Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

Bài 92: Mathiơ 26:31-35: "HẾT THẢY SẼ VẤP PHẠM"


MATHIƠ – VUA CÁC VUA
Hết thảy sẽ vấp phạm
Mathiơ 26:31-35
Tôi sẽ không bao giờ quên được buổi nhóm của một vị Mục sư ở Colorado Springs cách đây vài năm. Tôi nhóm vào buổi sáng rồi trở về lại khách sạn để nghỉ khoẻ. Tôi mở TV lên để nghe tin tức buổi trưa và trên màn hình là thảm kịch hành vi bạo lực giết người của hai học sinh ở trường Trung học Columbine chỉ cách Littleton có mấy dặm đường thôi. Tôi đã say mê xem khi một học sinh người đầy máu rơi xuống từ cửa sổ tầng thứ hai đúng ngay tầm tay của các thành viên đội đặc nhiệm đứng ở bên dưới. Bối cảnh của cả cuộc hộp thảo đã bị thay đổi vì cớ tấn thảm kịch đang diễn ra cách mấy dặm về phía Bắc.
Nhiều ngày trôi qua trước khi cả nước hay được câu chuyện của Cassie Bernall và Rachel Scott. Hai học sinh thuộc dạng khủng bố đã kề súng vào dầu của các học sinh khác rồi hỏi: "Tụi bây có tin Đức Chúa Trời không?" Mỗi đứa học sinh khi ấy đều đáp “có”. Ngay sau khi chúng trả lời, thì hung thủ đã bóp cò súng. Chúng sẽ sống luôn trong ký ức của chúng ta như những nhà tuận đạo Cơ đốc, chúng đã chịu chết vì cớ đức tin của mình.
Đây không phải là một sự cố biệt lập đâu! Không lâu trước khi cuộc tàn sát ở trường Columbine, một sinh viên đã tấn công một nhóm sinh viên khác ở một buổi nhóm cầu nguyện tại Paducah, bang Kentucky. Ai trong chúng ta không cảm thấy rùng mình khi chúng ta từ nhà thờ trở về nhà vào một tối thứ Tư rồi nghe thấy các tin tức kinh khủng nói về một tay súng chống Cơ đốc nhân đã bước vào buổi nhóm của thanh niên tại Hội thánh Báptít Ft. Worth’s Wedgewood. Kẻ gây rối loạn đã khai hoả ngay giữa buổi thờ phượng, giết chết 8 người và gây bị thương nhiều người khác trước khi kết liễu mạng sống mình.
Còn quí vị thì sao? Còn tôi thì sao? Chúng ta sẽ làm gì khi có ai đó chĩa súng vào đầu chúng ta rồi hỏi: “Mày có tin Đức Chúa Trời không?" Chúng ta sẽ trả lời sao nếu được chọn lựa rút lại, từ bỏ đức tin hay bị thiêu sống hoặc bị sư tử ăn thịt hay bị hành hình cho tới chết? Chúng ta nguyện rằng chúng ta sẽ dạn dĩ khẳng định đức tin của mình và cậy ơn mà chịu chết cho Đấng Christ.
Tuy nhiên, thắc mắc làm cho chúng ta phải lo lắng, vì chúng ta cũng nhìn biết rằng ít nhiều gì chúng ta thường chối Chúa trong các hoàn cảnh bị hăm dọa. Thay vì làm chứng cho Chúa Jêsus, chúng ta cứ giữ im lặng. Chúng ta đã sa vào tội lỗi khi chúng ta đã ăn ở trong sự công bình. Những thất bại nầy làm cho chúng ta phải lấy làm lạ về sự đầu phục trọn vẹn của chúng ta.
Khi chúng ta tiếp tục bài nghiên cứu về những giờ sau cùng trước khi Chúa Jêsus bước lên thập tự giá, chúng ta thấy một tấm gương đáng sợ về những gì đang xảy ra khi Cơ đốc nhân tin vào khả năng của bản thân mình thay vì tin vào khả năng của Đấng Christ.
Nếu quí vị đã học hỏi với chúng tôi hai tuần lễ qua, quí vị biết rằng Mathiơ 26 đề ra bối cảnh cho sự đóng đinh trên thập tự giá ở chương 27. Chúa Jêsus nói với các môn đồ ở câu 2 rằng đây sẽ là sự tưởng niệm "Lễ Vượt Qua" sau cùng, rồi Ngài sẽ bị "nộp để bị đóng đinh trên thập tự giá". Các cấp lãnh đạo tôn giáo của dân Israel đã “bàn bạc” quanh co làm thế nào để “mưu” bắt Ngài, nhưng họ lại sợ "lộn xộn" hay rối loạn giữa đoàn dân đông trong các ngày lễ. Họ rất đỗi vui thích khi Giu-đa Ích-ca-ri-ốt hiến kế "nộp" Ngài để lấy "ba mươi miếng bạc", cái giá của một tên nô lệ. Mary đã xức dầu Chúa Jêsus cho sự “chôn cất” Ngài bằng dầu đắt tiền và Giu-đa "đã tìm cách để phản Ngài".
Khi Lễ Vượt Qua đến, Chúa Jêsus đã ăn bữa ăn truyền thống cùng với các môn đồ của Ngài trên một căn phòng mà người ta cho mượn. Ở đây, Ngài đã tuyên bố lần đầu tiên rằng một người trong số họ sẽ phản Ngài. Không một môn đồ nào khác hiểu được chuyện gì đã diễn ra, Giu-đa đã băng mình vào bóng đêm hầu thực thi hành động phản bội của hắn. Khi ấy Chúa Jêsus mới cầm cái chén của Lễ Vượt Qua và thiết lập một lễ mới, là Lễ Tiệc Thánh. Chúa Jêsus công bố một sự kết thúc Giáo Ước Cũ và đánh dấu sự khởi đầu của Giao Ước Mới.
Câu 30 kết luận bằng cách nói: "Khi đã hát thơ thánh rồi, Đức Chúa Jêsus và môn đồ đi ra mà lên núi, Ô-li-ve". Không nghi ngờ chi hết, họ phải băng ngang qua mấy con đường phố đông đúc với khách hành hương khi họ hướng về phía đông. Họ băng ngang qua khe Kít-rôn trải dài với màu đỏ huyết của hàng ngàn chiên con bị giết trước đó trên núi đền thờ.
Họ đang trên đường đến "một chỗ kêu là Ghết-sê-ma-nê" có nghĩa là "ép dầu ôlive" (câu 36). Khi tôi còn ở nước Nga, tôi đã học biết về dauchas, các nông trại nhỏ nằm ven các thành phố. Tương tự, có ít chỗ trống bên trong thành Jerusalem cho một lùm cây ôlive. Có thể đây là chỗ mà một trong các môn đồ của Ngài làm chủ.
Trong khi họ phải đi khoảng 3/4 dặm đường, chuyến đi khoảng nửa giờ, Chúa Jêsus tỏ ra một lời tiên tri khác đáng giật mình, một lời tiên tri đâm thẳng vào tấm lòng kiêu ngạo và tự tín của các môn đồ… hết thảy họ sẽ vấp phạm.
I. Lời tiên tri thiêng liêng của Chúa Jêsus (các câu 31-32).
A. Chúa Jêsus nói trước về sự họ bỏ rơi Ngài (câu 31a).
Có lẽ khi họ trèo từ từ lên sườn "Núi Ôlive", một nơi mà Chúa Jêsus mới vừa thốt ra lời tiên tri dứt khoát nhất của Ngài, Ngài phán: "Đêm nay các ngươi sẽ đều vấp phạm vì cớ ta".
"Vấp phạm" ra từ chữ skandalizo, từ chữ nầy chúng ta có chữ "scandal" (nói xấu, thoá mạ, tai tiếng). Chữ nầy mang ý tưởng "khúc gỗ làm cho vấp té, một cái bẫy lưới".
Chúa Jêsus đã nói trước rằng "hết thảy" các môn đồ sắp sửa đối diện với một trở ngại, qua đó "hết thảy" họ sẽ vấp rồi té ngã. Mặc dù chỉ có một người phản Ngài, hết thảy họ sẽ bỏ Ngài trong đêm đó.
Đúng là một sự trái ngược! Trong khi Chúa Jêsus đường hoàng gánh chịu sự bắt bớ và nhiều thử thách, trong khi Ngài với lòng can đảm bất khuất chuẩn bị gánh chịu thập tự giá, họ lại bỏ chạy trong sự hèn nhát rồi lẫn trốn trong bóng đêm. Quả là một bức tranh nói tới sự đồi bại của con người! Trong khi Chúa Jêsus gánh lấy tội lỗi của họ trên chính mình Ngài và chịu chết trong chỗ của họ, họ đã không nhận rằng họ quen biết Ngài!
Hãy chú ý một lần nữa quyền quản trị tối cao của Ngài trên từng chi tiết. Ngài biết chính xác điều gì sẽ xảy ra. Ngài biết rõ họ sẽ nói gì và họ sẽ làm gì nữa. Ngay cả các cấp lãnh đạo tôn giáo của người Do thái, những nhà chính trị La mã, mấy tên lính và đoàn dân đông đang hành động theo ý riêng của họ, Đức Chúa Cha đang bố trí các biến cố hầu cho chương trình tội lỗi của họ bị mất đi vẽ hào nhoáng bởi chương trình đời đời của Ngài. Mấy câu nầy nhấn mạnh rằng chẳng có một điều chi xảy ra do tình cờ cả. Quả thực Chúa Jêsus là "Chiên Con đã bị giết từ khi sáng thế" (Khải huyền 13:8).
B. Cựu Ước nói trước về sự bỏ trốn của họ (câu 31b).
Mathiơ, một chứng nhân ghi lại rằng Chúa Jêsus đã trưng dẫn trực tiếp từ Cựu Ước như một sự ứng nghiệm lời tiên tri. Chúa Jêsus đã kể ra Xachari 13:7. Giống như nhiều chi tiết khác trong tuần lễ Thương Khó, "những lời các đấng tiên tri đã chép được ứng nghiệm".
Hãy suy nghĩ trong một phút, Chúa Jêsus đã cung ứng cho họ vài mẫu tin tức đáng giật mình. Thứ nhứt, Ngài sẽ bị nộp vào trong tay của kẻ thù rồi bị đóng đinh trên thập tự giá. Thứ hai, kẻ phản bội lại là một trong 12 sứ đồ. Giờ đây, tình hình lại càng nguy kịch hơn, Ngài phán hết thảy họ sẽ "vấp phạm" rồi trốn đi. Để nhấn mạnh thực tại của lẽ thật nầy Chúa Jêsus chỉ cho họ thấy sự chối bỏ của họ đến thẳng từ trong Cựu Ước.
Xachari đã nói tiên tri về các tiên tri thờ lạy hình tượng, họ sẽ bị cất ra khỏi Israel. Một số người trong họ sẽ đoạn tuyệt với sự dối gạt của mình. Tuy nhiên trong câu 7, Đức Giêhôva phán: "Hỡi gươm, hãy thức dậy nghịch cùng kẻ chăn của ta, và nghịch cùng người làm bạn hữu ta; hãy đánh kẻ chăn, cho những chiên tản lạc". Hãy chú ý Đức Giêhôva phán về "kẻ chăn của ta" "người làm bạn hữu ta" (ý nói tới sự đồng đẳng). Chính Đấng Chăn/Bạn Hữu thiêng liêng mà Đức Giêhôva kêu gọi "gươm" đến "đánh". Rõ ràng, điều nầy chỉ có thể nhắm vào Đấng Mêsi mà thôi. Êsai 53 chép: "Thật người đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta; mà chúng ta lại tưởng rằng người đã bị Đức Chúa Trời đánh và đập, và làm cho khốn khổ".
"Bầy chiên" theo một ý nghĩa chung chung đề cập tới nước Israel, từ thời điểm nầy trở đi sẽ bị "tản lạc" và bị tan rải khắp thế gian. Cho tới ngày nay, căn cứ vào một thiểu số nhỏ người Do thái trên thế giới, còn sống trong nước Israel.
Theo một ý nghĩa đặc biệt, "bầy chiên" bị tản lạc rõ ràng đề cập tới các môn đồ của Chúa Jêsus và đặc biệt là 11 môn đồ. Khi Chúa Jêsus bị đánh bị đập, từng người trong số họ sẽ "vấp phạm" và hết thảy họ "sẽ bị tản lạc".
C. Sự toàn tri của Chúa Jêsus bảo đảm sự phục hưng của họ (câu 31).
Sau các tin tức đau thương nầy, Chúa Jêsus cung ứng cho họ một lý do để vui mừng, hy vọng vào ngày mai và buổi bình minh hầu đến so với bóng đêm tăm tối của đời sống họ. Ngài phán: "Song sau khi ta sống lại rồi, ta sẽ đi đến xứ Ga-li-lê trước các ngươi".
Chúa Jêsus sẽ đối mặt với sự hy sinh vì cớ tội lỗi và sự chết của Ngài trên thập tự giá, vì Ngài biết rõ sự chết không thể giữ được Ngài. Ngài biết Ngài sẽ sống lại từ kẻ chết bởi quyền phép của Cha Ngài. Ngài đã phán điều nầy rồi trong một vài cơ hội (16:21; 17:9, 23; 20:18-19).
Các môn đồ vốn biết rõ Chúa Jêsus có quyền phép thắng hơn sự chết. Họ đã nhìn thấy Ngài kêu gọi mấy người từ kẻ chết sống lại. Có lẽ sự sống lại cảm động nhất do chính tay Ngài thực hiện, ấy là sự sống lại của Laxarơ. Khi ấy, Chúa Jêsus đã phán: "Ta là sự sống lại và sự sống; kẻ nào tin ta thì sẽ sống, mặc dầu đã chết rồi" (Giăng 11:25).
Họ cần phải nhớ rõ khi bóng tối tăm nầy đã qua đi, khi họ biết Ngài đã "sống lại" rồi mới đi qua xứ "Galilê" vì Ngài sẽ lên đó trước họ.
Khi mấy người đờn bà gặp thiên sứ nơi ngôi mộ trống, Ngài đã phán cùng họ rằng: "Ngài không ở đây đâu; Ngài sống lại rồi, như lời Ngài đã phán. … hãy đi mau nói cho môn đồ Ngài hay rằng … Ngài đi trước các ngươi qua xứ Ga-li-lê; ở đó, các ngươi sẽ thấy Ngài" (28:6-7). Mấy phút sau đó, hai người có tên Mary đã nhìn thấy chính mình Chúa Jêsus. Ngài phán cùng họ: "hãy đi bảo cho anh em ta đi qua xứ Ga-li-lê, ở đó sẽ thấy ta" (câu 10). Ở phần cuối chương, chúng ta thấy quả thực "Mười một môn đồ, đi qua xứ Ga-li-lê, lên hòn núi mà Đức Chúa Jêsus đã chỉ cho".
Bài học ở đây, ấy là dù các môn đồ có yếu đuối, dù họ vấp phạm, họ đã không làm ngăn trở chương trình tối thượng của Đức Chúa Trời được. Thực vậy, Đức Chúa Trời đã sử dụng tình trạng yếu đuối của họ để hoàn tất chương trình của Ngài. Ngài cũng sẽ làm như thế với chúng ta. Chúng ta không nên lo lắng mà chi. Chúng ta tin cậy vào quyền tể trị của Ngài.
II. Sự kiêu ngạo của các môn dồ (các câu 33-35).
A. Phierơ khhoe khoang trong sự kiêu căng (câu 33).
Không cứ cách nào đó, Phierơ, một là không nghe thấy hoặc bất chấp lời nói của Chúa Jêsus. Tôi không nghĩ là ông có nghe Chúa Jêsus phán điều chi sau khi Ngài phán: "hết thảy các ngươi sẽ vấp phạm vì cớ ta". Phierơ đã nghĩ: "Có thể hết thảy bọn họ sẽ vấp phạm, còn mình thì không đâu!" Chính trong lối suy nghĩ ấy, ông đã thốt ra: "Dầu mọi người vấp phạm vì cớ thầy, song tôi chắc không bao giờ vấp phạm vậy".
Hãy hình dung nỗi buồn đau đớn lắm mà Cứu Chúa đã phải chịu. Kẻ phản Ngài đang ngồi gần đây! Ngài sắp sửa phải gánh chịu sự hành hình và sự chết về phần xác. Còn tệ hơn nữa, Ngài sắp sửa gánh lấy từng tội lỗi của từng người thuộc dòng dõi Ađam trên chính linh hồn vô tội của Ngài. Thực vậy, trong câu 38, Ngài phán: "Linh hồn ta buồn bực cho đến chết". Trên hết mọi điều nầy, Phierơ lại lòi ra thái độ mâu thuẫn có tính cách tự phụ đối với lời lẽ của Chúa Jêsus!
Phierơ nhắc cho tôi nhớ tới mấy đứa con của tôi. Chúng hay nghe theo kiểu chọn lọc lắm. Chúng chỉ nghe những gì chúng muốn nghe và chúng luôn luôn muốn tranh luận. Mặc dù Phierơ nói: "Lạy Chúa, tôi ở với Ngài. Đối với tôi, không có gì ngạc nhiên khi từng người trong số người nầy sẽ xây lưng bỏ chạy. Họ chưa từng biết tận tụy đâu. Nhưng Ngài không thể nói tôi quên Ngài được. Tôi không quên đâu! Chúng ta đã ở với nhau quá lâu rồi! Ngài biết tôi mà! Ngài biết tôi rất vững vàng mà. Tôi sẽ đứng và chiến đấu cho Ngài, lạy Chúa. Chúng nó phải bước qua xác tôi thì mới bắt được Ngài!"
Những gì Mathiơ không thuật lại cho chúng ta biết, các trước giả sách tin lành khác lại chỉ ra. Giăng 14-17 cho thấy rằng sau Tiệc Thánh, Chúa Jêsus đã trao đổi với họ nhiều vấn đề ở trên phòng cao đó. Ngài nói cho họ biết về thiên đàng, sự giáng lâm của Đức Thánh Linh, sự chống đối mà họ sẽ gặp phải, quyền phép của Ngài thể nào ở cùng họ và Ngài sẽ tái lâm như thế nào. Họ đã nghe Ngài cầu nguyện một bài cầu nguyện thật linh động và rất quan trọng, trong đó Ngài đã cầu thay vì ích cho họ. Luca 22:31-32 ghi lại mọi điều Chúa Jêsus đã phán trong khi vẫn còn ở trên phòng cao: "Hỡi Si-môn, Si-môn, nầy quỉ Sa-tan đã đòi sàng sảy ngươi (“hết thảy các ngươi” – số nhiều) như lúa mì. Song ta đã cầu nguyện cho ngươi (số ít), hầu cho đức tin ngươi không thiếu thốn. Vậy, đến khi ngươi đã hối cải, hãy làm cho vững chí anh em mình". Thay vì sấp mặt xuống đất trong sự hạ mình, Phierơ đã kháng cự lại lời tiên tri nầy, ông nói: "Thưa Chúa, tôi sẵn lòng đi theo Chúa, đồng tù đồng chết". Khi ấy Chúa phán: "Hỡi Phi-e-rơ, ta nói cùng ngươi, hôm nay khi gà chưa gáy, ngươi sẽ ba lần chối không biết ta" (câu 34).
B. Lời tiên đoán chắc chắn của Chúa Jêsus (câu 34).
Bây giờ, ở đây, trên đường đi đến vườn, sau khi Phierơ tự phụ một lần nữa về tính trung thực của mình, Chúa Jêsus lặp lại những gì Ngài đã phán trước đó: "Quả thật, ta nói cùng ngươi, chính đêm nay, trước khi gà gáy, ngươi sẽ chối ta ba lần".
Lúc bấy giờ trời tối lắm, có lẽ gần tới nửa đêm rồi. Nếu quí vị từng để thì giờ ở quanh bầy gà, quí vị biết ngay con gà trống không chờ cho tới khi mặt trời mọc nó mới bắt đầu gáy lên đâu. Chúa Jêsus đang phán rằng trong vòng mấy giờ đồng hồ nữa, có lẽ ba hoặc bốn giờ đồng hồ thôi, Phierơ sẽ chối Ngài "ba lần". Thực vậy, không lâu sau đó Phierơ đã đưa ra lời chối thứ ba của mình "tức thì gà gáy. Phi-e-rơ nhớ lại lời Đức Chúa Jêsus đã phán….Đoạn, người đi ra và khóc lóc cách đắng cay" (các câu 74-75).
C. Quyết định tự tin của Phierơ (câu 35).
Đến bây giờ, Phierơ chưa tin Chúa Jêsus. Ở một số trường hợp khác, Phierơ đã quở trách hay mâu thuẫn với Chúa (16:22). Ông tưởng mình vững vàng hơn, mạnh mẽ hơn, cứng rắn hơn và trung tín hơn các môn đồ khác. Giờ đây chúng ta thấy ông chỉ tin cậy tuyệt đối vào sức riêng của mình, vì vậy ông nói: "Dầu tôi phải chết với thầy đi nữa, tôi chẳng chối thầy đâu". Lời nói nầy thật là dứt khoát, dường như ông đã hô lớn lên vậy. Không có ai giỏi hơn ông nữa, "hết thảy môn đồ đều nói y như vậy". Sự ngạo mạn ấy rất hay lây.
Nhiều ngày sau, sau ba lần chối, sau sự chết, sự chôn và sự sống lại của Chúa, Phierơ đã ngồi với Chúa dùng điểm tâm bên bờ biển Galilê. Giăng 21:15 ghi lại thể nào Chúa Jêsus đã hỏi: "Hỡi Si-môn, con Giô-na, ngươi yêu ta hơn những kẻ nầy chăng?" Lời đáp của Phierơ giờ đây rất rụt rè và không dám chắc. Ông đáp: "Lạy Chúa, phải, Chúa biết rằng tôi yêu Chúa". Ông không nói ông yêu Ngài nhiều nhất, mà nói rằng Chúa biết ông yêu Ngài. Không còn có tự hào, không còn có những lời lẽ xẳng xớm nữa. Tình yêu của Phierơ đã không thu nhỏ lại, nhưng sự kiêu ngạo cực kỳ của ông đã không còn có nữa. Tôi nghĩ sở dĩ như thế là vì Phierơ đã chối Chúa ba lần, còn Chúa Jêsus đã cung ứng cho Phierơ ba cơ hội để thể hiện ra tình yêu của ông.
Phierơ, cũng như số môn đồ còn lại, họ đã học một bài học mà chúng ta là các môn đồ thời hiện đại đây phải tiếp thu. Khi chúng ta tin cậy vào khả năng riêng của mình, chúng ta sẽ luôn thất bại. Khi chúng ta tin cậy vào khả năng của Đấng Christ, chúng ta luôn luôn đắc thắng.
Một vài ngày sau, vào kỳ lễ Ngũ Tuần, một Phierơ đã được biến đổi đứng trước đoàn dân đông và dạn dĩ rao giảng Đấng Christ. Còn các môn đồ khác, họ dạn dĩ nói với thầy tế lễ cả: "Thà phải vâng lời Đức Chúa Trời còn hơn là vâng lời người ta" (Công Vụ các Sứ Đồ 5:29). Đức Chúa Trời đang hành động, Ngài tể trị thậm chí trên mọi thất bại của chúng ta. Thế rồi Ngài phục hưng chúng ta và mặc lấy cho chúng ta quyền phép để lo làm công việc của Ngài.

***



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét