Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2012

Bài 33: Mathiơ 9:1-17: "Chúa Jêsus Đối Diện Với Những Kẻ Hay Phê Phán"




MATHIƠ – VUA CÁC VUA
Chúa Jêsus đối diện
với những kẻ hay phê phán
Mathiơ 9.1-17
1. Giả sử thay vì đến với xứ Palestine vào thế kỷ thứ nhứt, Chúa Jêsus đã đến với nước Mỹ vào thế kỷ thứ 20, Ngài sẽ làm gì đây? Ngài sẽ sống ra sao? Ai sẽ là thân hữu của Ngài... và kẻ thù của Ngài? Nếu Chúa Jêsus hôm nay đến sống tại Amarillo, Texas, liệu chúng ta có công nhận Ngài là Con Đức Chúa Trời hay không? Nếu chúng ta công nhận, chúng ta sẽ làm gì về điều đó?
2. Nếu sự đến không có thực nầy của Chúa Jêsus hôm nay rập khuôn giống như lần đến thực sự của Ngài đã được ghi chép trong Kinh thánh, chúng ta có thể nhìn biết chắc chắn một vài sự kiện:
A. Thứ nhứt, Ngài sẽ vào đời có bố mẹ nghèo nàn từ chỗ sai quấy “phải” lấy nhau.
B. Thứ hai, Ngài sẽ kêu gọi các môn đệ từ giữa vòng cặn bã của xã hội: những kẻ hút chích ma túy, hạng ma cô, thành viên băng nhóm du đảng, mấy tay móc túi...
C. Thứ ba, Ngài sẽ để nhiều thì giờ ở các quán bar, những khu chung cư và khu da đen hơn là trong các khu nhà kính sạch sẽ…
D. Thứ tư, số người tự xưng công bình trong xã hội chúng ta sẽ xem khinh Ngài và gán cho Ngài cái nhãn “bạn của hạng tội nhân” có tính anh hùng và là một thanh niên nổi loạn cần bị dập tắt.
E. Thứ năm, dù có nhiều đám đông mến thích Ngài trong một thời gian, cuối cùng họ sẽ thấy sự kêu gọi của Ngài là quá khó, những sự dạy của Ngài là quá hạn chế, rồi họ lìa bỏ Ngài.
3. Chúng ta không quá kinh ngạc nơi dân sự xứ Palestine, họ đã chối bỏ Chúa Jêsus. Tuần lễ qua chúng ta đã tiếp thu từ những cư dân xứ Giêrasê và Gađara quá đỗi “sợ hãi” Ngài và đã cầu xin Ngài lìa khỏi khu vực của họ (Luca 8.35).
4. Từ thời điểm nầy trở đi trong chức vụ của Chúa Jêsus, sẽ có nhiều người hay chỉ trích, phê phán, họ đã nghiên cứu cẩn thận từng lời nói và hành động của Ngài.Từ phân đoạn Kinh thánh nầy, chúng ta hãy để ý ba hình thức phê phán về Chúa Jêsus rồi tiếp thu một số lẽ thật mà chúng ta có thể áp dụng cho chính đời sống chúng ta.
I. CHÚA JÊSUS BỊ PHÊ PHÁN VỀ QUYỀN THA TỘI CỦA NGÀI (các câu 1-8).
A. Chúa Jêsus gặp một người đau bại (các câu 1-2a).
1. Chúa Jêsus bị nhiều đám dân đông chen lấn trong thành Cabênaum, vì vậy Ngài cùng với các môn đồ đã băng ngang qua Biển Galilê đến "xứ dân Giêrasê [hay Gađara]" (câu 8.28). Sau khi đuổi quỉ ra khỏi hai người sinh sống trong khu mồ mả, Chúa Jêsus "xuống thuyền" rồi Ngài "qua bờ bên kia" Biển Galilê trở lại với bờ phía Tây.
2. Ngài đã "đến thành mình", nghĩa là đến trung tâm đầu não tạm thời của Ngài tại thành Cabênaum. Thành phố quê hương của Chúa Jêsus, Nazarét đã chối bỏ Ngài. Thực ra họ đã xô Ngài xuống bờ vực nếu Ngài không tránh thoát. Hầu hết thời gian khi Ngài ở tại thành Cabênaum, Ngài đã ở tại nhà của Phierơ.
3. Chúa Jêsus đã rời khỏi thành Cabênaum lần sau cùng vì những đoàn dân đông. Cho nên chẳng có gì phải ngạc nhiên khi Ngài trở lại, nhiều đoàn dân đông đã quay trở về. Họ tập trung lại trong nhà của Phierơ cho tới chừng chẳng một ai có thể xen vào được.
4. Mác 2.2 mô tả bối cảnh theo cách nầy: "Họ họp lại tại đó đông lắm, đến nỗi trước cửa cũng không còn chỗ trống; Ngài giảng đạo cho họ nghe".
5. "Họ" mấy người bạn của người đau bại đã mang ông ta "nằm trên giường" đến với Chúa Jêsus. Đây là những người bạn rất tận tâm. Họ đã có lòng tin rằng nếu họ có thể đưa người bạn của họ đến với Chúa Jêsus, thì người bạn nầy sẽ được chữa lành.
6. Họ không thể đi qua cửa cái vì cớ đám đông, như các sách tin lành khác giải thích, họ đã khoét một cái lỗ trên mái nhà. Mái nhà theo kiểu mẫu của người Palestine được dựng bằng mấy cây đòn tay cách nhau 2 hay 3 feet, che phủ bằng nhiều nhánh cây sậy rồi phủ lên đó là một feet đất trên mái. Vì người đau bại đang “nằm trên giường”, họ phải khoét một cái lỗ thật lớn.
7. Hãy tưởng tượng số người ngồi bên dưới, khi đất cùng những mãnh vỡ rơi xuống qua cái lỗ và tia nắng mặt trời chiếu vào gian phòng tối xem. Có người đã nổi giận, còn Chúa Jêsus thì mĩm miệng cười. Người ấy được chữa lành "khi Chúa Jêsus thấy đức tin của các người đó".
8. Chúng ta cần phải sống giống như mấy người bạn nầy. Họ đã liều mọi sự vì việc đưa người bạn của họ đến với Chúa Jêsus là việc quan trọng nhất. Có phải đưa dẫn bạn bè, người lân cận và gia đình của bạn đến với Chúa Jêsus là ưu tiên một đối với bạn không?
B. Chúa Jêsus tha thứ cho người đau bại (câu 2b).
1. Trong xã hội Do thái, người ta tin rằng bất toàn về phần xác thể là những sự trừng phạt về tội lỗi. Theo ý nầy, người đau bại có lẽ đã tin mình bị bại vì cớ tội lỗi nào đó trong đời sống của mình. Có lẽ ông ta đã tin như thế.
2. Chúa Jêsus phán: "Hỡi con, hãy vững lòng". Bản Kinh thánh NASV thì chính xác hơn khi chép: "Hỡi con, hãy can đảm lên". Từ Hy lạp nói tới lòng can đảm loại trừ sự sợ hãi. Giống như Chúa Jêsus đang phán: "Ta yêu con. Con không phải sợ Ta".
3. Chúa Jêsus phán: "Tội lỗi con đã được tha". Người nầy được đưa tới Chúa Jêsus vì nan đề về phần xác: bịnh bại. Đối với Chúa Jêsus ưu tiên một là nan đề thuộc linh của ông ta: tội lỗi. Không những ông ta được lành phần xác thể mà linh hồn của ông ta cũng được lành nữa.
4. Nầy bạn tôi ơi, có thể bạn không có một nan đề nào về xác thể, nhưng bạn đang có nan đề về mặt thuộc linh. Giống như hết thảy mọi người chúng ta, bạn là tội nhân đang có cần một Cứu Chúa!
C. Chúa Jêsus phản ứng trước những kẻ hay phê phán (các câu 3-6).
1. Câu 3 chép: "Khi ấy" ngay lập tức "có một vài thầy thông giáo" hay các chuyên gia tôn giáo "đều nghĩ thầm" chớ không nói ra lớn tiếng: "Người nầy nói lộng ngôn!”
2. Họ không biết Chúa Jêsus là ai!?! Họ không tin Ngài là Con Đức Chúa Trời. Nếu tôi tha thứ cho mọi tội lỗi của bạn thì có nghĩa là tôi lộng ngôn. Tôi không phải là Đức Chúa Trời. Vì Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời, Ngài có quyền tha tội (Thi thiên 103.12; Michê 7.19).
3. Chúa Jêsus vốn biết "ý tưởng mấy thầy đó". Ngài hỏi: "Nhơn sao trong lòng các ngươi có ác tưởng làm vậy?" Thật là kỳ lạ khi có ai đó nhìn biết ý tưởng bạn đang suy nghĩ. Bạn cảm thấy giống như thể họ đã đọc được lý trí của bạn vậy. Các thầy thông giáo nầy đã tỏ ra lúng túng vì Chúa Jêsus đã đọc được lý trí của họ.
4. Ngài đã hỏi họ điều nào dễ hơn, khi nói: "Tội lỗi con đã được tha” hay nói: "hãy đứng dậy mà đi". Chỉ có câu nói bảo người kia rằng tội lỗi ngươi đã được tha là dễ hơn mà thôi. Tôi dám nói như thế đó. Chúa Jêsus phán với họ: "hầu cho các ngươi biết Con người ở thế gian có quyền tha tội" và Ngài đã phán cùng người đau bại rằng: "Hãy đứng dậy, vác lấy giường, mà trở về nhà ngươi".
5. Sự chữa lành cho người đau bại là minh chức tích cực về quyền phép của Ngài là Đức Chúa Trời có quyền tha tội.
6. Chúa Jêsus vẫn còn tha tội ngày hôm nay! Ngài đã chịu chết trên thập tự giá để tha tội cho bạn đấy! (1 Giăng 1.9).
D. Chúa Jêsus chữa lành cho người đau bại (các câu 7-8).
1. Người kia “liền dậy” ngay... là việc làm mà trước đây ông ta không làm được. Hãy tưởng tượng xem những cái miệng há hốc lên vì kinh ngạc và vui mừng khi ông ta nhảy múa vui đùa quanh căn phòng đông người đó. Hãy tưởng tượng xem mấy cái hàm răng của các thầy thông giáo đang nghiến chặt lại!
2. Dân chúng tụ tập trong ngôi nhà, họ nhìn xuyên qua cửa cái và cửa sổ, họ đang lắng nghe diễn giả đứng trước thềm "đã lấy làm lạ" [sát nghĩa là `lấy làm sợ hãi’ phobeo] rồi "ngợi khen Đức Chúa Trời" vì họ đã trông thấy “quyền phép” đó nơi một con người. Họ vốn biết Chúa Jêsus đến từ Đức Chúa Trời rồi.
II. CHÚA JÊSUS BỊ PHÊ PHÁN VÌ NGÀI HỘI HIỆP VỚI HẠNG TỘI NHÂN (các câu 9-13).
A. Chúa Jêsus kêu gọi Mathiơ (câu 9).
1. Đức Chúa Jêsus “đã đi khỏi nơi đó rồi”, nghĩa là, Ngài đang rời khỏi thành Cabênaum. Khi Ngài đang bước đi trên các đường phố bận rộn, gạt qua một bên những kẻ chuyên tìm tòi hạch sách, Chúa Jêsus đã làm một việc thật lạ lùng. Ngài bước vào “sở thu thuế” nói chuyện với một người có tên là "Mathiơ".
2. Rõ ràng, Mathiơ (cũng còn gọi là Lêvi) là một nhân viên thu thuế hoặc một người thu thuế. Mặc dù ông sẽ trở thành một Sứ đồ và là trước giả về mặt con người của sách Tin lành rất cảm động nầy, khi ấy ông là một trong những kẻ bị hiềm thù nhất trong cộng đồng Do thái.
3. Những nhân viên thu thuế hay những người thu thuế đã mua việc làm của họ từ chính quyền La mã. Họ đã có quyền thu thập các thứ thuế trên mọi thứ. Rôma đòi hỏi các thứ thuế nhất định, còn những người thu thuế Do thái được tự do thêm thắt các thứ thuế để họ giữ lại cho bản thân họ. Vì họ bị dân chúng xem là hạng người phản bội, hạng người nầy bị ngăn chặn không cho vào nhà hội và bất kỳ một sinh hoạt nào bình thường hay tôn giáo.
4. Hãy chú ý là chẳng có một bài giảng nào, không có một phép lạ nào trừ ra một lời mời gọi phủ quanh một mạng lịnh đượm đầy tình yêu thương: "Hãy theo Ta".
5. Cũng hãy chú ý rằng không có một lời cáo lỗi, một tranh luận nào từ phía Mathiơ. Ông chỉ : "liền đứng dậy, mà theo Ngài”. Công việc giấy má bị bỏ lại trên cái bàn giấy của ông. Máy tính đã không kịp tắt. Ly cà phê của ông còn nguội lạnh trong chiếc tách kia. Luca 5.28 chép: "Lêvi bỏ hết mọi sự, đứng dậy đi theo Ngài".
6. Phaolô đã nhắc lại quan điểm của Mathiơ khi ông nói trong Philíp 3.7: "Nhưng vì cớ Đấng Christ, tôi đã coi sự lời cho tôi như là sự lỗ vậy”.
7. Đi theo Chúa Jêsus, trở thành một môn đồ có nghĩa là lìa bỏ đời sống cũ của bạn ra sau lưng. Bất luận điều chi bạn bỏ lại sau lưng vì cớ Chúa Jêsus, bạn không nên nhớ tới nữa. Bạn đã bỏ lại sau lưng điều chi vì cớ Ngài?
B. Chúa Jêsus hội hiệp với hạng tội nhân (câu 10).
1. Dường như là từ câu nầy Mathiơ đã tổ chức một bữa tiệc, một bữa tiệc truyền giáo. Ông đã cho mời: "nhiều người thâu thuế cùng kẻ xấu nết" đến nhà mình. Ở giữa đám đông phức tạp nầy, "Chúa Jêsus ngồi ăn". Lớp cặn bã nầy trong xã hội Do thái "ngồi ăn với Ngài và môn đồ Ngài”.
2. Chúng ta có thể tiếp thu từ chiến lược của Mathiơ. Hết thảy chúng ta đều biết con người cần được cứu rỗi. Nếu họ không chịu đến tại nhà thờ, hãy mời họ đến tư gia của bạn. Kế đó hãy mời một số bạn hữu Cơ đốc  khác đến làm chứng về Chúa Jêsus!
C. Những kẻ phê phán đã thắc mắc với Chúa Jêsus (câu 11).
1. Mọi sự Chúa Jêsus đã làm đều đã được tỏ ra công khai, minh bạch. Phương tiện truyền thông đã săn lùng Ngài giống như các luật sư tại phiên toà xử một vụ trọng án vậy. “Người dòng Pharisi” các cấp lãnh đạo tôn giáo đã hỏi han về bàn tiệc nầy. Một lần nữa khi thiếu thành thật không nói với Chúa Jêsus cách trực tiếp, họ đã nói với “các môn đồ Ngài”.
2. Họ đã hỏi: "Làm sao thầy các ngươi ngồi ăn chung với người thâu thuế và kẻ xấu nết vậy?" Đây không phải là một câu hỏi với lòng chân thành mà là một lời quở trách. Câu nầy chính là một câu tra gạn chớ không phải là một câu hỏi thăm đơn thuần đâu.
3. Giống như một số người ngày nay, người dòng Pharisi không tìm được lỗi lầm gì trong chính đời sống của họ, mà rất mau mắn chỉ ra sai lầm nơi ai đó, là những người không sống giống như họ. Chức vụ của họ chỉ nhắm vào truyền khẩu, chớ không nhắm vào lẽ thật, họ xét đoán, chớ không yêu thương, họ phán xét, chớ không làm sự phục hồi.
D. Chúa Jêsus trả lời cho những kẻ hay phê phán kia (các câu 12-13).
1. Câu hỏi được đưa ra cho các môn đồ. Câu 12 chép: "Đức Chúa Jêsus nghe đều đó, bèn phán rằng..." Tôi nghĩ rằng Chúa Jêsus đã nghe họ hỏi rồi. Ngài nhìn thẳng vào họ rồi đối chất ngay với thái độ tự xưng công bình của họ.
2. Ngài phán: "Chẳng phải là người khỏe mạnh cần thầy thuốc đâu, song là người có bịnh". Nói cách khác: "Nếu các ngươi trọn vẹn như các ngươi tưởng, các ngươi không cần ta. Nói cách khác, hạng người tội lỗi nầy vốn biết rõ nhu cần của họ là được cứu rỗi. Đấy là lý do tại sao ta có mặt ở đây " (đối chiếu 23.23).
3. Nếu đây là một cuộc tranh luận theo lôgic, phần bàn bạc tiếp theo của Chúa Jêsus được rút ra từ Kinh thánh. Ngài phán: "Hãy đi, và học cho biết câu nầy nghĩa là gì". Đây là một mệnh đề có tính sĩ nhục vì người Pharisi cho rằng họ vốn biết câu ấy có nghĩa gì rồi.
4. Chúa Jêsus trưng dẫn từ Ôsê 6.6: "Vì ta ưa sự nhơn từ và không ưa của lễ, ưa sự nhận biết Đức Chúa Trời hơn là ưa của lễ thiêu". Chúa Jêsus đang nói rằng còn hơn cả việc tuân giữ tất cả mọi luật lệ trong luật pháp, họ cần phải có lòng quan tâm cùng với sự thương xót, và tình yêu thương vô điều kiện của Đức Chúa Trời.
5. Chúa Jêsus cũng phán: "Vì ta đến đây không phải để kêu kẻ công bình, song kêu kẻ có tội". Ngài không đến vì cớ người tự xưng công bình, là người nghĩ mình là tốt đủ đẹp lòng Đức Chúa Trời theo công trạng riêng của họ. Ngài đã đến vì cớ những kẻ nhìn biết tội lỗi của họ và sẵn sàng chịu “ăn năn”.
E. Vì vậy chúng ta thường lấy làm vui mừng khi có người được cứu cho đến chừng nào họ trông giống, nói năng giống và hành động giống như chúng ta.
1. Có bao nhiêu người trong chúng ta có thứ tình cảm dành cho những bà mẹ chưa có chồng được hưởng trợ cấp phúc lợi?... cho những kẻ nghiện rượu?... cho những kẻ nghiện ma túy?... cho hạng đĩ điếm?... cho những kẻ đồng tính luyến ái?...cho số người hành nghề vũ thoát y?... cho các bác sĩ và y tá đang giết chết những trẻ sơ sinh qua sự phá thai?... Chúa Jêsus vốn yêu thương họ!
2. Bạn cảm thấy thế nào nếu bạn bước vào ngôi nhà thờ nầy hôm nay rồi nhìn thấy hạng người thể ấy? Hãy nhìn nhận đi... họ có làm cho bạn lên thần kinh không!?! Một số người trong chúng ta sẽ nghĩ: "Họ không thuộc về chỗ nầy". Tuy nhiên, Chúa Jêsus sẽ phán rằng họ sẽ thuộc về chỗ nầy, còn cao tột hơn tất cả những hạng người khác nữa đấy!
3. Hỡi Hội thánh, chúng ta cần có một tình yêu rộng rời hơn dành cho kẻ không đáng được yêu. Chúng ta cần một gánh nặng cho thành phố nầy. Chúng ta cần mượn lời cầu nguyện của Bob Pierce, nhà sáng lập Hội Hoàn Cầu Khải Tượng: "Hãy khiến cho lòng tôi tan vỡ bởi những việc làm tan nát tấm lòng của Đức Chúa Trời".
George MacLeod nói rất rõ khi ông viết: "Tôi muốn nói rằng thập tự giá cần phải dựng lên một lần nữa tại trung tâm khu chợ cũng như trên nóc chuông nhà thờ, tôi muốn lặp lại lời xưng nhận rằng Chúa Jêsus không bị đóng đinh trên thập tự giá trong ngôi thánh đường giữa hai cây nến: Mà trên một cây thập tự  giữa hai tên cướp; trên một đống rác của thành phố; Ở chỗ gặp gỡ của các nhà chính trị trên toàn thế giới họ đã viết tước phẩm của Ngài bằng tiếng Hêbơrơ, bằng tiếng latinh và bằng tiếng Hy lạp... Rồi ở chỗ mà kẻ hoài nghi ngồi ăn tục nói phét, những tên cướp rủa sả, và mấy tên lính bóc thăm chia chác. Vì đó là chỗ Ngài chịu chết, và đó là những gì Ngài đã chịu chết thay cho. Và đấy là chỗ mà người của Đấng Christ phải chết, và đấy là chỗ mà người của Hội thánh phải chịu chết".
III. CHÚA JÊSUS BỊ PHÊ PHÁN VÌ SỰ Ngài TRÁNH NÉ LỜI TRUYỀN KHẨU (các câu 14-17).
A. Người theo truyền khẩu thắc mắc Chúa Jêsus (câu 14).
1. Giăng Báp tít là người tiền khu của Chúa Jêsus lo dọn đường cho Chúa. Ông đã nói trong Giăng  3.30: "Ngài phải dấy lên, ta phải hạ xuống".
2. Khi Giăng bị bỏ tù, phần nhiều các môn đồ của ông đã đi theo Chúa Jêsus (đối chiếu 11.2-6). Tuy nhiên, cũng có một số người không đi theo. Họ đã đi theo người Pharisi.
3. “Các môn đồ của Giăng” nầy có lòng quan tâm vì Chúa Jêsus không tuân giữ những lời truyền khẩu của người Do thái. Họ hỏi: "Cớ sao chúng tôi và những người Pharisi kiêng ăn, còn môn đồ thầy không kiêng ăn?" Cựu ước dạy rằng người Do thái chỉ kiêng ăn một năm một lần (Lêvi ký 16.29, 31) còn người Pharisi đã phát triển lời truyền khẩu nói tới sự kiêng ăn một tuần lễ hai lần.
4. Họ muốn biết lý do tại sao Chúa Jêsus không giữ những lời truyền khẩu do con người lập ra.
B. Chúa Jêsus trả lời với thí dụ nhỏ nói tới chàng rễ (câu 15). Ngài mô tả một đám cưới của người Do thái. Các môn đồ Ngài không "buồn rầu" vì Ngài đương còn ở với họ. Không bao lâu nữa, Ngài sẽ bị "đem đi khỏi", điều nầy có ý nói tới sự Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá.
C. Chúa Jêsus trả lời với các thí dụ nhỏ nói tới việc vá miếng nỉ mới vào chiếc áo cũ và rượu cũ chứa trong bầu da cũ (các câu 16-17).
1. Kế đó Chúa Jêsus phán: "Không có ai vá miếng nỉ mới vào cái áo cũ". Cái áo trong thời đó chủ yếu là bằng len hay bằng vải lanh bị rút lại khi đem giặt. Khi việc nầy xảy ra: "miếng nỉ mới sẽ chẳng rách áo cũ, và đàng rách trở nên xấu hơn".
2. Tương tự như thế, trong câu 17 Chúa Jêsus phán rằng không ai "đổ rượu mới vào bầu da cũ". Rượu chưa lên men thường được đặt trong cái túi làm bằng da dê. Khi rượu tới tuổi rồi lên men, hơi gas nở rộng và bầu da phải chai cứng đi, cuối cùng trở nên giòn và dễ vỡ. Nếu bạn đổ "rượu mới" vào bầu da cũ, trạng thái lên men sẽ làm cho nó "nứt ra”. Kết quả "rượu mới" luôn luôn được đổ vào “bầu da mới”.
3. “Áo cũ” "bầu da cũ" không phải là luật pháp (đối chiếu 5.17), thay vì thế, chúng là những lời truyền khẩu của người dòng Pharisi.
D. Một số Cơ đốc nhân rất mệt mõi vì những lời truyền khẩu của họ, họ không thể vận dụng được "rượu mới" của Đức Chúa Jêsus Christ. Họ sẽ không bao giờ biết được quyền phép của Đức Chúa Trời. Chúng ta không nên hy sinh Lời Đức Chúa Trời hay sự dẫn dắt của Thánh Linh Đức Chúa Trời để lấy những lời truyền khẩu do con người lập nên.
PHẦN KẾT LUẬN: Ở phần đầu của sứ điệp nầy, chúng ta đã duy gẫm về việc sẽ ra sao nếu Chúa Jêsus có mặt ở đây trong thời đại và trong xã hội của chúng ta. Đừng quên sự kiện nầy, CHÚA JÊSUS ĐANG HIỆN HỮU Ở ĐÂY trong thời đại và trong xã hội của chúng ta. Các thắc mắc cách đây 2000 năm cũng y như thế cho hôm nay. Thứ nhứt: "Bạn có tin rằng Ngài là Con của Đức Chúa Trời không?" Thứ hai: "Nếu bạn tin, bạn bằng lòng làm gì cho niềm tin đó?"
A. Bạn có bằng lòng sống giống như mấy người bạn của kẻ đau bại kia, dâng hiến mọi sự và làm bất cứ điều chi cần thiết để đưa người ta đến với Ngài không?
B. Bạn có bằng lòng rời bỏ khu vực an nhàn của mình để đến với những kẻ đang sống khác biệt với bạn bằng sứ điệp hy vọng và yêu thương không?
C. Bạn có bằng lòng gạt qua một bên những năm tháng của đường lối sống theo tập quán và lời truyền khẩu hầu kinh nghiệm thực sự quyền phép của Đức Chúa Trời và sự xức dầu của Đức Thánh Linh khi Ngài kêu gọi một thế hệ mới những người tin đến với chính mình Ngài không?

***


Bài 32: Mathiơ 8:25-34: "Thắng Hơn Bóng Tối Tăm"



MATHIƠ – VUA CÁC VUA
Thắng hơn bóng tối tăm
Mathiơ 8.25-34
1. Kể từ buổi bình minh của cuộc sáng tạo, một cuộc chiến lớn lao đã diễn ra thật khốc liệt... Đó là cuộc chiến giữa thiện và ác, giữa sáng và tối, giữa đúng và sai, giữa công bình và tội lỗi. Đó là cuộc chiến giữa thiên đàng và địa ngục... giữa Đức Chúa Trời Toàn Năng và, Đấng Dựng Nên vũ trụ và chúa của những lãnh vực tăm tối của địa ngục, là Satan.
2. Đức Chúa Trời và Satan không luôn luôn có mặt trong cuộc chiến. Thực ra, có một thời gian, khi Satan, lúc ấy được gọi là Lucifer, là một trong những thiên sứ mạnh sức nhất của Đức Chúa Trời. Êxêchiên 28 và Êsai 14 ghi lại thể nào thay vì phục sự Đấng Tạo Hoá của mình, Lucifer đã dấy lên với sự kiêu ngạo tự dối mình khi hắn lãnh đạo một cuộc nổi loạn chống lại ngôi của Đức Chúa Trời, dẫn theo một phần ba thiên binh thiên sứ đi theo hắn. Trong sự xét đoán, Đức Chúa Trời đã đuổi họ ra khỏi thiên đàng. Họ đi tìm một chỗ ở mới trên hành tinh quả đất. Từ khi xảy ra vụ Vườn Êđen, Satan cùng các thiên sứ sa ngã kia, giờ đây chúng ta gọi họ là ma quỉ đã hành hại con người, là loài thọ tạo cao trọng nhất của Đức Chúa Trời.
3. Cuộc chiến đang diễn ra thật ác liệt. Mỗi ngày, khắp mọi nơi quanh chúng ta, chúng ta đang nhìn thấy những kết quả của cuộc chiến lớn lao nầy. Tôi nhìn thấy nó mỗi buổi sáng khi tôi đọc thấy những tít quan trọng trên báo chí. Tôi nhìn thấy nó trên từng bối cảnh chiếu ra trên màn hình TV. Tôi nhìn thấy nó khi tôi lái xe trên các đường phố của chúng ta. Nó làm cho tôi phải nổi giận dữ khi tôi nghe nói một bé gái bị lạm dụng tình dục, một nhân viên siêu thị bị bắn chết, một người chồng và một người cha bỏ vợ con mình lại vì ham vui với một người đờn bà sẽ bỏ ông ta để đi tìm một người đờn ông khác. Tôi cảm thấy những tác dụng của cuộc chiến nầy khi tôi khoá cửa nhà lúc ban đêm, khi tôi cầu nguyện bên giường của mấy đứa con tôi, chúng đang ngủ, khi tôi lo lắng về sự an ninh của vợ tôi.
4. Quí vị có để ý tới tính chất khốc liệt của cuộc chiến nầy không? Quí vị có để ý thấy điều ác dường như ngày càng mạnh thêm với từng năm tháng trôi qua không? Chúng ta trông mong một thời điểm tốt đẹp hơn, dịu dàng hơn... một kỹ nguyên khi quí vị ra khỏi nhà mà không cần khoá trái cửa lại, khi chẳng còn có ai sử dụng ma túy hay chẳng còn có những bức tường đầy chữ viết của từng băng nhóm du đảng nữa, khi lũ trẻ sẽ đến trường và vui đùa trong các công viên với sự an toàn tuyệt đối. Giống như những kẻ than khóc trong các đám tang, chúng ta buồn rầu với sự trôi đi của thời gian.
5. Tại sao điều ác bùng lên dữ dội như thế? Đức Chúa Trời lẽ nào lại thua trong cuộc chiến đó sao? Không. Trong cuộc đời của Đấng Christ, đã có một sự bộc phát lớn lao về hoạt động của ma quỉ. Quí vị đọc nhiều về ma quỉ trong mối quan hệ với chức vụ của Chúa Jêsus hơn bất cứ đâu khác trong Kinh Thánh. Trong sự hiện diện của Con Đức Chúa Trời, chúng xuất hiện gây xáo trộn luôn. Tôi tin rằng vì chúng ta đang sống trong những ngày sau rốt, khi Chúa Jêsus không bao lâu nữa sẽ tái lâm, ma quỉ sẽ mở hết âm lượng của chúng. Trong II Timôthê 3.1, Phaolô đã nói tiên tri: "Hãy biết rằng trong ngày sau rốt, sẽ có những thời kỳ khó khăn”.
6. Đấy là những tin xấu. Giờ đây hãy lắng nghe những tin tốt lành. Hôm nay chúng ta sẽ học biết Chúa Jêsus có quyền phép thắng hơn mọi quyền phép của địa ngục kết hợp lại! 1 Giăng 4.4 chép: "Đấng ở trong các con là lớn hơn kẻ ở trong thế gian".
7. Khi chúng ta xem xét vấn đề nầy và tiếp thu vài bài học quan trọng, hãy nhớ 1 Giăng 3.8: "Vả, Con Đức Chúa Trời đã hiện ra để hủy phá công việc của ma quỉ".
I. Sự ám của ma quỉ (các câu 28-31).
A. Nội dung câu chuyện quỉ ám (câu 28a).
1. Đây là lúc sớm sủa trong chức vụ của Chúa Jêsus. Ngài đã làm ra nhiều phép lạ và rao giảng Bài Giảng Trên Núi. Để tránh né "đoàn dân đông", câu 18 nói rằng Ngài và các môn đồ của Ngài lên một chiếc thuyền qua bờ bên kia Biển Galilê.
2. Trong câu 28, Mathiơ cho chúng ta biết rằng Chúa Jêsus "đã qua bờ bên kia" của Biển Galilê rồi. Có lẽ khi ấy trời đã chiều, khi chiếc thuyền dong buồm lên. Qua đêm tối, họ đã đối diện với "bão lớn” (câu 24). Chúa Jêsus đã quở bảo yên lặng với một lời phán. Tôi tin lúc ấy trời đã sáng, có lẽ là lúc bình minh khi họ qua đến “bờ bên kia”.
3. Chúng ta đọc thấy có những chiếc thuyền đậu trong "miền Giêrasê" (gher'-ghes-senz). Có hai thị trấn nhỏ trong khu vực. Giêrasê nằm trên triền núi khoảng 6 dặm ngang Biển Galilê tính từ thành Cabênaum. Gađara là thị trấn thứ hai nằm xuôi về phía Nam trong nội địa. Đấy là lý do tại sao Mác và Luca nói tới chỗ nầy là miền "Giêrasê" (Mác 5.1; Luca 8.26). Có lẽ miền nầy nằm giữa hai thị trấn nhỏ đó.
B. Sự xuất hiện của hai người bị quỉ ám (câu 28b).
1. Thứ nhứt, hãy lưu ý đã có "HAI người bị quỉ ám". Trong các câu chuyện tương tự, Mác 5.2 và Luca 8.27 nhắc tới chỉ MỘT người bị quỉ ám mà thôi. Phái phê bình đã chỉ ra sự mâu thuẫn nầy. Tôi muốn quí vị để ý Mác cũng như Luca đều không nói chỉ có một người có mặt thôi đâu. Vì mọi mục đích của họ, họ chỉ nhắm vào nhân vật có ảnh hưởng lớn trong cả hai người.
2. Thứ hai, hãy hiểu rõ họ bị “quỉ ám” là có ý nghĩa gì đã. Chữ Hy lạp ở đây có ý nói "chịu dưới quyền điều khiển của ma quỉ".
a. Bị “quỉ ám” có nghĩa là có một hay nhiều con quỉ đến ở và đang nắm quyền điều khiển một con người. Ma quỉ tấn công con người về mặt thuộc linh, về trí khôn, và về thể xác.
b. Bị quỉ ám là việc rất thông thường trong các thời kỳ Tân ước. Trong kỷ nguyên Hội Thánh đầu tiên, các Sứ Đồ đã có thẩm quyền và quyền phép để đuổi quỉ.
c. Bị quỉ ám vẫn còn có và rất thịnh hành ngày nay. Vấn đề nầy có thể thấy rõ trong các tôn giáo thờ lạy hình tượng trong nhiều quốc gia thuộc thế giới thứ ba. Đối với phần nhiều người, ai bị ma quỉ quấy rối bị coi là mất trí hay bịnh tật về trí khôn.
3. Thứ ba, hãy để ý là họ sinh sống nơi "mồ mả". Không nghi ngờ chi nữa, họ bị đuổi ra khỏi làng mạc và nơi duy nhất họ có thể tìm được nơi trú ẩn là giữa "mồ mả", những nơi ấy thường được đục sâu vào sườn núi đá, giống như ngôi mộ mà thi thể Chúa Jêsus được đặt ở đó vậy. Họ sinh sống giữa những người đã chết.
4. Thứ tư, chúng ta nhìn thấy họ "bộ dữ tợn lắm". Phần nghiên cứu của tôi ở đây chuyển sang một việc khác. Từ ngữ Hy lạp nói tới "dữ tợn"chalepos (khal-ep-os'). Chữ nầy có nghĩa là "bạo lực dữ dội, hay nguy hiểm". Ở một thời điểm khác từ ngữ đó được sử dụng trong Tân ước Hy lạp ở câu 1 mà tôi đã trưng dẫn trên đây, II Timôthê 3.1: "Hãy biết rằng trong ngày sau rốt, sẽ có những thời kỳ [dữ tợn] khó khăn”.
5. Thứ năm, họ rất dữ tợn "đến nỗi không ai dám đi ngang qua đường đó". Cư dân thành phố vốn rất sợ họ. Trẻ con đã có những ác mộng về họ. Mác 5.4-5 nhắc tới một trong hai người ấy: "vì nhiều lần người bị cùm chơn hoặc bị xiềng, rồi bẻ xiềng tháo cùm, không ai có sức trị được. Người cứ ở nơi mồ mả và trên núi, ngày đêm kêu la và lấy đá đánh bầm mình”. Hãy tưởng tượng xem các môn đồ đã lui lại trong sự sợ hãi hai người đó.
C. Các thắc mắc của ma quỉ (câu 29).
1. Khi ma quỉ ám vào một người, chúng có thể nói qua thân thể của người đó. Tôi đã có một cuộc chạm trán với quỉ ám và điều nầy rất quái đản.
2. Chúng hỏi: "Lạy Con Đức Chúa Trời, chúng tôi với Ngài có can hệ gì chẳng?" Nói cách khác: "Ngài đang làm gì ở đây và sao Ngài quấy rối chúng tôi?" Mấy con quỉ nầy đã nhận ra Chúa Jêsus. Chúng gọi Ngài là "Con Đức Chúa Trời".
3. Chúng cúi lạy trước mặt Chúa Jêsus. Ma quỉ thù ghét Đức Chúa Trời, tuy nhiên chúng lại vô quyền không làm chi được chỉ có cúi lạy trước mặt Ngài mà thôi. Philíp 2.10 chép: "hầu cho nghe đến danh Đức Chúa Jêsus, mọi đầu gối trên trời, dưới đất, BÊN DƯỚI ĐẤT, thảy đều quì xuống".
4. Hai con quỉ nầy đều là những cựu thiên sứ đã thờ lạy Chúa Jêsus trên thiên đàng. Khi công nhận Ngài, chúng e sợ Ngài trong vai trò Quan Án của chúng. Đấy là lý do tại sao chúng cất tiếng hỏi: "Có phải Ngài đến đây để làm khổ chúng tôi trước kỳ không?"
5. Chúng biết rõ Kinh Thánh. Chúng biết rõ thời kỳ mạt thế. Chúng biết rõ "kỳ"  sắp đến. Chúng vốn biết rõ một ngày kia Chúa Jêsus sẽ xét đoán chúng và theo Khải huyền 20, chúng sẽ bị ném vào “hồ lửa”. Chúng muốn biết lý do tại sao Chúa Jêsus đến với chúng trước “kỳ” thiêng liêng đã ấn định nầy.
D. Lời thỉnh cầu của ma quỉ (các câu 30-31).
1. Vì chúng sợ hãi Chúa Jêsus, chúng đã nhìn quanh để tìm một lối thoát thân. Chúng trông thấy "ở đàng xa có một bầy heo đông đương ăn". Mác 5.13 chép: "Có độ hai ngàn” con heo trong bầy nầy.
2. Chúng vốn biết Chúa Jêsus không bao giờ để cho chúng hành hại hai người nầy, vì vậy chúng xin: "Nếu Chúa đuổi chúng tôi ra, xin cho nhập [sai chúng tôi] vào bầy heo đó".
3. Chúng ta biết từ sách Mác rằng khi Chúa Jêsus hỏi tới danh của ma quỉ, hắn đáp: "Tên tôi là Quân đội; vì chúng tôi đông". Một quân đoàn La mã là một đội quân gồm có 6.000 binh sĩ. Bầy heo đông nầy sẽ  chứa được họ.
4. Tôi không thể hình dung một con quỉ lại khao khát ám vào một con heo. Tuy nhiên, ở trong thân thể một con heo sẽ là một cuộc trốn chạy đáng hoan nghênh tránh khỏi sự hiện diện của Chúa Jêsus!
II. Quyền phép của Chúa Jêsus (câu 32).
A. Chúa Jêsus cho phép ma quỉ nhập vào bầy heo (câu 32a).
1. Chúa Jêsus đã ban cho các môn đồ Ngài quyền phép để đuổi quỉ. Tuy nhiên, hơn một lần, chúng ta thấy rằng họ đã gặp phải sự khó khăn đáng kể trong việc đánh đuổi chỉ một con quỉ mà thôi. Hãy chú ý phần tương phản ở đây khi Chúa Jêsus đánh đuổi một đạo binh ma quỉ bằng một lời phán thôi. Ngài chỉ phán: "Hãy đi đi".
2. Ma quỉ là những tạo vật có quyền phép. Là thể linh, chúng không bị giới hạn bởi thời gian, không gian hay hình thức. Đúng là đáng kinh ngạc và vượt quá mọi sự hiểu biết của chúng ta về lượng quyền phép có cần để đuổi một đạo binh ma quỉ. Thế mà Chúa Jêsus chỉ làm thế với một lời phán mà thôi!
B. Bầy heo bị quỉ ám tự tử tập thể (câu 32b).
1. Trong một phút bầy heo bị quỉ ám, rồi phút kế đó "tức thì cả bầy ở trên dốc núi nhảy xuống biển, thảy đều chết chìm dưới nước".
2. Chúng ta không biết lý do tại sao bầy heo lạnh lùng lao thẳng từ dốc núi xuống biển. Chúng ta không biết là ma quỉ có khiến chúng làm vậy hay không hay những gì xảy ra cho ma quỉ sau khi bầy heo chết chìm dưới nước.
3. Chúng ta biết rằng bầy heo chết chìm đã mang lại thất thoát đáng kể về tài chính cho chủ heo. Một số học giả cho rằng mấy người chủ heo có thể là người Do thái nuôi heo để bán thịt cho dân Ngọai, như họ đã từng làm,  và Chúa Jêsus đã ngăn họ không còn phá vỡ luật pháp của Đức Chúa Trời nữa.
4. Mặt khác, cái giá của linh hồn hai người nầy không thể tính được, họ có giá trị hơn 2.000 con heo.
5. Lẽ thật thiêng liêng ra từ sự cố nầy và mục đích chính của Chúa trong việc đánh đuổi ma quỉ là bày tỏ ra quyền phép của Ngài cao cả hơn Satan và các thế lực của hắn.
III. Tình trạng của cư dân thành phố (các câu 33-34).
A. Những đứa chăn heo chạy về báo cáo cho thành phố biết (câu 33).
1. Có lẽ họ đã nghe cuộc đối đáp ở một khoảng xa xa, có thể là các môn đồ đã nói cho họ biết, nhưng không cứ cách nào: "những đứa chăn heo" đều hiểu rõ điều chi đã xảy ra và chúng "trở về thành, thuật các chuyện đã xảy ra".
2. Rõ ràng, chúng đã kể lại những gì đã xảy ra cho bầy heo. Một số người có lẽ đã nặng lòng lo âu. Một số có lẽ đã vui mừng khi đã loại bỏ được bầy thú hôi thối.
3. Dù vậy, hãy chú ý mục tiêu chính trong báo cáo của họ không phải là bầy heo mà là "chuyện hai người bị quỉ ám". Điểm thú vị không đặt nặng ở chỗ mất mát bầy heo hay sự chữa lành cho hai con người đáng thương nầy, mà là Đấng có quyền phép làm những việc như thế.
B. Cư dân thành phố đến gặp Chúa Jêsus (câu 34a).
1. Câu chuyện lan nhanh qua “cả thành” (có lẽ là Giêrasê). Những cửa tiệm, chợ búa đều đóng cửa hết. Trường học giải tán. Trẻ sơ sinh được ẳm ra khỏi nôi và "cả thành" có lẽ vài trăm người "liền ra đón Chúa Jêsus" khi Ngài đứng đợi tại khu mộ địa.
2. Nhiều nhà giải kinh cho rằng họ ra đấy vì cơn giận mất bầy heo. Tôi nghi như thế. Họ hướng mắt nhìn về nhân vật có thể làm những việc như thế với chỉ một lời phán mà thôi. Họ đã bị Ngài mê hoặc. Vấn đề không nằm ở ma quỉ, hay bầy heo, mà là Chúa Jêsus.
3. Khi họ ra đến, Luca 8.35 chép: "Thiên hạ bèn đổ ra xem việc mới xảy ra; khi họ đến cùng Đức Chúa Jêsus, thấy người [có lẽ là hai người] mà các quỉ mới ra khỏi ngồi dưới chơn Đức Chúa Jêsus, mặc áo quần, bộ tỉnh táo, thì sợ hãi lắm”.
4. Hãy tưởng tượng bối cảnh ấy xem. Đây là cơn kinh khủng gấp đôi của thành Giêrasê, hai người điên kia đã ám ảnh nhiều giấc chiêm bao của họ và làm cho họ sợ hãi phải trốn khỏi triền núi đó. Đây là hai người không mặc lấy một tấm vải nào, họ la hét, kêu gào, và lấy đá nhọn tự cắt da thịt mình.
5. Họ nhìn thấy hai kẻ điên được làm cho tỉnh táo và Luca nói: "Họ sợ hãi lắm". Họ không sao hiểu nổi quyền phép đó lại rất hiển nhiên nơi Chúa Jêsus.
C. Dân chúng yêu cầu Chúa Jêsus rời khỏi nơi đó (câu 34b).
1. Rất sợ hãi, viên thị trưởng và có thể các giới chức có thẩm quyền của thành phố đã bước tới trước. Mathiơ nói: "họ xin Ngài đi khỏi xứ mình".
2. Quí vị nghĩ họ sẽ mời đón Ngài vào trong nhà của họ, đối đãi với Ngài như một khách danh dự và giống như dân cư thành Cabênaum, họ sẽ đem đến cho Ngài những kẻ đau bịnh, khốn khó. Họ đã không làm như thế. Họ "xin" (parakelao, thường được dịch là "cầu") Ngài đi khỏi xứ họ.
3. Đây là sự chống đối Chúa Jêsus lần đầu tiên được ghi lại trong các sách tin lành. Họ không tỏ ra giận dữ hay tức tối, họ đã "sợ hãi" Ngài.
4. Mác 5.18-19 ghi lại một bối cảnh kết thúc trong sự cố nầy.
a. Ít nhất một trong hai người đã được sạch "xin" Chúa Jêsus cho phép được đi theo Ngài. Thật là thú vị dường bao! Cư dân thành phố đã "xin" Chúa Jêsus đi khỏi đó, còn người nầy "xin" đi theo Ngài.
b. Chúa Jêsus phán với ông ta: "Hãy về nhà ngươi, nơi bạn hữu ngươi, mà thuật lại cho họ điều lớn lao thể nào Chúa đã làm cho ngươi..."
IV. Bốn sự kiện sau cùng về ma quỉ và về Chúa Jêsus.
A. Ma quỉ có quyền phép lớn hơn con người.
1. Ma quỉ là các thiên sứ đã sa ngã. Họ vẫn còn có nhiều quyền phép của thể linh thiên sứ.
2. Đaniên 10.13 thuật lại về một thiên sứ được sai đến cùng tiên tri Đaniên, nhưng đã bị chậm trễ trong ba tuần lễ bởi một con quỉ nhiều quyền phép nhất gọi là "vua nước Pherơsơ". Thiên sứ nầy đã bị chậm trễ cho tới chừng Đức Chúa Trời sai một trong các thiên sứ mạnh sức nhứt là Michael đến giúp.
3. Kinh Thánh dạy cho chúng ta biết rằng giống như các thiên sứ, ma quỉ có tri thức, sức lực và quyền phép rất lớn. Đặc biệt họ chuyên ám thị, áp bức và dối gạt loài người.
B. Chúa Jêsus mạnh sức hơn tất cả ma quỉ.
1. Còn nhớ phân đoạn Kinh Thánh không? Chúa Jêsus đánh đuổi một đạo binh, có thể nhiều khoảng 6.000 ma quỉ chỉ với một lời phán thôi! Đấy là quyền phép rất đáng sợ.
2. Nếu quí vị là con cái Đức Chúa Trời đã được cứu, đã được sanh lại, chính Chúa Jêsus nầy đang sống động trong quí vị. Hãy nhớ thể nào ma quỉ đã cúi lạy ở trước mặt Ngài? Chúng có thể không ám vào thân thể của quí vị vì thân thể của quí vị là "đền thờ của Đức Thánh Linh" (I Côrinhtô 6.19). Ma quỉ không thể sống ở nơi Chúa Jêsus ngự được.
3. Mặc dù công việc của ma quỉ dường như rất lớn lao, chúng ta có thể nhớ lời hứa kỳ diệu ở 1 Giăng 4.4: "vì Đấng ở trong các con là lớn hơn kẻ ở trong thế gian".
C. Chúa Jêsus vẫn là Đấng duy nhất Giải Cứu ra khỏi quyền lực của sự tối tăm.
1. Tôi có đọc một quyển sách tuần lễ nầy nói về cách dân sự ở vùng Trung đông thường dùng để đuổi quỉ. Họ thường đánh đập hay hành hại bản thân với hy vọng ma quỉ sẽ bị đuổi đi. Có lúc họ đem chôn sống nữa, với hy vọng ma quỉ sẽ ra khỏi.
2. Không một phương pháp nào trong số nầy giúp cho ai đó được thoải mái ra khỏi bóng tối tăm. Cũng một thể ấy, chẳng một việc gì trong thế gian nầy sẽ cung ứng cho quí vị sự khuây khoả tránh khỏi sự tăm tối trong linh hồn của quí vị. Không phải rượu, ma tuý, tình dục, quyền thế, danh tiếng, tiền bạc, nhà cửa, xe cộ... chỉ có Chúa Jêsus mới làm thoả mãn linh hồn của quí vị mà thôi.
3. Khi quí vị sợ hãi quyền lực của sự tăm tối, hãy thì thầm danh Ngài.
D. Người nào cần Chúa Jêsus nhất muốn Ngài ít nhất.
1. Hãy nhớ cư dân thành phố, họ đã “xin” Chúa Jêsus đi khỏi xứ của họ. Họ đang đứng đối mặt với người đã “xin” được phép đi theo Ngài. Quí vị giống với người nào trong số họ hôm nay?
2. Địa ngục có rất nhiều ma quỉ trong đó. Quí vị có muốn dự phần với chúng trong cõi  đời đời chăng?

***

Bài 31: Mathiơ 8:18-27: "Bạn Muốn Trở Thành Một Môn Đồ..."



MATHIƠ – VUA CÁC VUA
Bạn muốn trở thành một môn đồ...
Mathiơ 8.18-27
1. Hầu hết chúng ta đều dành thì giờ để xem các trận đấu Thế Vận vào mùa hè nầy. Chúng ta cảm động khi xem phần biểu diễn thật dũng mãnh của Kari Strug khi cô vượt qua đội thể dục nữ đoạt huy chương vàng với một chân bị thương. Chúng ta thấy Michael Johnson lập kỳ tích Thế Vận khi thắng cuộc đua cả 200m và 400m. Dan O'Brian đã lội ngược dòng sau khi đội của anh không đạt được huy chương vàng ở Barcelona, giờ đây đã đoạt được  huy chương vàng ở cuộc thi 10 môn thể dục dụng cụ trong năm nay ở Atlanta. Khi tôi xem phần tin tức, tôi mới hay rằng  các vận động viên xuất sắc nầy đều là hạng người bình thường với những đời sống thật bình thường. Một vận động viên là bác sĩ phẫu thuật, vài người là bưu tá viên, và nhiều người khác là nhân viên thư ký, nông dân và sinh viên.
Khi tôi suy nghĩ về sự kiện đó, giống như nhiều người khác, tôi đã lấy làm lạ, trở thành một vận động viên Thế Vận thì phải sống như thế nào!?! Sau hết, tôi thường chạy vòng 800m và nhảy sào. Một khi tôi thực sự chịu khó... Đúng là một giấc mơ. Điều chúng ta bỏ quên khi quan sát những vận động viên như vậy: đó là hầu hết trong số họ đã bắt đầu luyện tập môn thi đấu của họ lâu dài hơn cả bốn năm trời. Phần nhiều trong số họ đã hiến toàn bộ đời sống cho giây phút tối thượng đó khi lá cờ của họ được kéo lên, bài quốc ca của họ được trỗi lên và chiếc huy chương vàng đã được choàng qua cổ của họ.
2. Muốn có hy vọng trở thành một vận động viên thế vận đoạt huy chương vàng, vận động viên phải hoàn toàn dâng mình cho mục tiêu đó. Nếu không cứ cách nào đó người chao đảo, người biết ngay mình sẽ không bao giờ nhận được huy chương. Về một phương thức, những vận động viên thế vận chính là những môn đồ. Trong kỹ nguyên Tân ước, một môn đồ là người tự dâng mình bước theo một đường lối sống hoặc theo một giáo sư nào đó. Từ ngữ “môn đồ” có nghĩa là “người học việc”. Các vận động viên thế vận đã quên đi mọi sự hầu dâng mình cho sự kêu gọi cao cả đó.
3. Trở thành một môn đồ của Đức Chúa Jêsus Christ đòi hỏi cùng sự đầu phục ấy. Phaolô đã nói trong I Côrinhtô 9.24-25: "Anh em há chẳng biết rằng trong cuộc chạy thi nơi trường đua, hết thảy đều chạy, nhưng chỉ một người được thưởng sao? Vậy, anh em hãy chạy cách nào cho được thưởng. Hết thảy những người đua tranh, tự mình chịu lấy mọi sự kiêng kỵ, họ chịu vậy để được mão triều thiên hay hư nát. Nhưng chúng ta chịu vậy để được mão triều thiên không hay hư nát”.
4. Cũng có nhiều người chỉ mong muốn thêm Chúa Jêsus vào trong đời sống của họ, chớ không muốn lập Ngài làm Chúa của đời sống họ. Họ muốn sống giống như họ muốn sống suốt cả tuần và đến ngày Chúa nhựt thì đi nhà thờ. Họ muốn sống theo ý riêng mình và ơn phước của Ngài.
3. Trong phân đoạn Kinh Thánh ngày hôm nay, chúng ta học biết từ Chúa Jêsus rằng địa vị môn đồ, thực sự bước theo Ngài, là rất đắc giá. Chúng ta hãy xét qua bốn đòi hỏi để trở thành một môn đồ của Chúa Jêsus.
I. NẾU BẠN MUỐN TRỞ NÊN MỘT MÔN ĐỒ, BẠN PHẢI BƯỚC THEO CHÚA JÊSUS (câu 18).
A. Chúa Jêsus đang di chuyển qua phía bên kia Biển Galilê (câu 18).
1. Ở chặng đường chức vụ nầy của Chúa Jêsus, thường có những “đoàn dân đông” vây quanh Ngài.
a. Ở 4.25, chúng ta đọc thấy: “Vả lại, từ xứ Galilê, xứ Đêcabôlơ, thành Giêrusalem, xứ Giuđê, cho đến xứ bên kia sông Giôđanh, thiên hạ kéo nhau rất đông mà theo Ngài”.
b. Ở 5.1 Chúa Jêsus "xem thấy đoàn dân đông" khi Ngài đi lên trên núi để giảng bài giảng quan trọng của Ngài. Đây chính là đám đông "lấy đạo Ngài làm lạ” ở 7.28.
c. Khi Chúa Jêsus từ núi xuống, 8.1 cho chúng ta biết “có đoàn dân đông lắm theo Ngài" .
d. Theo 8.16, đêm đó ở thành Cabênaum, toàn bộ thành phố tới đến và Ngài "chữa được hết thảy những người bịnh".
2. Dường như là kỳ quặc đối với chúng ta rằng ngay khi Ngài được lòng dân đã có một cơn sốt cao dấy lên, Chúa Jêsus luôn luôn tránh né khỏi đám đông. Tại sao vậy? Vì số người nầy có ấn tượng với những cái bề ngoài: việc làm ra các phép lạ, sự chữa lành cho những kẻ tật bịnh, cùng những lời nói đầy quyền lực đã chạm đến tấm lòng. Họ đã bất động trước những gì Chúa Jêsus đã làm, chớ không phải vì Ngài là ai. Họ đang nhắm vào những cái ngoại tại, chớ không nhắm vào những điều nội tại, họ nhắm vào thuộc thể chớ không nhắm vào thuộc linh.
3. Chúa Jêsus "truyền qua bờ bên kia". Ngài đang bước lên một chiếc thuyền để đi khỏi đoàn dân đông vì Ngài không muốn có nhiều người nhìn thấy. Ngài muốn ở với các môn đồ. Nếu họ thực sự muốn biết rõ Ngài, họ phải đi theo Ngài.
B. Chúa Jêsus luôn luôn vận hành trong đời sống chúng ta.
1. Đức Chúa Trời không bao giờ trì trệ. Ngài không bao giờ lọt vào một ngõ cụt. Ngài luôn luôn vận hành, luôn luôn làm một việc gì đó thật tươi mới, luôn luôn đi động và vận hành theo một phương thức mới giữa vòng những người mới.
2. Phải, Đức Chúa Trời luôn luôn y như nguyên cũ, đó là sự thật. Chúng ta nói rằng Ngài là bất biến, Ngài không bao giờ thay đổi. Hêbơrơ 13.8 chép: "Đức Chúa Jêsus Christ hôm qua, ngày nay, cho đến  đời đời không hề thay đổi". Cá tính, bổn tánh và sứ điệp của Đức Chúa Trời không bao giờ thay đổi, nhưng công việc của Ngài thì thường hay thay đổi.
C. Bạn không thể ở lại chỗ mình sinh sống rồi bước theo Chúa Jêsus.
1. Hãy suy nghĩ tới hết thảy những con người có đức tin xem, họ đã ra đi khi bước theo Đức Chúa Trời. Ápraham không thể ở lại Urơ xứ Canhđê. Nôê không thể ở lại trong cách sống bình thường của mình mà đóng một chiếc tàu. Môise không thể ở lại trong xứ Mađian mà lãnh đạo dân sự ra khỏi Ai cập được. David không thể ở lại với bầy chiên của mình mà trở thành vua đâu. Phierơ, Anhrê,  Giacơ  và Giăng không thể ở lại với nghề đánh cá của họ mà trở thành môn đồ. Mathiơ không thể ở lại trong căn phòng thu thuế của mình mà trở thành một môn đồ. Phaolô không thể ở lại trong vai trò người Pharisi mà trở thành một môn đồ đâu!
2. Bạn không thể ở lại chỗ mình sinh sống mà trở thành một môn đồ được. Muốn trở thành một môn đồ, bạn phải bỏ lại sau lưng cái gì? Có thể đó sẽ là một thái độ, một thói quen, một sự thiếu kỷ luật, một lối sống, hoặc thậm chí một con người.
3. Chúa Jêsus phán trong Luca 14.33: “Như vậy, nếu ai trong các ngươi không bỏ mọi sự mình có, thì không được làm môn đồ ta”.
II. NẾU BẠN MUỐN TRỞ THÀNH MỘT MÔN ĐỒ, BẠN PHẢI RA KHỎI KHU VỰC AN NHÀN CỦA MÌNH (các câu 19-20).
A. Có một người “muốn trở thành môn đồ” tiếp cận Chúa Jêsus (câu 19).
1. Thứ nhứt, chúng ta biết từ sách Mathiơ rằng ông ta là “một thầy thông giáo”. Thầy thông giáo là giới chức có thẩm quyền trong luật pháp Hêbơrơ và giống như người Pharisi, là hạng người khắc khe trong mọi truyền khẩu về luật pháp. Họ là nhánh học thức cao trong xã hội. Dường như là kỳ lạ khi một cá nhân có học thức cao về tôn giáo như thế dám bỏ hết địa vị của mình và đối diện với sự nhạo báng để đi theo một nhà truyền đạo lưu động không có học thức. Điều nầy giống như một vị giáo sư đại học với bằng cấp Tiến Sĩ dám bỏ đi chức vụ của mình để đi theo một gã thợ mộc thất học vừa đổi thành nhà truyền đạo vậy.
2. Thứ hai, ông ta xưng Chúa Jêsus là "Thầy". Đây là từ Hy lạp didaskalos. Từ nầy có nghĩa là "một vị huấn luyện viên hay thầy". Chữ tương đương ngày nay là tước hiệu "Học giả". Ông ta phải nghe theo Chúa Jêsus. Ông ta phải đem lý trí sắc sảo của mình áp dụng Bài Giảng Trên Núi. Ông ta đã nhìn thấy với con mắt mở thật to lạ lùng khi Chúa Jêsus làm ra hết phép lạ nầy tới phép lạ khác. Ông ta nhìn thấy Chúa Jêsus không có gì khác hơn là “Thầy”. Ông ta đã nói giống như Nicôđem đã nói trong Giăng 3.2: “Thưa thầy, chúng tôi biết thầy là giáo sư từ Đức Chúa Trời đến; vì những phép lạ thầy đã làm đó, nếu Đức Chúa Trời chẳng ở cùng, thì không ai làm được”.
3. Thứ ba, ông ta đã tỏ ra lòng trung thành của mình bằng cách tuyên bố: “Lạy thầy, thầy đi đâu, tôi sẽ theo đó”.  Ông ta đã nhìn thấy Chúa Jêsus bước xuống thuyền và ông ta không muốn Ngài ra đi. Ông ta đã sẵn sàng ra đi ngay khi ấy nữa. Hãy chú ý không một chỗ nào Kinh Thánh nói rằng người nầy không đi theo Chúa Jêsus.
B. Chúa Jêsus đưa ra một đáp ứng thật kỳ lạ (câu 20).
1. Chúa Jêsus không thắc mắc về tính ngay thẳng của người nầy, Ngài chỉ lưu ý ông ta về cái giá của địa vị môn đồ mà thôi. Ngài đã phán: “Con cáo có hang, chim trời có ổ; song Con người không có chỗ mà gối đầu”.
2. Chúa Jêsus, Đấng Tạo Hoá của muôn vật, Vua các vua, Chúa các chúa đã sống trong một tình trạng nghèo khó, vô gia cư sâu sắc nhất. Ở Giăng 7.53 – 8.1, chúng ta đọc: “[Ai nấy đều trở về nhà mình. Đức Chúa Jêsus lên trên núi ôlive”. Trong khi những đoàn dân đông rúc vào giường của họ, Chúa Jêsus đã nằm ngủ dưới các ngôi sao.
3. Chúa Jêsus tự nhận mình là "Con Người" một tước hiệu đã được dùng đầu được tiên trong Đaniên 7.13 và được sử dụng hơn 80 lần trong các sách Tin lành. Từ nầy chỉ ra sự hạ mình của Chúa Jêsus. Dường như đây là từ ngữ Chúa Jêsus rất ưa thích người ta nói tới chính mình Ngài và đánh dấu lý tưởng của Ngài dành cho nhân loại. Một môn đồ chỉ biết nhắm vào tâm linh, chớ không nhắm vào xác thịt.
C. Trở thành một môn đồ đòi hỏi bạn phải di chuyển ra khỏi khu vực an nhàn của mình.
1. Khi di chuyển ra khỏi khu vực an nhàn của bạn có nghĩa là... công khai tuyên xưng Đấng Christ qua lễ báptêm... tham gia một Hội Thánh...gõ vào một cánh cửa và mời người ta đi nhà thờ...chia sẻ chứng cớ mình được cứu với bạn cùng làm việc bên bàn ăn trưa... nhận dạy một lớp học Kinh Thánh... tập dâng phần mười... cầu nguyện trong một tiếng đồng hồ thay vì năm phút...đầu phục đối với chức vụ ...ra hải ngoại trong vai trò giáo sĩ.
2. Ở lại nơi mình sinh sống thì thật là dễ dàng lắm. Một số người trong chúng ta đã không đi đâu trong nhiều năm trời. Nhưng bạn không thể lăn mình đi, cứ ở lại nằm xuống ngủ rồi trở thành một môn đồ. Chúa Jêsus đã phán trong Mathiơ 16.24: “Đức Chúa Jêsus bèn phán cùng môn đồ rằng: Nếu ai muốn theo ta, thì phải liều mình, vác thập tự giá mình mà theo ta”.
III. NẾU BẠN MUỐN TRỞ THÀNH MỘT MÔN ĐỒ, BẠN PHẢI ĐẶT CHÚA JÊSUS Ở ĐẦU HẾT (các câu 21-22).
A. Có một người khác tiếp cận Chúa Jêsus với một lời cầu xin thật kỳ lạ (câu 21).
1. Người nầy là "một môn đồ khác trong số các môn đồ của Ngài". Nói cách khác, không giống như "thầy thông giáo" trong câu 19, người nầy đã thực hiện rồi sự dâng mình để đi theo Chúa Jêsus. Ông ta yêu mến Chúa Jêsus, nhưng còn có sự đầu phục khác nữa.
2. Ông ta nói: “Lạy Chúa, xin Chúa cho phép tôi về chôn cha tôi trước đã". Chúa Jêsus là ưu tiên một, nhưng cha ông ta và cơ nghiệp của ông ta là những tiêu chuẩn cao hơn.
3. Lúc đầu, đối với chúng ta dường như người nầy đang yêu cầu Chúa Jêsus để cho ông ta đến dự một đám tang, nhưng đấy không phải là trường hợp. Trong tất cả khả năng có thể xảy ra, cha ông ta vẫn chưa chết.
4. Trong các xứ thuộc vùng Trung đông, chính trách nhiệm của một người con trai là phải giúp đỡ cha mình trong công việc gia đình cho tới khi người cha qua đời và cơ nghiệp được phân chia ra. Khi cơ nghiệp đã bị mất hay bị giảm sút, nếu người con trai không chu toàn bổn phận vốn có của mình, từ ngữ "chôn cha tôi" thực sự có nghĩa là "lãnh cơ nghiệp của tôi".
5. Người nầy muốn tương giao với Chúa Jêsus, nhưng chúa thật của ông ta chính là sự giàu có của cha ông ta.
B. Chúa Jêsus đã đáp ứng theo một cách thức dường như khá gay gắt (câu 22).
1. Ngài phán: "Hãy theo ta, để kẻ chết chôn kẻ chết". Đây là cách nói ví von. Chúa Jêsus đang nói: "Hãy để cho người thế gian lo liệu mọi sự thuộc về thế gian, còn môn đồ ta thì phải theo ta".
2. Ở một dịp khác, Chúa Jêsus đã phán với các môn đồ Ngài: "Ai yêu cha mẹ hơn ta thì không đáng cho ta; ai yêu con trai hay là con gái hơn ta thì cũng không đáng cho ta” (Mathiơ 10.37).
3. Nói cách khác, nếu bạn muốn trở thành môn đồ của Đức Chúa Jêsus Christ, bạn phải đặt Ngài ở trên hết. Mọi sự và mọi người phải đứng hàng thứ nhì sau Chúa Jêsus. Trở thành một môn đồ không có nghĩa là thêm Chúa Jêsus vào trong đời sống của bạn, mà Chúa Jêsus phải trở thành sự sống của bạn!
            Hudson Taylor là một vị giáo sĩ lỗi lạc, ông đã sáng lập ra Hội Truyền Giáo Nội Địa Trung Hoa, ở đó hàng ngàn người Trung hoa đã đạt tới mức tin theo Đấng Christ. Trong trình tự bước theo tiếng gọi của Đức Chúa Trời đến Trung hoa, Taylor phải lìa bỏ người mẹ goá của mình ở lại một mình bên Anh quốc. Khi ông viết về lần chia tay sau cùng của họ lúc ông xuống tàu qua Đông phương, ông đã nói: "Vì cớ tôi bà đã ngăn lại mọi cảm xúc của mình như có thể được. Chúng tôi chia tay; và bà đã đi dọc theo bờ biển, chúa phước cho tôi! Tôi đứng một mình trên boong tàu, và bà đã dõi theo con tàu khi chúng tôi đang hướng ra hai cánh cửa của nơi đậu tàu. Lúc chúng tôi đi ngang qua hai cánh cửa, và sự phân ly thực sự bắt đầu, tôi không bao giờ quên tiếng kêu đau khổ rung lên từ con tim của một người mẹ. Tiếng kêu ấy đâm thấu vào tôi giống như một con dao vậy. Tôi chưa hề biết đủ trọn như thế cho tới khi đọc câu “Đức Chúa Trời yêu thương thế gian”. Và tôi hoàn toàn biết chắc rằng người mẹ quí báu của mình đã học biết nhiều về tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho người bị hư mất trong giờ đó hơn bất cứ điều chi khác trong đời sống bà trước đó".
4. Đức Chúa Cha “yêu thương” chúng ta đến nỗi Ngài đã ban mạng sống của Con Ngài. Chúa Jêsus "yêu thương" chúng ta nhiều đến nỗi Ngài "tự hạ mình xuống cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự". Làm sao chúng ta có thể ích kỷ đặt bất cứ điều chi khác hay bất cứ ai khác hơn ở trên trước Ngài?
5. Trong một câu chuyện tương tự, Chúa Jêsus đã phán trong Luca 9.62: "Ai đã tra tay cầm cày, còn ngó lại đằng sau, thì không xứng đáng với nước Đức Chúa Trời”.
IV. NẾU BẠN MUỐN TRỞ THÀNH MỘT MÔN ĐỒ, BẠN PHẢI BƯỚC VÀO CƠN BÃO (các câu 23-27).
A. Chúa Jêsus đã đặt các môn đồ vào giữa cơn bão lớn (các câu 23-24).
1. Chúng ta biết từ câu 18 rằng vì cớ "đoàn dân đông" Chúa Jêsus đã sửa soạn băng ngang qua Biển Galilê. Trong khi Ngài đang sửa soạn cho chuyến hành trình ngắn ngủi nầy, có hai người đã đến gần Ngài.
2. Đúng thời điểm nầy, Chúa Jêsus "xuống thuyền""các môn đồ theo Ngài". Mác 4.36 chép: "cũng có các thuyền khác cùng đi nữa". Đúng là một bối cảnh thanh bình! Khi mặt trời chiếu sáng trên vai họ, họ đã cho thuyền đi chuyến hành trình 8 dặm băng ngang qua Biển Galilê.
3. Bối cảnh ấy tan vỡ đi trong câu 24. Câu Kinh Thánh chép: "thình lình" hay "mau chóng, bất ngờ" "biển nỗi bão lớn". Từ Hy lạp nói tới "bão lớn"seismos từ đó chúng ta có từ seismic seismograph khi nhắc tới động đất.
4. "Sóng dậy phủ thuyền". Hãy tưởng tượng sàn thuyền nghiêng ngã, cơn mưa đổ xuống thành từng mãng lớn, nước phủ lên chiếc thuyền nhỏ dường như muốn nhận chìm nó.
5. Khi ấy họ mới chú ý và thấy Chúa Jêsus "đương ngủ". Đây là cái nhìn đáng nhớ vào sự hoá thân thành nhục thể của Ngài. Ngài không giả vờ đâu. Ngài đã ngủ. Là Đức Chúa Trời, Ngài điều khiển từng cấu trúc phân tử của từng giọt nước. Cơn bão thuộc về Ngài. Là con người, Ngài đã ngủ một giấc ngủ của sự mệt mỏi.
6. Bạn có nhìn thấy rõ mục đích chưa? Chúa Jêsus đã đặt họ vào trong cơn bão. Ngài biết rõ khi Ngài ra lịnh cho các môn đồ phải xuống thuyền để cho họ sẽ đối mặt với cơn bão nầy. Ngài đưa họ vào một cơn bão nằm ngoài khả năng khống chế của họ.
B. Chúa Jêsus quở bão yên lặng và dạy dỗ các môn đồ (các câu 25-27).
1. Những người nầy không phải là thiếu kinh nghiệm đâu! Họ là những ngư phủ chuyên nghiệp từng đối diện với nhiều cơn bão. Trận bão nầy còn tệ hại hơn bất cứ trận bão nào mà họ đã nhìn thấy vì họ "đã đánh thức" Chúa Jêsus và nói: "Lạy Chúa, xin cứu chúng tôi với, chúng tôi hầu chết!"
2. Mác 4.38 chép rằng họ cũng nói: "Thầy ôi, thầy không lo chúng ta chết sao?" Bạn từng có mặt ở đó chưa? Bạn có từng nói với Chúa Jêsus: "Sao Ngài không lo liệu cho con?"
3. Tất nhiên là Chúa Jêsus có lo liệu rồi đó! Duy Ngài không hề sợ hãi mà thôi. Mọi sự thiên đàng đang nhắm vào là chiếc thuyền nhỏ đó. Chúa Jêsus vốn biết rõ từng giọt nước trong, dưới và trên chiếc thuyền ấy.
4. Chúa Jêsus đã nhìn thẳng vào họ khi họ kêu la lúc gặp bão: "Hỡi kẻ ít đức tin kia, cớ sao các ngươi sợ?" Khi bạn suy gẫm về câu chuyện nầy, tại sao họ đã có lòng sợ hãi như vậy chứ? Họ đang đối mặt với cơn bão dữ dằn nhất mà họ từng trông thấy. Chiếc thuyền của họ sắp sửa bị chìm. Họ đã kiệt sức không còn có khả năng hy vọng nữa. Nhưng họ đã có Chúa Jêsus ở trên thuyền với họ, và sự hiện diện của Ngài loại bỏ từng trở ngại một!
5. Chúa Jêsus "bèn đứng dậy" và Ngài "quở gió và biển". Mác 4.39 chép lại mạng lịnh của Ngài: "Hãy êm đi, lặng đi!" Đúng ra, câu nầy phải đọc là: "Hãy im miệng đi".
6. Theo lời phán của Ngài: "thì liền yên lặng như tờ". Cơn mưa thôi không đổ xuống nữa. Ngọn gió thôi không còn thổi nữa. Những lượn sóng biển thôi không ùa tới nữa. Biển trở phẳng lặng như một tấm gương. Âm thanh duy nhất là những giọt nước rơi xuống từ  những cánh buồm đã bị xé rách kia.
7. Các môn đồ không còn nhớ được sứ điệp. Hãy chú ý câu 27 là họ đã "lấy làm lạ". Nói như vầy có nghĩa là "ngắm nhìn với sự lạ lùng". Họ đã hỏi nhau: "Người nầy là ai [đây là hạng người gì…], mà gió và biển đều vâng lịnh người?"
8. Bạn có nhìn thấy mục đích chưa? Chúa Jêsus đã đặt họ vào trong cơn bão, nhưng Chúa Jêsus đã có mặt trong cơn bão cùng với họ!
C. Chúng ta hãy tiếp thu bốn bài học từ cơn bão.
1. Bão tố là chắc chắn. Dù bạn là người tin Chúa hay là người chưa tin Chúa, là môn đồ hay là người đứng quan sát, bạn sẽ đối diện với nhiều cơn bão. Có thể đó là sự chết, bịnh tật, tai nạn, ly dị, thất nghiệp, mất mát bạn bè...
2. Bão tố đến thình lình. Hãy lưu ý một lần nữa từ ngữ "thình lình" trong câu 24. Bão tố dường như đến ngay lúc chúng ta ít mong đợi nhất. Vì thế chúng ta thường xuyên trải qua cuộc sống với cảm giác an ninh cho tới chừng bão tố ụp đến.
3. Bão tố rất khắc nghiệt. Chúng sẽ tàn phá đến độ chúng ta sẽ thắc mắc "Bộ Chúa Jêsus không còn lo liệu nữa sao?" Tất nhiên là Ngài đang quan phòng đấy. Ngài để cho chúng ta đối mặt với bão tố hầu cho chúng ta sẽ học biết đặt để mọi hy vọng, mọi sự tin cậy và toàn bộ sự sống của chúng ta vào Ngài!
4. Bão tố thần phục Cứu Chúa. Dù bạn đối diện với loại bão tố nào, đừng quên rằng Chúa Jêsus đang ở với bạn. Đừng sợ hãi bão tố, mà hãy đến gần Cứu Chúa.

***