ngài bị dẫn đến đối mặt với cuộc xét xử trước bao người Do thái. Toà Công Luận, là hội đồng xét xử cao nhất trong xứ Israel đã phạm cả phần văn tự lẫn tinh thần của luật pháp Môise và phẩm cách địa vị của họ hầu đem lại sự chết của Chúa Jêsus. Mọi sự về cuộc xét xử nầy là bất hợp pháp và bất công.
Với luật pháp thiêng liêng của Đức Chúa Trời đã được ban bố cho Môise trên Núi Sinai, mọi sự đã được thực thi để bảo đảm có sự công bằng và thương xót. Đức Chúa Trời bảo các quan xét của Israel trong Phục truyền luật lệ ký 16:19: "Ngươi chớ làm dịch sự chánh trực, chớ thiên vị ai, cũng chẳng nên nhận của hối lộ; vì của hối lộ làm cho mù mắt kẻ khôn ngoan, và làm rối lời của người công bình". Tuy nhiên phân đoạn Kinh Thánh gốc của chúng ta cho thấy rằng họ đã làm lệch sự công bình, đưa hối lộ cho các nhân chứng và làm rối lời của Con Công Bình của Đức Chúa Trời để làm thoả mãn mọi ham muốn xấu xa của riêng họ .
Toà Công Luận đã được lập làm Toà Án Tối Cao của Israel một thời gian sau cuộc lưu đày ở xứ Babylôn. Dựa theo khuôn mẫu của Môise và 70 trưởng lão trong Dân số ký 11:16, Toà nầy gồm có 71 người. 24 người là thầy tế lễ cả tiêu biểu cho 24 ban tế lễ. 46 người được chọn từ giữa vòng các văn sĩ, người Pharisi và người Sađusê. Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm mang con số 71. Ông ta nắm quyền tối cao toà nầy và là người bỏ phiếu sau cùng trong trường hợp có cần.
Đến thời của Chúa Jêsus, Toà Công Luận là một bộ phận chính trị đồi bại kinh khủng. Người Pharisi có sự tranh chấp, có tính bảo thủ với người Sađusê phóng khoáng. Rôma đã nắm lấy chức vụ thầy tế lễ thượng phẩm. Tiền lương phải trả cho chức vụ nầy là điều hiển nhiên. Tinh thần đảng phái là luật lệ trong thời buổi ấy. Tuy nhiên, hết thảy họ đều đồng ý trên một việc. Chúa Jêsus người Nazarét phải bị tiêu diệt.
Là toà án cao nhất, Toà Công Luận cần phải thực thi sự công bình. Ở đây cần phải có sự công bình tuyệt đối. Hai người chứng đáng tin có mặt cần cho sự kết tội. Họ cần phải xuất hiện cách công khai. Người bị kiện có quyền mời người chứng vì quyền lợi của mình. Thực ra, nếu quí vị nghiên cứu Phục truyền luật lệ ký19:16-19, quí vị sẽ biết được rằng nếu một người bị rõ ra là kẻ làm chứng dối trong một cuộc xét xử, bản thân người đó sẽ bị kết án tử hình! Tuy nhiên gần như mỗi nguyên tắc trong luật pháp của Đức Chúa Trời đều bị vi phạm hầu đem lại bản án bất công dẫn tới sự đóng đinh Chúa Jêsus trên thập tự giá.
Khi chúng ta nghiên cứu phân đoạn Kinh Thánh nầy, chúng ta sẽ xem xét năm phương thức chính cho thấy cuộc xét xử Chúa Jêsus là bất công.
I. Xét xử lúc đêm tối là bất công (các câu 57-59).
Câu 57 chép: "Những kẻ đã bắt Đức Chúa Jêsus đem Ngài đến nhà thầy cả thượng phẩm Cai-phe". Câu 58 chép rằng: "Phi-e-rơ theo Ngài xa xa cho đến sân của thầy cả thượng phẩm". Trong sách Tin lành Giăng chúng ta có thêm nhiều chi tiết nữa. Rõ ràng là Giăng cũng đã đi theo Chúa Jêsus đến nhà thầy tế lễ thượng phẩm. Giăng 18:13 chép: "Trước hết chúng giải Ngài đến An-ne; vì người nầy là ông gia Cai-phe làm thầy cả thượng phẩm đương niên".
An-ne là nhân vật có quyền lực nhất tại thành Jerusalem. Ông ta đã phục vụ ở vai trò thầy tế lễ thượng phẩm trong 20 năm trước đó. Năm ngươi con ủa ông đã kế tục ông trong vai trò nầy. Vào thời điểm Chúa Jêsus bị bắt, con rễ ông, Cai-phe là thầy tế lễ thượng phẩm. Cai-phe là một con bù nhìn, Anne đã giật giây điều khiển con bù nhìn đó. Thực thế, Tân Ước nhắc tới Anne mấy lần là thầy tế lễ thượng phẩm vì đó là cách mà dân chúng nhìn xem ông ta (đối chiếu  Luca 3:2).
Anne và gia đình ông ta đã cóp nhặt sự giàu có không thể tin được nhờ vào các mánh lới tôn giáo. Họ cấp môn bài cho những kẻ chuyên đổi bạc tại đền thờ, họ lấy tiền La mã để đổi tiền sử dụng trong đền thờ với lãi suất cao. Dòng thầy tế lễ phải xác minh các con thú làm sinh tế phải không tì vít. Một người từ phương xa về đến đó gặp rắc rối khi đem một chiên con đi một khoảng đường dài sẽ bị các thầy tế lễ chuyên nấu nướng từ chối không chịu nhận con chiên ấy. Cho nên, muốn dễ dàng hơn thì phải mua một con thú đã được xác minh trước với một giá đã được định sẵn, dĩ nhiên là giá rất cao. Mọi sự trong mọi sự, Anne rất giống với một Mafia hay một chủ nhân ông vậy. Khi Chúa Jêsus thanh tẩy đền thờ, Ngài đã phán rất chính xác rằng: "Các ngươi thì làm cho nhà ấy thành ra ổ trộm cướp" (Mathiơ 21:13).
Anne có ý định thủ tiêu Chúa Jêsus vì Ngài là mối đe doạ cho các mánh lới làm tiền nầy. Chúa Jêsus là thầy tế lễ thượng phẩm trọn vẹn, Anne đã thu vén đủ mọi thứ và sự hiện diện của Ngài là một lời quở trách tỏ tường đối với mọi thứ mà Anne đã đứng bảo kê cho.
Sự thật Chúa Jêsus trước tiên đã bị dẫn đến Anne cho thấy ai thực sự đang nắm quyền chủ động. Mục đích của cuộc gặp nầy là để quyết định bản án mà với bản án đó Chúa Jêsus sẽ bị kết tử hình. Trong Giăng 18:19 chúng ta đọc thấy rằng ông ta đã "gạn hỏi Đức Chúa Jêsus về môn đồ Ngài và đạo giáo Ngài". Ông ta đang tìm cách buộc Chúa Jêsus phải nói ra đôi điều sẽ dẫn tới chỗ Ngài mắc tội phạm thượng. Đây không phải là một cuộc thẩm tra theo đúng hình thức. Chúa Jêsus không phải nói ra một điều gì cả. Anne đã dự định bung ra một số lời kết án nghịch lại Chúa Jêsus, nhưng ông ta chẳng có cớ gì để kết án Ngài. Ông ta hy vọng Chúa Jêsus sẽ giúp cung cấp cho bản án. Tôi tưởng tượng Ngài nhìn thẳng vào cặp mắt gian ác của Anne rất lạnh lẽo khi Ngài phán: "Ta từng nói rõ ràng cùng thiên hạ; ta thường dạy dỗ trong nhà hội và đền thờ, là nơi hết thảy dân Giu-đa nhóm lại, chớ ta chẳng từng nói kín giấu điều gì".
Chúa Jêsus nói thêm: "Cớ sao ngươi gạn hỏi ta? Hãy hỏi những kẻ đã nghe ta nói điều chi với họ; những kẻ đó biết điều ta đã nói" (câu 21). Câu nầy rõ ràng đã kích động một trong những lính canh đền thờ, khi ấy hắn "cho Ngài một vả, mà rằng: Ngươi dám đối đáp cùng thầy cả thượng phẩm dường ấy sao?" Ngài cau mày lại sau cú đấm, Chúa Jêsus nắm chắc lý cớ của mình. Ngài phán trong câu 23: "Ví thử ta nói quấy, hãy chỉ chỗ quấy cho ta xem; nhược bằng ta nói phải, làm sao ngươi đánh ta?" Chúa Jêsus đã nói rằng nếu họ kết án nghịch Ngài, họ sẽ nói ra những lý cớ đó. Rõ ràng An-ne phải bối rối trong bối cảnh nầy vì  ông ta "bèn sai giải Đức Chúa Jêsus vẫn bị trói đến Cai-phe là thầy cả thượng phẩm" (câu 24).
Trở lại với phân đoạn Kinh Thánh trong Mathiơ 26:57, chúng ta biết được rằng "thầy thông giáo và các trưởng lão đã nhóm lại" tại nhà của Cai-phe. Dường như các ngôi nhà nầy liên kết với nhau bởi một cái sân, ở đó có Phierơ đang đợi trong khi Giăng đã chứng kiến các sự cố ở bên trong nhà Anne. Giăng 18:15 cho chúng ta biết Giăng "có quen với thầy cả thượng phẩm".
Có lẽ khi ấy đã quá nửa đêm và mọi sự diễn ra cho thấy đây chẳng khác gì một cuộc xét xử công khai. Chúa Jêsus đã bị buộc phải bước vào một phiên toà giống như một trò hề với toan tính hòng tiêu diệt Ngài.
II. Làm chứng dối  là bất công (các câu 60-61).
Hãy chú ý câu 59 rằng: "các thầy tế lễ cả và cả tòa công luận kiếm chứng dối về Ngài, cho được giết Ngài". Điều nầy dường như cho thấy rằng họ đã nói ra lời chứng dối và có lẽ muốn kiếm tiền hối lộ. Câu 60 nói rằng họ "tìm không được chứng nào cả".
Thậm chí không có một lốt công bình nào và họ chẳng chịu nghe theo lẽ phải nữa. Hãy hình dung một phiên toà trong đó quan toà đang nài xin bằng chứng nghịch lại người bị kiện xem? Ông ta hy vọng có một cuộc xét xử công bình như thế nào? Có lẽ họ biết rõ rằng nếu họ không thể kết án Chúa Jêsus trong lúc bây giờ, họ sẽ không bao giờ kết án được Ngài vì vậy họ đã phá vỡ luật lệ của họ khi buộc Ngài phải chịu chết.
Hãy lưu ý câu 60: "Dầu có nhiều người làm chứng dối có mặt tại đó, song tìm không được chứng nào cả". Như vậy có nghĩa là họ cố tìm cho kỳ được một vài người để đưa ra những lời vu cáo nghịch lại Chúa Jêsus, thế nhưng các câu chuyện của họ đều không đáng tin, chẳng một ai trong số họ là chứng nhân đáng tin cả. Mác 14:56 chép: "Vì có nhiều kẻ làm chứng dối nghịch cùng Ngài; nhưng lời họ khai chẳng hiệp nhau". Họ không thể tìm được những kẻ nói dối có những câu chuyện sao cho xác thực được.
Câu 60 chép: "Sau hết, [dường như sau một chuỗi dài làm chứng lố bịch] có hai người đến". Sau cùng, họ đã tìm hai người chứng có cần, các câu chuyện của họ cũng gần đủ cho vụ xét xử.
Họ nói rằng Chúa Jêsus đã nói: "Ta có thể phá đền thờ của Đức Chúa Trời, rồi dựng lại trong ba ngày". Mác 14:58-59 chép: "Chúng tôi có nghe người nói: Ta sẽ phá đền thờ nầy bởi tay người ta cất lên, khỏi ba ngày, ta sẽ cất một đền thờ khác không phải bởi tay người ta cất. Song về điều nầy, lời chứng của họ cũng chẳng hiệp nhau nữa". Rõ ràng họ đề cập tới những điều mà Chúa Jêsus đã nói ba năm trước trong dịp Lễ Vượt Qua. Chúng ta hãy quay trở lại với Giăng 2:18-21. Tất nhiên là Chúa Jêsus có ý nói tới thân thể của Ngài, chớ không phải là đền thờ của Hêrốt đã được xây dựng trong 46 năm (Giăng 2:20).
Sau khi lắng nghe bản án nầy trong một lúc, Cai-phe tỏ ra mất kiên nhẫn. Ông ta "bèn đứng dậy" đối mặt riêng với Chúa Jêsus. Tôi hình dung ông ta băng ngang qua gian phòng rồi mắt đối mắt với Chúa Jêsus. Ông ta hỏi: "Những người nầy làm chứng mà kiện ngươi, ngươi không thưa lại gì sao?"
III. Buộc tội cá nhân là bất công (các câu 62-64).
Có sự không nhất quán trong phần làm chứng của hai nhân chứng kia đủ để bác họ và công bình loại bỏ vụ kiện nghịch Chúa Jêsus. Nhưng vụ án nầy không nhắm vào sự công bình đâu!
"Nhưng Đức Chúa Jêsus cứ làm thinh". Với vẽ mặt bình tỉnh trang trọng Ngài đã nhìn thẳng vào Cai-phe mà cứ làm thinh. 700 năm trước đó, Êsai đã nói tiên tri về Ngài: "Người bị hiếp đáp, những khi chịu sự khốn khổ chẳng hề mở miệng. Như chiên con bị dắt đến hàng làm thịt, như chiên câm ở trước mặt kẻ hớt lông, người chẳng từng mở miệng".
Rõ ràng Cai-phe vốn quen thuộc với sự dạy của Chúa Jêsus. Ông ta biết rõ rằng Chúa Jêsus đã công khai tự xưng mình vừa là Đấng Mêsi vừa là Con Đức Chúa Trời nữa. Một lời xưng nhận như thế, nếu được xác minh tại phiên toà sẽ kết quả trong bản án phạm thượng, là tội nặng theo luật pháp Môise (Lêvi ký 24:16). Thất bại, Cai-phe đã gào lên với Chúa Jêsus: "Ta khiến ngươi chỉ Đức Chúa Trời hằng sống mà thề, hãy nói cho chúng ta, ngươi có phải là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời chăng?"
Tôi nghĩ căn phòng đó chỉ có sự im lặng chết chóc càng lúc càng tăng mà thôi. Quí vị có thể nghe thấy tiếng rơi của cây kim gút. Từ từ, Chúa Jêsus đảo mắt quanh gian phòng nhìn thẳng vào các vị lãnh đạo tôn giáo của dân rồi phán: "Thật như lời". Toà nhà như quá căng thẳng ra, Ngài nói lớn tiếng: "Vả lại, ta nói cùng các ngươi, về sau các ngươi sẽ thấy Con người ngồi bên hữu quyền phép Đức Chúa Trời, và ngự trên mây từ trời mà xuống". Dường như Chúa Jêsus đang trưng dẫn từ Đaniên 7:13-14, câu nầy chép như sau: "Ta lại nhìn xem trong những sự hiện thấy ban đêm, nầy, có một người giống như con người đến với những đám mây trên trời; người tới đến Đấng Thượng Cổ và bị dẫn đến trước mặt Ngài. Người đến ban cho quyền thế, vinh hiển, và nước; hầu cho hết thảy các dân, các nước, các thứ tiếng đều hầu việc người. Quyền thế người là quyền thế đời đời chẳng qua đi, và nước người không bao giờ phải hủy phá". Đấy là mọi sự mà Cai-phe đã muốn biết.
IV. Bản án đã được định trước là bất công (các câu 65-66).
Cai-phe "bèn xé áo mình". Đây là một hành động quay lưng lại với thời buổi xa xưa cho thấy mình bị sốc và bị tổn thương nặng lắm vậy. Thú vị thay, theo Lêvi ký 21:10, thầy tế lễ thượng phẩm đã bị cấm xé áo xống trong chức vụ tế lễ của mình. Ông ta đã giả vờ bị tổn thương nặng lắm nơi sự phạm thượng có ý đồ của Chúa Jêsus trong khi ngay khi ấy ông ta đã tự mình phạm thượng.
Cai-phe không có sự tôn kính thành thực đối với Chúa. Ông ta đã minh chứng điều đó qua cách gian lận tiền bạc ở đền thờ. Việc xé rách áo xống của ông ta chỉ là một hành vi hòng che đậy sự vui mừng khi buộc Chúa Jêsus thốt ra đôi điều để ông ta bởi đó có thể cáo giác Ngài! Mặc dù dường như ông ta đã bị tổn thương nặng lắm, nếu quí vị quan sát kỹ hơn, thì thấy nơi ánh mắt của ông ta đã có một nụ cười. Kẻ thù của ông ta đã rơi thẳng vào hai bàn tay của ông ta.
Chúa Jêsus đã nhìn nhận rằng Ngài chính là: "Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời". Một phiên toà công bình sẽ để cho Ngài làm chứng nơi phần biện hộ của mình. Nếu đây là trường hợp, Chúa Jêsus đã đưa ra hàng ngàn chứng cớ chắc chắn. Họ đã chứng kiến rồi cảnh Chúa Jêsus chữa lành hết thảy các trường hợp đau bịnh, quở bão im lặng, làm cho kẻ chết sống lại. Một số người đã chứng kiến sự thực họ đã nghe giọng của Đức Chúa Trời phán: "Nầy là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đàng".
Không một điều gì xảy ra hết. Cai-phe còn hô lớn tiếng trong phiên toà quá nửa đêm ấy: "Nó đã nói phạm thượng; chúng ta còn cần gì người làm chứng nữa sao Các ngươi vừa nghe lời phạm thượng đó, thì nghĩ làm sao?"
Họ đã đáp lại: "Nó đáng chết". Họ đã đưa ra bản án không dựa vào lối kết án có điểm nghi ngờ, mà dựa theo dã tâm đã định trước buộc Ngài phải chịu chết. Đây là một quyết định theo kiểu đồng lòng. Mác 14:64 chép: "Ai nấy đều đoán Ngài đáng chết". Họ đã gán cho Ngài một án phạm đã được sắp xếp trước từ lâu trước khi Ngài chịu xét xử nữa.
V. Ngược đãi tàn ác là bất công (các câu 57-59).
Bất chấp nhiều luật lệ của chính họ và làm lệch sự công bình cũng chưa đủ đối với các cấp lãnh đạo thuộc linh nầy, giờ đây họ để cho sự thù hằn độc ác của họ nung nấu thành bạo lực dữ dội hơn nữa. "Họ bèn nhổ trên mặt Ngài, đấm Ngài". Nhiều người khác nữa "vả Ngài" rồi nói: "Hỡi Đấng Christ, hãy nói tiên tri đi; cho chúng ta biết ai đánh ngươi".
Luca 22:64 chép rằng họ "che mặt Ngài lại" rồi nhiếc móc Ngài như trong một trò bịp bịt mắt vậy. Một người che mặt Ngài lại rồi họ sẽ nói: "Hãy nói tiên tri đi; cho chúng ta biết ai đánh ngươi?" Câu kế tiếp chép: "Họ lại nhiếc móc Ngài nhiều lời khác nữa". Thật là mỉa mai dường bao khi họ cáo giác Ngài phạm thượng trong khi chính bản thân họ lại phạm vào tội đó.
Hãy tưởng tượng xem "mười hai đạo thiên sứ" (câu 53) đang đứng gần đó rùng mình khi Con Đức Chúa Trời chịu đựng các cú đấm của họ. Chúa Jêsus đã hứng chịu sự ngược đãi của họ mà chẳng ta thán hay phản kháng chi hết. I Phierơ 2:23 chép rằng: "Ngài bị rủa mà chẳng rủa lại, chịu nạn mà không hề hăm dọa, nhưng cứ phó mình cho Đấng xử đoán công bình". Ngài đã cầu nguyện xin ý Cha được nên và trong sức lực của lời cầu xin đó, Ngài đã trọn vẹn phó thác chính mình Ngài.
Nhiều thế kỷ trước, khi Êsai thốt ra lời tiên tri phác hoạ trọn vẹn bối cảnh mà chúng ta đang nhìn thấy ở trước mặt mình. Ông nói: "Người đã bị người ta khinh dể và chán-bỏ, từng trải sự buồn bực, biết sự đau ốm, bị khinh như kẻ mà người ta che mặt chẳng thèm xem; chúng ta cũng chẳng coi người ra gì" (Êsai 53:3).
Chúng ta học được gì từ cuộc xét xử bất công nầy? Cho phép tôi đưa ra một số ứng dụng rất quan trọng.
Thứ nhứt, Chúa Jêsus đã không che giấu Ngài là ai và chúng ta cũng thế. Nếu Chúa Jêsus có thể đối diện với toà án cao nhất trong xứ và nói rằng Ngài là Đấng Mêsi, là Con của Đức Chúa Trời, chúng ta phải có can đảm càng hơn để làm chứng về đức tin của chúng ta nơi Ngài cho người láng giềng hay cho một thành viên trong gia đình?
Thứ hai, Chúa Jêsus tỏ ra ân điển và sự kiên nhẫn dư dật khi chịu áp lực và chúng ta cũng phải nên như vậy. Nếu Chúa Jêsus có thể chịu được sự bất công và sự ngược đãi của toà án để làm theo ý chỉ của Đức Chúa Cha mà không đánh mất tánh khí của mình, chúng ta phải có khả năng chịu đựng những gánh nặng có hạn, nhỏ hơn mà chúng ta phải đối mặt với trong đời nầy.
Thứ ba, Chúa Jêsus không ta thán và chúng ta cũng phải nên như vậy. Nếu Chúa Jêsus có thể đối mặt với sự bắt bớ nghiệt ngã như thế mà chẳng hề mở miệng, chúng ta có thể học biết để đối diện với các chức vụ khó nhọc và sự thất vọng nữa.

***



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét