Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

Bài 56: Mathiơ 14:22-33: "Bằng Chứng Trong Một Cơn Bão Nghi Ngờ"




MATHIƠ  –  VUA CÁC VUA

Bằng chứng

trong một cơn bão nghi ngờ

Mathiơ 14:22-33
1. Max Lucado viết: “Có những trận bão tuyết. Có những trận mưa đá. Có những cơn mưa giông. Và có những trận bão nghi ngờ. Thường thì có từng trận bão nghi ngờ cuốn vào đời sống tôi, đem theo với nó là những cơn gió mạnh nhiều thắc mắc và các trận gió sợ hãi mạnh cấp 10. Và, không bao lâu sau khi nó đến, một tia sáng chiếu qua nó. Đôi khi giông bão đến sau phần tin tức buổi tối. Một vài đêm tôi lấy làm lạ khi biết tại sao tôi lại trông ngóng nó.  Một vài đêm giông gió nhiều… Đôi khi tôi lấy làm lạ “Không biết sao thế giới của chúng ta lại hỗn độn đến thế?” Đôi lúc giông bão đến khi tôi đang làm việc. Hết chuyện nầy đến chuyện khác trong các gia đình sẽ không chữa lành và nhiều tấm lòng không hề tan vỡ. Luôn luôn có những thứ đáng khao khát hơn đồ ăn. Có nhiều nhu cầu còn cần hơn là tiền bạc. Có nhiều thắc mắc hơn là câu trả lời. Vào những ngày Chúa nhật, tôi đứng trước một Hội thánh với bố cục gồm ba điểm trong tay và một lời cầu nguyện trên môi miệng mình. Tôi làm hết sức mình để nói ra điều sẽ thuyết phục một người lạ rằng một Đức Chúa Trời không thấy được bằng mắt thường vẫn còn lắng nghe” (In the Eye of the Storm [Trong con mắt bão], p.125).
2. Trong phân đoạn Kinh Thánh quan trọng nầy, chúng ta thấy các môn đồ đang ở trong sự thương xót của một trận bão biển và một cơn bão nghi ngờ. Tuy nhiên, ở giữa nỗi sợ hãi và nghi ngờ của họ, Chúa Jêsus đang minh chứng một lần đủ cả cho họ thấy về lai lịch thiêng liêng của Ngài. Câu 33 là đỉnh cao của câu chuyện. Sau một đêm giông bão, họ kiếm được đức tin mới và công bố: "Thầy thật là Con của Đức Chúa Trời". Điều nầy dường như chẳng có gì là bất thường đối với chúng ta, song hãy nhớ, đây là lần đầu tiên 12 người đồng tuyên bố Chúa Jêsus chính là Con Đức Chúa Trời.
3. Nếu quí vị đang ở giữa một trận bão nghi ngờ, nếu quí vị đang ở giữa một cơn khủng hoảng đức tin, tôi nguyện rằng Thánh Linh của Đức Chúa Trời sẽ dạy dỗ quí vị từ Lời của Đức Chúa Trời để tin cậy vào quyền phép chấm dứt giông bão của Con Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy xem xét 5 bằng chứng về lai lịch của Chúa Jêsus.

I. Bằng chứng về uy quyền của Chúa Jêsus (các câu 22-23).

A. Chúa Jêsus có quyền sai phái các môn đồ (câu 22a).
1. Tuần rồi chúng ta đã học biết thể nào Chúa Jêsus đã cho đoàn dân đông ước chừng "năm ngàn, không kể đờn bà, con nít" ăn. Chúng ta có thể lượng chắc với số "đờn bà và con nít" đám đông đó có ít nhất là 15.000 người.
2. Giăng nói cho chúng ta biết rằng họ đã xem Ngài là Đấng Mêsi và "họ có ý ép Ngài để tôn làm vua" (Giăng 6.15). Để ngăn cản điều đó không xảy ra, "Ngài bèn lui ở một mình trên núi". Khi ấy, chưa đến lúc để cho Ngài làm vua.
3. Các môn đồ, không nghi ngờ chi nữa, họ rất phấn khích bởi lòng mong mỏi của đám dân đông. Sau cùng Chúa Jêsus đã được công nhận cách công khai. Giờ đây Ngài sẽ thiết lập vương quốc của Ngài. Giờ đây Ngài sẽ lãnh đạo đám đông nầy gạt bỏ sự áp bức của người La mã. Bây giờ là cơ hội thuận tiện đến nắm lấy Nước! Tôi e rằng cũng có một số người nghĩ tới các địa vị cao trọng mà không bao lâu nữa họ sẽ được hưởng.
4. Sau khi nhận biết mọi tư tưởng của họ và ảnh hưởng của đám dân đông, "Ngài liền hối môn đồ xuống thuyền, qua trước bờ bên kia". Họ dễ bị tác động trước các kế hoạch thiên về chính trị của dân chúng và Chúa Jêsus muốn họ sớm rời khỏi nơi đó.
5. "Bờ bên kia" chỉ là một chuyến đi ngắn băng ngang đỉnh phía Bắc của Biển Galilê. Họ tưởng Ngài sẽ đi bộ quanh bờ biển và không bao lâu nữa sẽ gặp lại họ.
6. Rõ ràng là họ không muốn rời khỏi Chúa Jêsus. Sự thật cho thấy rằng Ngài đã "hối" [sát nghĩa là "thúc giục mạnh mẽ] họ "xuống thuyền" chứng thực cho điều nầy. Họ không muốn rời khỏi Chúa Jêsus. Họ cảm thấy lạc lỏng và dễ bị nguy hiểm nếu như không có Ngài, giống như một đứa trẻ ở xa cách bố mẹ của nó vậy.
7. Tuy nhiên, họ đã tin cậy vào UY QUYỀN của Chúa Jêsus. Khi Ngài bảo họ phải ra đi, thì họ bèn đi.
B. Chúa Jêsus có quyền sai phái đoàn dân đông (các câu 22b-23a).
1. Mặc dù đoàn dân đông đã tìm cách tôn Chúa Jêsus làm vua, họ không thể tôn Ngài làm vua ngược lại với ý chỉ của Ngài được. Đặc biệt hãy chú ý "Ngài đang truyền cho dân chúng tan đi". Khi Ngài hối các môn đồ xuống thuyền dong buồm băng ngang qua hồ, Ngài đã truyền cho "dân chúng" tan đi.
2. Mới đây tôi có học biết về cách chế ngự đám đông ở Trường Cảnh Sát. Tôi có thể nói cho quí vị biết, quí vị rất khó chế ngự 100 người, phương chi là 5.000 hay 15.000 người.
3. Chúa Jêsus hoàn toàn có uy quyền trên số người nầy. Làm cho đám đông tan đi không là vấn đề gì đối với Ngài, là Đấng có quyền đuổi cả một đạo binh ma quỉ. Làm cho đám đông tan đi chỉ là những quả cà chua nhỏ đối với Đấng sẽ trục xuất Satan vào hồ lửa cho đến đời đời.
C. Chúa Jêsus có quyền đánh đuổi Satan (câu 23b).
1. Sự cám dỗ của Chúa Jêsus không bắt đầu cũng không kết thúc trong đồng vắng trước khi Ngài bắt đầu thi hành chức vụ của Ngài. Luca 4.13 chép ma quỉ "bèn tạm lìa Ngài". Không nghi ngờ chi nữa Ngài đã bị cám dỗ ngay cả trong hoàn cảnh nầy. Ngài đã bị cám dỗ phá hỏng chương trình của Đức Chúa Cha.
2. Giống như sự cám dỗ trong đồng vắng, Chúa Jêsus bị cám dỗ được người ta muốn tôn lên làm vua, để lật đổ Rôma và không phải chịu nỗi đau và sự sĩ nhục của thập tự giá, để tránh né sự thương khó làm người mang lấy tội lỗi của chúng ta.
3. Tuy nhiên, hãy chú ý điểm đặc biệt của Chúa Jêsus khi ở dưới sự cám dỗ. Đây không phải là sự yên nghỉ cho cơ thể yếu sức của Ngài, mà là sự cầu nguyện. "Ngài lên núi để cầu nguyện riêng".
4. "Ngài một mình" ở đó khi "chiều tối". Trời khi ấy vào giữa 6 đến 9 giờ tối.

II. Bằng chứng về tri thức của Chúa Jêsus (các câu 24-25).

A. Chúa Jêsus vốn biết rõ về trận bão (câu 24).
1. Không bao lâu sau khi môn đồ rời khỏi Chúa Jêsus, họ thấy mình đang ở giữa trận bão.
2. Họ bị kéo ra "giữa biển" (sát nghĩa, cách xa đất liền nhiều hải lý). Giăng 6.19 chép họ đã chèo ra "độ chừng hai mươi lăm hay là ba mươi ếchtađơ". Trong một chuyến đi bình thường băng ngang qua Biển Galilê ở đỉnh phía Bắc, họ phải vượt biển khoảng chưa đầy một dặm tính từ bờ. Rõ ràng cơn bão đã khiến cho họ bị đẩy ra xa hơn về phía Nam ở "giữa biển".
3. Họ bị "sóng vỗ""gió ngược". Họ bị đẩy ra xa hơn nơi họ định đến thay vì gần hơn. Mác 6.48 chép họ "chèo khó nhọc lắm".
4. Các môn đồ đã bị Chúa bảo phải đi xa khỏi chỗ vừa tìm được lòng người, giờ đây họ đang ở chỗ chắc phải chết mất. Điều tệ hại nhất là Chúa Jêsus không có mặt với họ. Trong 8.26 chúng ta đọc thấy thể nào Ngài đã "quở gió và biển" trong một trận bão ngoài biển trước đây. Tuy nhiên, Ngài không ở với họ lần nầy. Ngài ở cách đấy vài dặm đường.
5. Tôi hình dung thấy họ kêu gào lên: "Nếu chỉ có Chúa Jêsus ở đây!" Sự thật là, Chúa Jêsus đã có mặt ở đó, mặc dù về mặt thuộc thể Ngài ở cách đấy vài dặm đường. Chúa Jêsus vốn biết chính xác họ đang gặp phải điều gì rồi. Ngài vốn biết rõ cấu trúc phân tử của từng giọt nước bên dưới và bên trên họ.
B. Chúa Jêsus biết rõ Ngài sẽ làm gì (câu 25).
1. Chúa Jêsus đã chờ đợi cho tới chừng "canh tư đêm ấy" trước khi ra tay can thiệp. "Canh tư" là từ 3 - 6 giờ sáng. Nếu họ rời bến từ 6 giờ chiều, điều nầy có nghĩa là họ đã ở trên thuyền khoảng 9 tiếng đồng hồ.
2. Ngài cố ý đợi một thời gian dài trước khi Ngài "đến cùng môn đồ". Có một sự tương ứng ở đây, ấy là Ngài đã đợi cho tới khi Laxarơ chết trước khi Ngài đến cùng Mary và Mathê. Trong cả hai trường hợp, Ngài có thể đến sớm hơn, Ngài có thể làm ra phép lạ mà không cần phải có mặt. Ngài có thể ngăn trở cơn bão trong chỗ thứ nhứt. Thế nhưng, vì tri thức vô hạn của Ngài, Ngài biết tốt nhứt là để cho họ đối mặt với trận bão.
3. Có còn nhớ bài học về mấy cái bánh và hai con cá kia không? Họ đã tìm khắp mọi nơi để kiếm câu trả lời cho nan đề trước khi quay sang Chúa Jêsus. Ở đây cũng chính bài ca ấy và là câu thứ hai. Vấn đề trước là đồ ăn, chớ không phải là đức tin. Giờ đây họ đã chú vào sợ hãi thay vì chú vào đức tin.
4. Chúa Jêsus không hề quên họ. Ngài "đi bộ trên mặt biển" mà đến với họ.

III. Bằng chứng về sự bảo hộ của Chúa Jêsus (các câu 26-27).

A. Các môn đồ biết chắc số phận của họ (câu 26).
1. Khi Chúa Jêsus "đi bộ trên mặt biển" mà đến với họ, Ngài đã đi từ phía sau lưng rồi tới bên cạnh và "muốn đi trước họ" theo Mác 6.48.
2. Khi Ngài đến bên cạnh và họ đã trông thấy Ngài, họ lấy làm "bối rối" lắm. Một cách dịch hay hơn là "lấy làm kinh khủng". Họ đã tin Ngài là một "con ma", một hồn ma. Ngay khi trận bão chẳng làm gì tệ hại hơn, một hồn ma đã đến để ám ảnh họ! Tình trạng vô vọng của họ chuyển thành kinh khủng hoàn toàn và họ chẳng làm chi khác hơn là "sợ hãi mà la lên".
3. Họ tưởng Ngài là một "con ma" vì họ không mong nhìn thấy Ngài!
B. Chúa Jêsus tái khẳng định với họ về sự hiện diện có tính cách bảo hộ của Ngài (câu 27).
1. Để cho nỗi sợ hãi của họ vơi đi, Ngài "liền phán" với họ. Họ đã nhận ra Ngài qua cơn bão, nhưng họ biết rõ giọng nói của Ngài. Ngài phán trong Giăng 10.27: "Chiên ta nghe tiếng ta… và nó theo ta".
2. Chúa Jêsus phán: "Các ngươi hãy yên lòng" đúng nghĩa là "hãy can đảm lên". Khi ấy Ngài phán: "Ấy là ta đây, đừng sợ". Câu nầy dịch "TA LÀ".
3. Không một chỗ nào Chúa Jêsus không thể tìm gặp chúng ta. Ngài sẽ không bao giờ quên chúng ta. Cho nên không có một lý do gì phải sợ cả. MacArthur nói: "Chỗ an ninh không phải là chỗ hoàn cảnh tiện nghi, mà là chỗ vâng theo ý muốn của Đức Chúa Trời". Amen! Đừng lo về các hoàn cảnh mà phải vâng phục.

IV. Bằng chứng về tình yêu thương của Chúa Jêsus (các câu 28-31).

A. Đức tin của Phierơ đặt nơi tình yêu thương của Chúa Jêsus (các câu 28-29).
1. Tôi dám chắc Phierơ đã nhận ra Chúa, "Nếu phải Chúa" không phải là một sự thách thức cho lai lịch của Chúa Jêsus vì Phierơ không cố gắng nói ra một câu như vậy nếu ông ta không biết chắc mình đang nói chuyện với Chúa, chớ không phải nói với một “con ma”.
2. Với sự vui mừng tột độ, ông ta kêu la lên: "Xin khiến tôi đi trên mặt nước mà đến cùng Chúa". Không những ông ta rất thích thú. Ông ta còn muốn đi trên mặt nước với Chúa Jêsus hơn là ở trong thuyền mà không có Ngài. Mặc dù Phierơ đã làm buồn lòng Chúa nhiều lần, tình cảm ông dành cho Chúa Jêsus là một tình cảm chân thật.
3. Chúa Jêsus phán: "Hãy lại đây" và Phierơ vui sướng đến cùng Ngài. Ông ta cũng "đi bộ trên mặt nước". Chúa Jêsus đã mĩm cười với vẻ yêu thương qua cơn bão!
B. Đức tin của Phierơ chuyển thành sợ hãi (câu 30).
1. Phierơ để ý thấy "gió thổi". Ông ta chú vào cơn bão thay vì chú vào Chúa Jêsus và đã "sợ hãi". Khi nỗi sợ của ông ta càng lớn lên, ông ta bắt đầu "sụp xuống nước".
2. Bất cứ lúc nào chúng ta bước đi bởi đức tin, cơn bão dường như sẽ mạnh hơn và những mối nghi ngờ sẽ dấy lên. Dù vậy, tôi muốn bước đi trong sự vâng phục và đức tin với Chúa Jêsus trong cơn bão hơn, đối diện với những nghi ngờ của mình hơn là cứ ở lì trong chiếc thuyền.
C. Phierơ được cứu (câu 31).
1. Không bao lâu sau khi ông bắt đầu "sụp xuống", Phierơ đã gào lên trong vô vọng "Chúa ơi, xin cứu lấy tôi!" Chúa Jêsus "tức thì giơ tay nắm lấy người". Phierơ không bao giờ rơi vào mối nguy hiểm nào vì Chúa đã "nắm lấy người".
2. Chúa đã kéo Phierơ lại gần, Ngài nhìn vào mắt ông rồi hỏi: "Hỡi người ít đức tin, sao ngươi hồ nghi làm vậy?" Ngài phán y như thế cùng chúng ta hôm nay khi những cơn bão nghi ngờ đang tan biến đi trong ánh sáng sự hiện diện của Ngài.
V. Bằng chứng về quyền phép của Chúa Jêsus (các câu 32-33). Giăng 6.21 chép: "tức thì chiếc thuyền đậu vào bờ, là nơi định đi”. Không nghi ngờ chi nữa về thần tính của Ngài. Chúng ta cùng đọc Thi thiên 77.



Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

Bài 55: Mathiơ 14:21: "Cho 5.000 Người Ăn"



MATHIƠ  –  VUA CÁC VUA

Cho 5000 người ăn

Mathiơ 14:14-21
1. Việc cho 5000 người ăn là một trong các phép lạ quan trọng nhất của Chúa Jêsus. Chúng ta biết như vậy vì đây là phép lạ duy nhất được nhắc lại trong bốn sách Tin lành. Phép lạ nầy được đặt ở cao điểm khi sự được lòng người của Ngài bị thay thế bằng sự chối bỏ.
2. Sự chối bỏ Chúa Jêsus xảy đến từ nhiều góc độ khác nhau. CÁC CẤP LÃNH ĐẠO TÔN GIÁO tỏ vẻ thù nghịch ngày càng tăng theo mọi hướng. CÁC NHÀ CHÍNH TRỊ rất hoang mang. Hêrốt sợ Chúa Jêsus giống như ông ta đã từng sợ Giăng Báptít trước Ngài. Mặc dù THƯỜNG DÂN vẫn lấy làm lạ trước các phép lạ của Ngài, họ ngày càng dửng dưng hơn đối với sứ điệp của Ngài. Thực ra phép lạ nầy sẽ trở thành đỉnh cao trong sự Chúa Jêsus được lòng người. Giăng 6.15 nói sau bữa ăn đông người nầy, đoàn dân đông muốn "tôn Ngài làm vua".
3. Chúa Jêsus lui ra khỏi chức vụ công khai để ở riêng với các môn đồ Ngài. Chúng ta thấy điều đó trong câu 13. Ngài  "tẻ ra" rồi đi đến "đồng vắng". Ngài hoàn toàn không ở riêng một mình vì các sách Tin lành khác nói cho chúng ta biết các môn đồ đã ở với Ngài. Ngài muốn làm cho các môn đồ đau lòng và hiểu rõ ý nghĩa sự chết của Giăng Báptít. Ở thời điểm nầy, trong năm cuối của cuộc đời mình, Chúa Jêsus đã để ra nhiều thì giờ hơn với các môn đồ Ngài, lo sửa soạn họ cho những gì sắp xảy đến.
4. Chúa Jêsus hoàn toàn kiệt sức từ chức vụ của Ngài. Chẳng có gì phải nghi ngờ nữa, Ngài hoàn toàn kiệt sức do kế hoạch quá sốt sắng chuyên rao giảng và làm ra các phép lạ. Ngài cũng đối mặt với sự căng thẳng do sự chống đối ngày càng tăng giữa vòng các kẻ thù Ngài. Ngài đang lo xử lý với nỗi buồn đau riêng về sự mất mát Giăng. Trên đỉnh cao mọi sự ấy, Ngài đang vật vã với tình trạng chưa trưởng thành liên tục giữa vòng các môn đồ. Ngài cần một sự nghỉ ngơi! Đây là bằng chứng của Kinh Thánh về việc cần phải nghỉ ngơi giữa hai lần làm việc!
5. Chúa Jêsus không thể tẻ tách ra khỏi dân chúng. Câu 13 chép: "Khi đoàn dân biết vậy, thì từ các thành đi bộ mà theo Ngài". Hãy nhớ, Chúa Jêsus và các môn đồ đang băng ngang qua Biển Galilê "bằng thuyền". Số dân nầy đang vội vã quanh bờ biển, họ “đi bộ". Mác 6:33 cho chúng ta biết rằng "nhiều người nhận biết Ngài" hay biết nơi Ngài sẽ đi đến và họ "đều chạy bộ" và nhiều người "đã tới đó trước". Mặc dù đã có một vài người chân thành tìm kiếm, hầu hết đều đến đó để giải trí mà thôi. Giăng 6:2 chép họ theo Ngài: "vì từng thấy các phép lạ Ngài làm cho những kẻ bịnh".
6. Quyền phép của Đức Chúa Trời còn sâu xa hơn các động lực bất kỉnh của người ta. Chúng ta hãy xét qua tình cảm của Chúa Jêsus, sự chưa trưởng thành của các môn đồ, quyền phép của Chúa Jêsus và sau cùng kiếm được một vài nguyên tắc cho phần ứng dụng thực tế.

I. Chúa Jêsus tỏ ra lòng thương xót của Ngài (câu 14).

A. Chúa Jêsus đặt mọi nhu cần của dân chúng lên trên các nhu cần riêng của Ngài.
1. Khi Chúa Jêsus đến bờ biển, Ngài "ở thuyền bước lên" "thấy đoàn dân đông đúc". Câu 21 cho chúng ta biết rằng đã có "năm ngàn người, không kể đờn bà con nít". Nhiều học giả cho rằng đoàn dân đông có thể được đếm rất thực tế giữa 15.000 và 25.000 người, tính luôn “đờn bà và con nít”.
2. Hãy dừng lại trong một phút rồi tưởng tượng quí vị phải làm gì nếu quí vị là Chúa Jêsus. Hãy nhớ quí vị đã thấm mệt ngần nào rồi. Hãy nhớ tới sự căng thẳng. Hãy nhớ áp lực chống đối ngày càng tăng. Nếu là quí vị hay là tôi, có lẽ chúng ta sẽ bảo đám đông nên trở về nhà. Chúng ta sẽ dứt “đuôi” trên những ngọn núi, ở đó họ sẽ không đi theo chúng ta được.
3. Không phải thế đâu, Chúa Jêsus… khi Ngài "thấy đoàn dân đông đúc… Ngài động lòng thương xót". Từ ngữ nói tới sự “thương xót” có nghĩa là động lòng trắc ẩn nơi một người. Người xưa xem tấm lòng là ngai của tình cảm. Trong xã hội của chúng ta, chúng ta sẽ nói: "Tấm lòng của Ngài nhức nhối vì họ".
4. Chúa Jêsus làm cho tôi phải hổ thẹn ở đây. Tôi đọc tới đây và nhận biết tôi thường chẳng giống với Chúa Jêsus là dường nào. Có nhiều khi tôi không muốn trả lời điện thoại. Có nhiều khi tôi không muốn gặp một ai hết. Có nhiều khi tôi không muốn tư vấn cho người ta. Tôi chỉ muốn ở riêng một mình thôi. Tuy nhiên dưới áp lực ngày càng cao hơn, Chúa Jêsus đáp lại bằng "lòng thương xót".
5. Tôi tin Chúa Jêsus đã động lòng sâu sắc bởi sự đau khổ về phần xác và sự nhầm lẫn về mặt thuộc linh của họ. 9:36 nói tới đám đông khác: "Khi Ngài thấy những đám dân đông, thì động lòng thương xót, vì họ khốn cùng, và tan lạc như chiên không có kẻ chăn".
6. Tấm lòng Chúa Jêsus thường chiếu vào con người. Ngài đã "khóc" với Mary và Mathê lúc Laxarơ chết. Khi Ngài nhìn xuống thành Jerusalem lần cuối cùng trước khi bước vào thành phố, Luca 19.41 chép: "Ngài thấy và khóc về thành".
B. Tấm lòng của Chúa Jêsus chiếu vào hạng người tìm kiếm chỉ biết lấy cái tôi làm trọng.
1. Trong bất kỳ chức vụ nào, bất kỳ Hội thánh nào luôn luôn có những người đứng quan sát, hạng người có mặt ở đó chỉ để xem mà thôi. Họ chẳng đưa ra một sự đầu phục nào hết, mà chỉ muốn giải trí thôi. Họ chẳng quan tâm đến Chúa hay đến người khác. Họ chỉ muốn mọi nhu cần của họ được thoả mãn. Phần nhiều các vị Mục sư đều có ít thì giờ cho số người dân như thế.
2. Không có việc thiếu vắng số người nầy trong “đám đông” ngày ấy. Họ muốn nhìn thấy một sự chữa lành bằng phép lạ hay một dấu lạ đến từ trời. Hãy đoán xem đó là gì? Chúa Jêsus cũng “động lòng thương xót” họ nữa. Ngài không quan tâm tới lý do tại sao họ đã đến, Ngài chỉ muốn họ tiếp thu lấy sứ điệp mà thôi.
3. Chúa Jêsus cảm thấy "thương xót" đối với cả đoàn dân đông vì sự hiểu biết thiêng liêng của Ngài đối với địa ngục. Ngay cả khi Ngài "chữa cho kẻ bịnh được lành" nỗi ao ước sâu sắc của Ngài là sự chữa lành cho linh hồn của họ.
4. Chúa Jêsus gạt qua một bên nhu cần về sự ở riêng, nghỉ ngơi riêng của Ngài với các môn đồ và thậm chí cả thì giờ biệt riêng của Ngài với Cha của Ngài để làm thoả mãn nhu cần của hạng người vô dụng, bị âm phủ trói buộc lấy nầy. Đó là lòng “thương xót” thực.

II. Các môn đồ chứng tỏ sự họ chưa trưởng thành (các câu 15-17).

A. Nan đề thiếu đồ ăn (câu 15).
1. Câu 15 cho chúng ta biết rằng trời đã chiều và “buổi tối” đã đến rồi. Có lẽ khi ấy vào khoảng 6 giờ chiều, trước khi mặt trời lặn.
2. Trước khi trời tối hẳn, các môn đồ đã lo về bữa ăn tối cho đoàn dân đông. Một lần nữa Kinh Thánh cho chúng ta biết họ đang ở trong một “nơi vắng vẻ”, một chỗ hoang vu, cách thị trấn gần nhất nhiều dặm đường. Và làng nào của xứ Galilê có thể cung cấp nhiều thức ăn cho số người đông dường ấy chứ? Hơn nữa, dân sự có lẽ còn đói bụng hơn khi họ phải đi một đoạn đường dài để gặp Chúa Jêsus.
3. Chúng ta hãy trở lại với Giăng 6:5-9 để có một nhận định khác nữa về bối cảnh nầy. Ở đây chúng ta học biết rằng lúc sáng sớm, khi Chúa Jêsus trước tiên nhìn thấy đoàn dân đông, Ngài đã hỏi Philíp: "Chúng ta sẽ mua bánh ở đâu, để cho dân nầy có mà ăn?"
4. Chúa Jêsus đã hỏi Philíp câu nầy để "thử Philíp". Philíp xuất thân từ khu vực đó và vốn biết rõ phải mua lượng thức ăn nhiều ở chỗ nào. Chúa Jêsus mong Philíp sẽ nhìn xuyên qua những tài nguyên đời nầy mà nhìn thấy tài nguyên của thiên đàng đang ngồi trước mặt ông ta.
5. Tuy nhiên, Philíp lại run sợ trước số lượng người ta đông đảo hơn là độ lớn lao của quyền phép Chúa Jêsus. Ông đang làm một phép tính trong đầu mình rồi đáp: "Hai trăm đơ-ni-ê bánh không đủ phát cho mỗi người một ít". Một đơniê là tiền lương trung bình của một ngày lao động. Sáu tháng tiền lương sẽ không đủ cho họ ăn nữa là. Philíp vốn biết họ chẳng lấy đâu ra một số tiền lớn như thế.
6. Anhrê cũng khám phá ra một cậu bé có một bữa ăn trưa gồm "năm cái bánh mạch nha và hai con cá". Anhrê rất trung tín nói: "nhưng đông người dường ấy có thấm vào đâu".
B. Nan đề thiếu đức tin (các câu 16-17).
1. Nan đề không phải là thiếu đồ ăn, mà là thiếu đức tin. Trở lại phân đoạn Kinh Thánh gốc, chúng ta đọc thấy các môn đồ đã thưa với Chúa Jêsus: "xin thầy cho dân chúng về, để họ đi vào các làng đặng mua đồ ăn".
2. Chúa Jêsus tiếp tục chức vụ chữa lành, giảng dạy của Ngài và phán cùng các môn đồ: "Chính các ngươi hãy cho họ ăn". Đây là một thử nghiệm, một thử thách để kiểm tra cấp độ trưởng thành của các môn đồ.
3. Từ nhận định của chúng ta qua việc đọc và nghe kể câu chuyện nầy nhiều lần, câu trả lời dường như rất rõ ràng. Tuy nhiên, chúng ta phải nhìn nhận rằng quan niệm Chúa Jêsus cho đoàn dân đông ăn bằng phép lạ không hề có trong lý trí của họ.
4. Sau khi đồng đi với Chúa Jêsus trong 2 năm trời, chúng ta nghĩ tự nhiên họ sẽ ngồi lại rồi nói: "Ok, thưa Chúa . Chúng ta phải lo việc ấy ngay bây giờ. Không có một chỗ nào để mà mua đồ ăn cả. Chúng ta không có tiền mặt. Cách duy nhứt chúng ta có thể “cho họ ăn” là Ngài sẽ ban thứ đồ ăn đó cho chúng tôi".
5. Tôi tin rằng nếu có ai đó từ trong đám đông đến hỏi Phierơ: "Liệu Thầy của ông có cho đám đông nầy ăn bằng phép lạ không?" Phierơ sẽ đáp ngay: "Tất nhiên là Ngài có quyền mà". Thế mà họ không thể nhìn thấy phép lạ ấy.
6. Trước khi chúng ta xét đoán các môn đồ, chúng ta hãy chịu khó nhìn lại đức tin của chính mình đi. Có bao nhiêu lần chúng ta đối diện với những gì dường như là các nan đề khó vượt qua nổi rồi quên đi khả năng can thiệp của Đức Chúa Trời?

III. Chúa Jêsus bày tỏ ra quyền phép của Ngài (các câu 18-21).

A. Chúa Jêsus cho dân sự ngồi xuống.
1. Nói về mấy cái bánh và cá, Chúa Jêsus phán: "Hãy đem đây cho Ta". Tôi tưởng tượng một cái nhìn thất vọng nơi ánh mắt của Ngài khi thấy các môn đồ đã không qua nổi phần thử nghiệm mà Ngài đã đặt ở trước mặt họ.
2. Vì vậy Chúa Jêsus đã phán cùng họ: "Ta vốn biết các ngươi không có đủ đồ ăn để cho họ ăn. Ta biết rõ các ngươi không có đủ tiền bạc để mua đồ ăn.  Ta biết các ngươi không có một chỗ nào để mua đủ đồ ăn đó. Ta đang yêu cầu các ngươi phải tin cậy Ta, đem đến cho Ta chút phần mà các ngươi đang có và hãy tin cậy Ta làm phần còn lại".
3. Khu vực nơi phép lạ đã diễn ra có những sườn núi toàn là cỏ. Dân chúng đang đứng để nhìn thấy Chúa Jêsus rõ hơn. Giờ đây, vì những lý do mà họ không biết: "Ngài bèn truyền cho chúng ngồi xuống trên cỏ". Mác 6:40 thêm: "Chúng ngồi xuống từng hàng, hàng thì một trăm, hàng thì năm chục".
B. Chúa Jêsus cho dân sự ăn.
1. Chúa Jêsus cầm lấy bữa ăn trưa của cậu bé: "ngửa mặt lên trời mà tạ ơn, rồi bẻ bánh ra đưa cho môn đồ, môn đồ phát cho dân chúng". Câu chuyện là thế đó. Không có một lời giải thích nào khác nữa. Chúng ta không biết chính xác giây phút nào phép lạ diễn ra. Rõ ràng là đã có rất nhiều đồ ăn, đồ ăn có liên tục. Có lẽ phép lạ đã diễn ra trong một thời gian ngắn trước khi dân sự hiểu chuyện gì đã xảy ra, vì họ không sao nhìn thấy được Chúa Jêsus đã làm gì.
2. Họ "ai nầy đều ăn no". "No" đến từ một từ được dùng để nói tới loài thú ở lì trong máng ăn cho tới chừng chúng không còn gì để ăn nữa. Nhiều học viên Kinh Thánh lấy câu nầy để nói rằng vì “bánh”“cá” được tạo ra theo cách thiêng liêng nên dân sự đã kinh nghiệm được một sự no nê hay thoả mãn từ bữa ăn không giống như các thứ đồ ăn khác. Nhiều người tin thứ đồ ăn nầy là trọn vẹn, không bị hỏng kể từ sự Sa Ngã.
3. Không những có đủ đồ ăn đến nỗi ai nấy đều ăn “no” mà họ còn "thâu được 12 giỏ bánh thừa” nữa. Mỗi một môn đồ đều có một giỏ bánh và hết thảy họ đều dự phần với Chúa Jêsus. Trong kinh tế của Đức Chúa Trời không bao giờ có quá nhiều hay quá ít.
4. Hãy suy nghĩ xem điều chi đã xảy ra cho đoàn dân đông trong ngày đó. Các môn đồ đã học biết một bài học thuộc linh có giá trị về việc trông mong Đức Chúa Trời tiếp trợ cho mọi nhu cầu của họ. Các tín đồ trong đám đông đã có đức tin của họ được làm cho vững vàng và họ đã thờ lạy Chúa. Những người không tin đã tự xét đoán mình bằng cách ăn no thoả mãn bánh đến từ tay của Chúa Jêsus, nhưng lại từ chối không chịu ăn cho thoả mãn “Bánh Sự Sống”.

IV. Hai nguyên tắc Kinh Thánh phải ứng dụng.

A. Lòng thương xót thực luôn luôn đặt nhu cần của tha nhân lên trước hết.
B. Sự trưởng thành thuộc linh luôn luôn nhìn xem Chúa Jêsus trước hết.



Bài 54: Mathiơ 14:1-13: "Từ Giăng Đến Chúa Jêsus"



MATHIƠ – VUA CÁC VUA

Từ Giăng đến Chúa Jêsus

Mathiơ 14:1-13
1. Tôi rất vui sướng khi trở lại với loạt bài học về sách Mathiơ. Tôi khởi sự loạt bài học nầy từ tháng 7 năm 1995 và đây là sứ điệp thứ 54 trong loạt bài nầy. Vì cớ có nhiều việc đã xảy ra trong nhà thờ của chúng ta và nhiều nhà thờ khác nữa, tôi đã không giảng loạt bài nầy trong nhiều tháng trời. Tôi muốn tiếp tục việc đào sâu vào loạt bài ấy tối nay.
2. Hãy chú ý thể nào câu 1 bắt đầu với cụm từ "lúc ấy". “Lúc ấy” là lúc nào? Đó là thời điểm trong chức vụ của Chúa Jêsus chỗ mà người ta bắt đầu chối bỏ Ngài, khoảng 2 năm trong chức vụ công khai của Ngài. Trong 13:53-58, chúng ta đọc thấy thể nào thị trấn quê hương của Ngài đã chối bỏ Ngài. Bất cứ đâu Ngài đi đến, Ngài bắt đầu gặp sự đối kháng ngày càng tăng, họ chối bỏ và thậm chí tỏ vẻ thù nghịch với sứ điệp của Ngài nữa. Điều nầy chỉ ra cho chúng ta thấy phương thức hột giống Tin lành thường rơi xuống nơi đất đá, khô cứng và lạnh lẽo trong tấm lòng của người ta.
3. Tự bản thân nó đây là một con đường thật kỳ lạ chứa đựng một câu chuyện thật kỳ lạ. Đây là một câu chuyện nói tới sự bội tín, ly dị, tái hôn, loạn luân, tư dục, ghen tương và mưu đồ chính trị. Hơn thế nữa, đây là một câu chuyện nói tới những điều xảy ra khi không có sự kính sợ Đức Chúa Trời trước mắt của loài người.
4. Chúng ta hãy xét qua phương thức Vua Hêrốt đã phản ứng đối với Chúa Jêsus, phương thức ông ta đối xử với Giăng Báptít, phương thức Chúa Jêsus đáp ứng đối với Hêrốt và sau cùng chúng ta sẽ kiếm được một số lẽ thật vô đối dành cho hôm nay.

I. Phản ứng của Hêrốt trước chức vụ của Chúa Jêsus (các câu  1-2).

A. “Vua chư hầu Hêrốt” là ai? (câu 1a).
1. "Vua chư hầu Hêrốt" là con của Hêrốt Đại Đế qua người vợ thứ tư của ông ta, một người đờn bà Samari. Người Do thái vì cớ tính di truyền của ông ta, nên họ đặc biệt rất khinh ghét Hêrốt Đại Đế. Ông ta là một người Yđumê, dòng dõi của Êsau và ông ta đã lấy một người Samari làm vợ.
2. Người Do thái cũng thù ghét Hêrốt Đại Đế vì tính bạo lực và hung ác cực độ của ông ta. Ông ta từng kết án tử Toà Công Luận vì họ dám thắc mắc ông ta. Ông ta đã giết chết một người vợ cùng hai người con trai của bà ta vì sợ họ sẽ cố gắng lật đổ ông ta. Những học viên Kinh Thánh đều nhớ ông ta là Hêrốt, là người đã ra lịnh tử hình tất cả các con trẻ nam ở Bếtlêhem trong nổ lực tìm giết con trẻ Jêsus.
3. "Vua chư hầu Hêrốt" là con trai của Hêrốt Đại Đế. Người ta cũng biết ông ta là Hêrốt Antiba nữa. Ông ta là con rối nắm lấy quyền cai trị hờ cho Rôma, ông ta giám sát hai tỉnh Galilê và Bêrê.
4. "Chư hầu" có nghĩa là "quan cai bộ phận thứ tư". Đây là một tước hiệu chung cho bất kỳ một quan cai hàng tỉnh nào. Dù ông ta tự nhận mình là “Vua”, ông ta chẳng có quyền hạn bao nhiêu.
5. Ông ta đã sống một đời sống quá độ, đầu tư hầu hết thì giờ ở cung điện Tibêriát nằm trên bờ phía Nam của Biển Galilê.
B. Tại sao Hêrốt đã nhầm Chúa Jêsus với Giăng? (các câu  1b-2).
1. Hêrốt "nghe tiếng đồn về Chúa Jêsus". Rõ ràng, ông ta đã nghe đồn về Chúa Jêsus có thể chữa lành mọi thứ tật bịnh, thể nào hàng ngàn người đã đến nghe Ngài giảng dạy, thể nào các cấp lãnh đạo người Do thái đã thù ghét Ngài.
2. Các sách Tin lành không cung ứng cho chúng ta một bản tường trình nào về Chúa Jêsus đang băng ngang qua xứ Tibêriát mặc dù Ngài thường ở cách cung điện chừng vài dặm đường. Dường như Ngài ở đó rất lâu trước khi Hêrốt "nghe đồn về Chúa Jêsus".
3. Ngay lúc Hêrốt nghe nói về mọi điều mà Chúa Jêsus đã làm, ông ta nói: "Đây là Giăng Báp-tít. Người chết đi sống lại, nhơn đó mới làm được mấy phép lạ như vậy". Như chúng ta đã học biết, Hêrốt đã giết Giăng và trong tội lỗi của ông ta, ông ta cho rằng Giăng đã quay trở lại vì cớ ông ta. Luca 9:7-8 chép: "Bấy giờ, Hê rốt là vua chư hầu, nghe nói về các việc xảy ra, thì không biết nghĩ làm sao; vì kẻ nầy nói rằng: Giăng đã từ kẻ chết sống lại;  kẻ khác nói rằng: Ê-li đã hiện ra; và kẻ khác nữa thì rằng: Một trong các đấng tiên tri đời xưa đã sống lại".

II. Ký ức của Hêrốt về sự hành quyết Giăng Báptít (các câu  3-11).

A. Giăng & Hêrốt trái ngược nhau (các câu 3-4).
1. Trước khi Giăng ra đời, thiên sứ đã công bố "Vì người sẽ nên tôn trọng trước mặt Chúa; không uống rượu hay là giống gì làm cho say, và sẽ được đầy dẫy Đức Thánh Linh từ khi còn trong lòng mẹ" (Luca 1:15). Chúa Jêsus đã phán về Giăng như sau: "trong những người bởi đờn bà sanh ra, không có ai được tôn trọng hơn Giăng Báp-tít, nhưng mà kẻ rất nhỏ hèn trong nước thiên đàng còn được tôn trọng hơn người" (Mathiơ 11.11). Giăng cũng là một con người hạ mình chân chính. Ông đã nói về Chúa Jêsus trong Giăng 3.30: "Ngài phải dấy lên, ta phải hạ xuống".
2. Giăng đã được sai đến để dọn đường cho Đấng Mêsi. Sứ điệp của ông là: "Các ngươi phải ăn năn, vì nước thiên đàng đã đến gần!" (Mathiơ 3.2). Khi đoàn dân đông đến với ông, ông đã làm phép báptêm cho họ như một dấu hiệu chỉ ra sự ăn năn của họ. Mathiơ 3.5 chép: "Bấy giờ, dân thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, và cả miền chung quanh sông Giô-đanh đều đến cùng người". Giăng là một giọng nói không biết đến thoả hiệp của Chúa, là tiên tri lỗi lạc nhất trong tất cả các tiên tri.
3. Mặt khác, Hêrốt là một nhà cai trị gian ác, yếu đuối và nhu nhược. Với tầm cở mà người ta đã tôn cao và nhìn nhận Giăng Báptít, người ta đã xem khinh và sợ hãi Hêrốt cũng chừng ấy.
4. Câu 3 chép Hêrốt đã "đã truyền bắt trói Giăng và bỏ tù”. Câu kế đó, chúng ta học biết lý do tại sao…"bởi cớ Hê-rô-đia, vợ Phi-líp, là em mình". Câu 4 chép rằng Giăng đã nói với Hêrốt: "Vua không có phép được lấy người đó làm vợ".
5. Hêrốt đã lấy Hêrôđia làm vợ mình sau khi ông cướp nàng từ tay Philíp, em mình. Để lấy cho được nàng, ông ta phải ly dị bất hợp pháp với người vợ trước của ông ta. Hãy chú ý trong việc viết ra Kinh Thánh, Đức Thánh Linh gọi nàng là "vợ Philíp, là em mình”. Trong con mắt của Đức Chúa Trời, mối hôn nhân của họ là bất hợp pháp.
6. Không những mối quan hệ ấy là bất hợp pháp, mà mối quan hệ đó còn là loạn luân nữa. Hêrôđia là con gái của  Aristobulus, là người em kế khác của ông ta! Bà ta là cháu gái của ông ta!
B. Nỗi sợ hãi của Hêrốt và sự cuốn hút của Giăng (câu 5).
1. Dường như là Hêrốt bị Giăng cuốn hút trong một thời gian. Ông ta ao ước được nhìn thấy Giăng làm ra một số phép lạ đáng ngạc nhiên. Có thể ông ta đã mời Giăng vào cung điện chăng? Tuy nhiên, ông ta chẳng nhìn thấy một dấu lạ nào mà chỉ nhận được một lời truy tố khá gay gắt: "Vua đang sống trong một mối quan hệ bất chính, loạn luân với vợ của em vua. Cả hai người đều là hạng tội nhân bất kỉnh".
2. Giăng Báptít chẳng sợ Hêrốt hay Hêrôđia, ông chỉ sợ có Đức Chúa Trời mà thôi. Trong tâm trí ông không có một điều chi khác. Ông chưa từng chuyển qua một bài giảng khác. Ông là người đã công khai gọi người Pharisi là “dòng dõi rắn lục”, nên chẳng ngại việc xét đoán nhà vua (Mathiơ 3.7).
3. Một trong những cá tánh quan trọng của những vị tiên tri lỗi lạc, ấy là họ đối diện với tội lỗi bất cứ lúc nào người ta phạm phải, họ chỉ trích thẳng thừng bất chấp uy quyền của người đó. Ồ, chúng ta cần tới hạng người giống như Giăng Báptít dường bao trong quốc gia nầy hôm nay! Mỗi tín đồ đều cần có sự dạn dĩ thánh khiết. Chúng ta cần những Êtiên, Phaolô, và Phierơ hiện đại, những người sẵn sàng chịu mất mạng sống của họ hơn là nhìn thấy Lời của Đức Chúa Trời bị bôi xấu. A.T. Robertson đã nói về Giăng: "Ông phải trả giá bằng cái đầu của mình vì cớ tội lỗi; nhưng thà có cái đầu như Giăng Báptít rồi bị mất nó còn hơn là có một cái đầu tầm thường rồi cứ bo bo giữ lấy".
4. Giăng chẳng e sợ một điều gì, còn Hêrốt thì lo sợ đủ thứ hết. Câu 5 nói ông ta "muốn giết Giăng" song ông ta "sợ dân chúng, vì họ tôn Giăng là đấng tiên tri". Ông ta sợ vợ mình, "Giêsabên" Hêrôđia đó. Ông ta sợ những người đồng thời với mình. Ông ta sợ mình sẽ bị thay thế. Ông ta sợ Giăng.
5. Dường như Hêrốt có một sự cuốn hút kỳ lạ với vị tiên tri. Mác 6.20 chép: "vì Hê-rốt sợ Giăng, biết là một người công bình và thánh. Vua vẫn gìn giữ người, khi nghe lời người rồi, lòng hằng bối rối, mà vua bằng lòng nghe".
C. Bữa tiệc sinh nhật kỳ lạ của Hêrốt (các câu  6-11).
1. Hêrôđia thù ghét Giăng. Bà ta tìm kiếm một phương thức làm câm nín cái lưỡi của ông cho đến đời đời và tìm được phương thức ấy qua một bữa tiệc tổ chức ăn mừng “sanh nhựt của Hêrốt”.
2. Người đờn bà gian ác nầy có một cô con gái, Josephus chỉ ra cô con gái nầy là Salome (con gái của Philíp em Vua Hêrốt) được đặt trước mặt Hêrốt và nhiều người khác. Cô ta "nhảy múa" một vũ điệu khêu gợi khoái lạc, kích thích trước mặt cha kế của mình. Lịch sử cho chúng ta biết rằng các nhà quí tộc Rôma thường tổ chức ăn mừng sanh nhựt của họ bằng những bữa tiệc toàn đàn ông với nhau, ở đó họ say sưa, ăn uống và ham mê nhục dục là chuyện thường.
3. Câu 6 nói Hêrốt "lấy làm thích lắm", sát nghĩa là "phấn khích hay gợi cảm". Nhà vua nhục dục nầy đã phấn khích lên tới một tình trạng "đến nỗi lấy lời thề mà hứa cho con gái ấy điều cho nàng muốn xin". Câu chuyện của Mác thêm phần Hêrốt nói: "dầu xin phân nửa nước ta cũng vậy" (Mác 6.23).
4. Câu 8 làm cho sự thật ra rõ ràng thêm. Cuộc nhảy múa nầy là một phần trong kế hoạch gian ác của mẹ nàng. Vậy nàng bị "mẹ xui giục" bèn tâu rằng: "Xin lấy cái đầu Giăng Báptít để trên mâm mà cho tôi đây".
5. Tấm lòng đầy dẫy sự gợi dục và muốn tỏ ra mình là người làm ơn cách hào phóng, Hêrốt đã tự đưa mình vào giữa một vầng đá và một nơi khô cứng. Muốn cứu mạng của Giăng, ông ta phải tỏ ra lúng túng trước mặt các thực khách và cơn giận của vợ mình. Ông ta không mạnh mẽ đủ để đối mặt với cả hai bên.
6. Mặc dù ông ta lấy làm "buồn rầu", vì ông ta đã “lở thề rồi” và vì "những người dự yến ở đó" đang quan sát, nên ông ta "truyền cho nàng như lời".
7. Trong xà lim của cung điện, một kẻ hành quyết bước vào đấy và trong một thời gian ngắn nhất đã đưa Giăng bước vào sự vinh hiển của Chúa. "Đầu của ông để trên mâm mà đem cho con gái ấy".
8. Hãy thử hình dung lại bối cảnh ấy xem. Nàng "bèn đem cho mẹ mình". Đây là một thiếu nữ hãy còn trẻ trong chiếc áo bằng vải gợi dục. Cô ta nhận lấy cái mâm, trên đó là cái đầu vấy máu của vị tiên tri và cẩn thận đi ngang qua căn phòng rồi đặt cái mâm trước mặt mẹ mình với vẻ duyên dáng bước đi khởi từ bàn của vua. Đây là phần minh chứng rằng kẻ thù của Hêrôđia đã thực sự bị bức tử rồi.

III. Phản ứng của Chúa Jêsus trước cái chết của Giăng (các câu 12-13).

A. Các môn đồ của Giăng tôn cao ông (câu 12).
1. Giăng có nhiều môn đồ. Đúng thế, vài người trong số môn đồ của Chúa Jêsus trước đấy là môn đồ của Giăng. Khi họ nghe thấy tin tức thảm khốc về Giăng, họ đến "lấy xác mà chôn".
2. Hãy hình dung nỗi đau của họ khi họ đến lấy cái xác của người mà họ trung tín đi theo xem.
3. Có thể Giăng đã dạy họ phải làm y như vậy, có thể đây là điều mà họ muốn làm, song dù là lý do gì, sau khi chôn cất thi thể của Giăng, họ "đi báo tin cho Chúa Jêsus".
B. Chúa Jêsus đau buồn về việc Giăng (câu 13).
1. Ngài "vừa nghe tin ấy liền bỏ đó xuống thuyền, đi tẻ ra nơi đồng vắng". Chúa Jêsus không đi trốn Hêrốt, mà đau buồn khóc cho Giăng. Tôi nghĩ điều nầy chứng thực cho sự Chúa Jêsus tôn cao người anh em họ của mình.
2. Nếu Giăng không e sợ Hêrốt, thì Chúa Jêsus làm sao sợ hắn cho được? Nếu Ngài tránh né Hêrốt, sở dĩ như thế là vì chưa đến giờ cho Ngài chịu chết đấy thôi!

IV. Những lẽ thật vô đối cho hôm nay.

A. Có phải chúng ta sẵn lòng đứng cho lẽ thật và làm phu phỉ ý muốn của Đức Chúa Trời bất luận với cái giá nào không?
B. Thà chết cho Chúa Jêsus hơn là sống cho bản ngã mình. Mác 8:36 chép: "Người nào nếu được cả thiên hạ mà mất linh hồn mình, thì có ích gì?"
C. Dù có người được kêu gọi chịu chết cho Chúa Jêsus, hầu hết đều được kêu gọi để sống cho Ngài.