Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

Bài 70: Mathiơ 19:1-12: "Chúa Jêsus Về Vấn Đề Ly Dị"


MATHIƠ – VUA CÁC VUA
Chúa Jêsus về vấn đề ly dị
Mathiơ 19:1-12
1. Ly dị trong xã hội chúng ta không còn là một nan đề chính nữa. Văn phòng thống kê dân số của nước Mỹ đưa ra báo cáo nầy.
· Năm 1920 cứ 7 cuộc hôn nhân có 1 cuộc ly dị.
· Năm 1940 cứ 6 cuộc hôn nhân có 1 cuộc ly dị.
· Năm 1960 cứ 4 cuộc hôn nhân có 1 cuộc ly dị.
· Năm 1972 cứ 3 cuộc hôn nhân có 1 cuộc ly dị.
· Năm 1985 cứ 2 cuộc hôn nhân có 1 cuộc ly dị.
Bằng chứng thống kê mới nhất cho thấy rằng hơn 50% các cuộc hôn nhân hiện nay đang kết thúc trong ly dị. Tất nhiên những người đã ly dị và đã tái hôn hơn 65% trong số họ sẽ lại ly dị nữa. Mỗi năm hơn 1 triệu cuộc ly dị đang nộp hồ sơ ở nước Mỹ. Như vậy có ít nhất 2 triệu người lớn và vài triệu trẻ em bị ảnh hưởng trực tiếp. Thậm chí có những cặp vợ chồng Cơ đốc đang ly dị ở một cấp độ đáng phải báo động.
2. Khi một cuộc hôn nhân kết thúc trong ly dị, mọi người đều bị tổn thương. Có người từng nói rất khôn khéo: "Có hai việc làm không nên vội vã, là ướp xác chết và ly dị". Không có ai ở đây từng bị đau khổ dù là trong cuộc hôn nhân của mình, của cha mẹ, của anh chị em ruột, của con cái hay ai đó đang sống gần quí vị. Thậm chí giữa vòng các đôi vợ chồng Cơ đốc.
3. Ly dị và tái hôn thường nằm ở một trong bốn điều kiện cơ bản:
· Thứ nhứt, có người nói ly dị và tái hôn không được phép dưới bất kỳ hoàn cảnh nào.
· Thứ hai, nhiều người khác cho rằng ly dị được phép dưới bất kỳ hoàn cảnh nào, còn tái hôn thì không được phép.
· Thứ ba, nhiều người cho rằng ly dị và tái hôn phải được phép trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
· Sau cùng, có người nói ly dị và tái hôn cả hai đều được phép có giới hạn dưới từng hoàn cảnh.
4. Có lẽ chúng ta cả thảy đều có một quan điểm, nhưng rồi các quan điểm của chúng ta đều không thực sự quan trọng. Thắc mắc chúng ta cần phải đưa ra là “Chúa Jêsus nói gì về ly dị và tái hôn?”
5. Khi chúng ta tiếp tục phần nghiên cứu về sách Mathiơ, chương 19 cung ứng cho chúng ta quan điểm của Đức Chúa Trời về ly dị và tái hôn trực tiếp từ môi miệng của Chúa Jêsus.
I. Hôn nhân là chương trình của Đức Chúa Trời (các câu 1-6).
A. Theo Kinh Thánh (các câu 1-2).
1. Chúa Jêsus đang thi hành chức vụ trong xứ Galilê và Miền Bắc xứ Palestine trong gần hai năm trời. Trong mấy tháng sau cùng, phần lớn sự dạy dỗ của Ngài đều được dành tiêng cho các môn đồ. Câu 1 chép: "Đức Chúa Jêsus phán lời ấy xong rồi".
2. Tại điểm nầy "Ngài từ xứ Ga-li-lê mà đi đến bờ cõi xứ Giu-đê, bên kia sông Giô-đanh". Khu vực nầy ai cũng biết là xứ Bêrê. Chúa Jêsus đã nói cho các môn đồ biết rằng: "mình phải đi đến thành Jerusalem, phải chịu tại đó nhiều  sự khốn khổ bởi những người trưởng lão, thầy tế lễ cả, cùng thầy thông giáo, và phải bị giết, đến ngày thứ ba phải sống lại" (Mathiơ 16:21). Giờ đây Ngài đang bước đi trên con đường đó.
3. Trong suốt khoảng thời gian nầy "có nhiều đoàn dân đông theo Ngài và Ngài chữa lành các kẻ bịnh ở đó". Hãy tưởng tượng hàng trăm hàng ngàn người đang kéo đến để rờ đụng vào quyền phép và lòng thương xót của Ngài.
B. Thắc mắc của người Pharisi (câu 3).
1. Người Pharisi thù ghét Chúa Jêsus. 12:14 chép: "Những người Pha-ri-si đi ra ngoài rồi, bàn với nhau, lập mưu đặng giết Ngài". Không nghi ngờ chi nữa, trong khi Ngài phục vụ cho đám dân đông, họ "đến gần để thử Ngài". Họ muốn làm cho Ngài bị mất mặt trước dân chúng để dễ dàng giết Ngài hơn.
2. Họ đã có một thắc mắc được cân nhắc rất kỹ lưỡng: "Không cứ vì cớ gì người ta có phép để vợ mình chăng?" Họ muốn đặt Ngài vào chỗ nghịch lại với luật pháp của Môise.
3. Thế thì ly dị giờ đây là một đề tài nóng bỏng. Trong một xã hội mà phụ nữ bị đối đãi như một phần tài sản, người Pharisi tin vào một cuộc ly dị dễ dàng hay "không vì cớ gì". Rabi Hillel, một người đồng thời với Chúa Jêsus dạy rằng người nam có quyền ly dị vợ mình nếu nàng đã làm một điều chi đó không đẹp lòng chàng. Rabi Akiba khẳng định quyền ấy được áp dụng nếu người chồng tìm được một người nữ xinh đẹp hơn.
4. Ở chỗ khác, Rabi Shammai đã lãnh đạo một nhóm khác, nhỏ hơn nhưng có nhiều vị giáo sư trong đó, họ nói rằng ly dị là không được phép. Như chúng ta đã tiếp thu, cả hai ý kiến nầy đều không tùy theo Kinh Thánh.
5. Người Pharisi vốn biết rõ Chúa Jêsus đã cảm nhận thể nào về ly dị rồi. Ngài đã phán trong Mathiơ 5:32: "Song ta phán cùng các ngươi: Nếu người nào để vợ mà không phải vì cớ ngoại tình, thì người ấy làm cho vợ mình ra người tà dâm; lại nếu người nào cưới đàn bà bị để, thì cũng phạm tội tà dâm".
6. Họ muốn cho người ta thấy Chúa Jêsus có tâm ý hẹp hòi, cố chấp và bị mất mặt trước đoàn dân đông.
7. Một yếu tố khác, ấy là Giăng Báptít đã bị bỏ tù vì đã xét đoán Vua chư hầu Hêrốt và việc ông tái hôn tại cùng khu vực xứ Bêrê ấy.
C. Sự dạy của Chúa (câu 3).
1. Chúa Jêsus không đưa ra một câu trả lời đúng hoặc không trả lời. Thay vì thế Ngài xây qua phía Kinh Thánh. Đúng là một tấm gương! Tôi cũng được phước khi thấy Chúa Jêsus rao giảng có quyền phép từ 11 chương đầu tiên của sách Sáng thế ký!
2. Ngài hỏi với tính cách châm biếm: "Các ngươi há chưa đọc…?" Các ngươi há chưa đọc sách Sáng thế ký chăng? Các ngươi há chưa nghiên cứu Lời của Đức Chúa Trời ư? Khi ấy Ngài trưng dẫn Sáng thế ký1.27 & 2.24, những câu nói cốt lõi nói về ý định của Đức Chúa Trời cho vấn đề hôn nhân. Trong các câu 4-6, chúng ta hãy để ý bốn lý do tại sao ly dị không nằm trong chương trình của Đức Chúa Trời.
· Thứ nhứt, Đức Chúa Trời phối hiệp những người nam người nữ đặc biệt với nhau trong hôn nhân. Chúa Jêsus phán rằng Đức Chúa Trời "hồi ban đầu" đã dựng nên họ thành "người nam người nữ". Một cách dịch sát nghĩa như sau "một người nam một người nữ". Đức Chúa Trời không dựng nên một nhóm người nam và một nhóm người nữ để cho chúng ta chọn lựa. Ngài không dự định làm cho chúng ta ra dư thừa và chọn lựa. Ngài dựng nên chúng ta cho mỗi cá nhân với nhau. Rõ ràng là chỉ có một người nam và một người nữ vào lúc ban đầu, vì vậy không có việc chọn tìm kiếm một người khác. Tôi tin Đức Chúa Trời đã dựng nên vợ tôi để cho tôi. Tôi tin Ngài đã dựng nên những người đờn ông cho các cô con gái của tôi.
· Thứ hai, Đức Chúa Trời tác thành những cặp vợ chồng trong hôn nhân. Chúa Jêsus phán: "Vì cớ đó người nam sẽ lìa cha mẹ, mà dính díu với vợ mình". Từ ngữ Hy bá lai ở đàng sau "tác thành" được sử dụng để giới thiệu các món đồ dính chặt lại với nhau. Từ ngữ nầy mô tả sự ước ao của Rutơ muốn ở lại với Naômi và Israel đang nắm chặt lấy các lời giáo huấn của Đức Giêhôva. Là những cặp hôn phối, chúng ta cần phải lìa khỏi quyền lực của cha mẹ mình rồi trở nên một tâm trí, một linh hồn và một tâm linh.
· Thứ ba, Đức Chúa Trời ấn định hôn nhân cho sự hiệp một. Chúa Jêsus phán: "Hai người sẽ trở nên một thịt". Những người làm chồng, làm vợ phải hiệp với nhau theo phần xác thể (I Côrinhtô 7:2-5). Đức Chúa Trời đã ấn định những người làm chồng, làm vợ phải trở nên một thịt với nhau vì chúng ta vốn là bất toàn. Con cái là phần biểu lộ trọn vẹn sự hiệp một của chúng ta.
· Thứ tư, Đức Chúa Trời đã dựng nên từng cuộc hôn nhân. Chúa Jêsus phán: "Vậy, loài người không nên phân rẽ những kẻ mà Đức Chúa Trời đã phối hiệp!" Theo một ý nghĩa, mỗi cuộc hôn nhân, dù là Cơ đốc nhân hay không phải Cơ đốc nhân đều là một ơn phước đến từ Đức Chúa Trời. Châm ngôn 18:22 chép: "Ai tìm được một người vợ, tức tìm được một điều phước. Và hưởng được ân điển của Đức Giê-hô-va". Châm ngôn 19:14 chép: "Nhà cửa và tài sản là cơ nghiệp của tổ phụ để lại; Còn một người vợ khôn ngoan do nơi Đức Giê-hô-va mà đến". Một cuộc hôn nhân là một sự sáng tạo của Đức Chúa Trời. Ly dị là một sự huỷ diệt của con người.
II. Ly dị là sự nhượng bộ của Đức Chúa Trời (các câu 7-9).
A. Sự bài bác của người Pharisi (câu 7).
1. Giống như hết thảy các tín đồ giả mạo, người Pharisi không ưa thích việc tuân giữ các điều răn của Đức Chúa Trời. Họ đang tìm kiếm những kẻ hở của luật pháp để bào chữa cho tội lỗi của họ.
2. Nếu mọi điều Chúa Jêsus đã phán là thực, họ muốn biết lý do tại sao trong luật pháp Môise đã đưa ra một "tờ để" đặng "để vợ đi". Thắc mắc nầy đặt cơ sở trên sự lý giải mà họ đã vặn cong Phục truyền luật lệ ký 24:1-4. Khi quí vị đọc tiểu đoạn Kinh Thánh nầy quí vị sẽ không hề thấy một "mạng lịnh" nào cho phép ly dị mà là một sự nhượng bộ vì "một sự ô uế" hay tội lỗi. Tà dâm bị trừng phạt bởi sự chết. Tìng trạng "ô uế" có ý nói tới sự dâm dục.
B. Đáp ứng của Chúa (các câu 8-9).
1. Chúa Jêsus làm sáng tỏ phần bàn cãi bằng cách nói "Môise…cho phép để vợ". Ông không ra lịnh, mà "cho phép" bằng cách nhượng bộ "vì lòng các ngươi cứng cỏi".
2. "Lòng các ngươi cứng cỏi" có ý nói tới một người bạn đời đã vi phạm vào một sự phi luân về tình dục lâu dài mà chẳng ăn năn. Câu nói đó cũng có ý nói tới tấm lòng không biết tha thứ của một người bạn đời vô tội kia.
3. Chúa Jêsus phán: "Lúc ban đầu không có như vậy đâu". Hôn nhân là chương trình của Đức Chúa Trời, còn ly dị chỉ là sự nhượng bộ của Ngài mà thôi. Hầu hết những cuộc ly dị đều giống với việc cắt đứt bàn tay của quí vị khi quí vị bị dơ ngón tay của mình vậy!
            Cách đây nhiều năm, Deb và tôi mua một ngôi nhà ở khu vực Dallas có hồ bơi trong sân sau. Ngôi nhà bị bỏ trống không suốt mùa đông và hồ bơi bị thứ chất nhờn màu xanh lá cây bao phủ. Chúng tôi đã cho rút hết chất lỏng nhờn ấy rồi cọ rửa lại hồ bơi cho sạch sẽ. Chúng tôi đã cho đầy nước sạch vào, thêm hoá chất vào. Chúng tôi chịu khó chờ đợi để tắm trong hồ bơi đó. Tuy nhiên, trong một vài ngày nước sạch của chúng tôi chứa ở đó lại ngả màu xanh lá cây! Chúng tôi không thêm vào đủ hoặc pha trộn đúng mức các thứ hoá chất để giết đi loài tảo! Không một đôi vợ chồng nào dự tính để cho cuộc hôn nhân của họ phải đổi ra tồi tệ cả. Câu trả lời không phải là chịu thua thiệt trong cuộc sống hôn nhân, mà là thêm vào các thứ hoá chất đầy sự dạy và quyền lãnh đạo của Kinh Thánh!
4. Trong câu 9, Chúa Jêsus đưa ra một sự xưng công bình theo Kinh Thánh về vấn đề ly dị: đó là "ngoại tình". Từ ngữ Hy lạp là pornia từ đó chúng ta mới có từ “khiêu dâm” (pornography). Rõ ràng ý nghĩa ở đây là sinh hoạt tình dục trái lẽ ngoài cuộc hôn nhân.
5. Câu 9 chép ly dị với bất cứ lý do nào khác gây ra thêm nhiều sự tà dâm nữa. Điều nầy cũng bảo hộ cho phía vô tội.
III. Độc thân là sự ban cho của Đức Chúa Trời (các câu 10-12).
A. Mác 10:10 đề xuất rằng người Pharisi đã bỏ đi ngay lúc nầy và Chúa Jêsus bước vào một ngôi nhà cùng với các môn đồ để sinh hoạt riêng. Chắc chắn là họ đã nhìn biết rằng theo ý chỉ của Đức Chúa Trời, hôn nhân chỉ có thể kết thúc bằng sự chết hoặc bằng ly dị vì cớ sự tà dâm và có khi tà dâm không buộc phải ly dị.
B. Vì cớ nhận định về ly dị rất phổ thông trong lý trí của các môn đồ, họ kết thúc: "nếu phận người nam phải xử với vợ mình như vậy thì thà không cưới vợ là hơn".
C. Giống như nhiều người ngày nay, những người Do thái trong thế kỷ đầu tiên đã nhìn thấy hôn nhân là một cách để trả thù lao cho tình dục luyến ái, để sinh sản con cái và chia sẻ các trách nhiệm lẫn nhau. Một vài người nhìn xem hôn nhân là sự hiệp một.
D. Chiếu theo phần kết luận của các môn đồ, Chúa Jêsus phán rằng: "Chẳng phải mọi người đều có thể lãnh được lời nầy, chỉ người sẵn có ban cho như vậy mà thôi". Tất nhiên Ngài đang đề cập tới tình trạng sống độc thân. Dường như Phaolô đề nghị trong I Côrinhtô 7:7 rằng độc thân là một ân tứ.
E. Ngài phán rằng có người "hoạn [những người bị thiến] từ trong lòng mẹ". Họ ra đời với những dị tật bẩm sinh không có khả năng về tình dục.
F. Những người khác thì "hoạn vì tay người ta". Thường thì tôi tớ và lính canh hậu cung của các vì vua đều bị thiến để cất bỏ sự ham mến về phụ nữ cũng như tính nóng của họ.
G. Những người khác nữa "tự làm nên hoạn vì cớ nước thiên đàng". Kinh Thánh không tha thứ cho người tự cắt bỏ thịt mình. Thay vì thế Chúa Jêsus có ý nói rằng có người là "hoạn về mặt thuộc linh". Họ tình nguyện sống một đời sống độc thân để hầu việc Đức Chúa Trời. Phaolô đã có ân tứ nầy. Chúa Jêsus phán: "Người nào lãnh nổi lời ấy thì hãy lãnh lấy".
IV. Những thắc mắc và giải đáp về ly dị và tái hôn.
A. Thắc mắc #1. Nếu phi luân về tình dục là nền tảng theo Kinh Thánh để ly dị, Kinh Thánh nói gì về tái hôn? Chúng ta hãy lưu ý ba lý do theo Kinh Thánh cho tái hôn.
1. Thứ nhứt là phi luân về tình dục của một người bạn đời không ăn năn (câu 9). (Pornia) Ngoại tình có ý nói tới một cung cách sống, không phải là sự cố xảy ra có một lần. Một Cơ đốc nhân phải bằng lòng tha thứ cho người bạn đời thậm chí về tội tà dâm nếu người thành thực ăn năn (xem 18:21-23). Chúa Jêsus đã tha thứ cho chúng ta về mọi sự. Sách Ôsê trong Cựu ước là hình ảnh của Đức Chúa Trời về ân sũng và sự tha thứ của Ngài đối với tội tà dâm của dân Israel. Mặt khác, Đức Chúa Trời không muốn trừng phạt người bạn đời vô tội do có một đời sống khắc nghiệt và cô đơn.
2. Thứ hai là sự ruồng bỏ một người bạn đời tin Chúa bởi một người không tin Chúa. Chúng ta hãy đọc I Côrinhtô 7:12-15. Người tín đồ trung tín không ở "dưới vòng nô lệ" trong các trường hợp như thế. Một lần nữa, Đức Chúa Trời không muốn hình phạt người bạn đời có lòng vâng phục.
3. Thứ ba là ly dị đã diễn ra trước khi được cứu. II Côrinhtô 5:17 chép: "Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới". Đức Chúa Trời cất bỏ MỌI sự cũ! Ngài không còn nhớ đến tội lỗi nữa!
B. Thắc mắc #2. Một cuộc ly dị không theo Kinh Thánh có thể được tha thứ không? Được, đây là hai lý do tại sao.
1. Thứ nhứt, ly dị không phải là tội không thể tha thứ. Vô tín là tội lỗi duy nhứt Đức Chúa Trời không thể và sẽ không tha thứ. Người ta không "sống trong tình trạng tà dâm". Họ đã phạm tội tà dâm. Tôi đã nhìn thấy các cấp lãnh đạo Hội Thánh ca ngợi ân điển của Đức Chúa Trời khi họ nhớ lại họ từng là thành viên của các băng du đảng, nghiện ma tuý, giết người sau khi họ được cứu. Tôi đã nhìn thấy cũng chính các cấp lãnh đạo đó từ chối không sử dụng những người đã ly dị. Tôi cho rằng bản thân họ đều phạm tội “tà dâm ở trong lòng” Chúa Jêsus phán vậy ở Mathiơ 5:28.
2. Thứ hai, ân sũng của Đức Chúa Trời tha thứ và thanh tẩy chúng ta khỏi MỌI tội của chúng ta. Rôma 8:1 chép: "Cho nên hiện nay chẳng còn có sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Đức Chúa Jêsus Christ". I Giăng 1.9 chép: "Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác".
C. Thắc mắc #3. Có phải những kẻ đã ly dị và tái hôn dưới hoàn cảnh không theo Kinh Thánh đang sống trong tình trạng tà dâm chăng? Không, họ đã phạm tội tà dâm. Vua David đã phạm tội tà dâm với Bátsêba nhưng Đức Chúa Trời đã tha thứ cho ông. Dù sự hội hiệp của họ mới có Solomon là người đã nối ngôi David làm Vua là đã có mặt trong gia phổ vương giả của Đấng Christ. David đã được tha thứ, nhưng đã sống với mọi hậu quả của tội lỗi mình (Galati 6.7).
D. Thắc mắc #4. Sao chúng ta phải ly dị chứ – Hãy minh chứng cuộc hôn nhân của quí vị đi?
1. Hãy cất bỏ chữ "ly dị" ra khỏi quyển tự điển hôn nhân của quí vị đi.
2. Hãy giải quyết cơn giận (Êphêsô 4.26).
3. Hãy gieo ra sự thân mật (chạm đến, ôm hôn, gây dựng).
4. Hãy thực hành sự vô kỷ chớ đừng làm ra sự ích kỷ.
5. Hãy thể hiện ra cái tôi có giá trị, chớ đừng lộ ra cái tôi vô giá trị.
6. Hãy học tha thứ.
***


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét