Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

Bài 65: Mathiơ 17:22-27: "Quyền Công Dân Và Người Tin Chúa"


MATHIƠ – VUA CÁC VUA
Quyền công dân và người tin Chúa
Mathiơ 17:22-27
1. Cách đây chừng hai tuần lễ, tôi đến dự một bữa tiệc, trong đó vị Mục sư đã thuật lại Hội thánh địa phương của ông rất có hiệu quả trong việc thay đổi ban giám hiệu của học đường trong cộng đồng của họ. Từ những gì ông cho biết, tôi đồng ý là ban giám hiệu của học đường đã cần đến một vài sự thay đổi cơ bản. Tôi khen ngợi chỗ đứng mà ông và Hội thánh của ông đã có được trong việc duy trì các tiêu chuẩn đạo đức theo Kinh Thánh trong cộng đồng đó. Trong khi tôi có thể nhất trí với các Cơ đốc nhân năng động trong đấu trường chính trị công khai, tôi nhận ra có một sự thử thách khá tinh tế đối với đích nhắm hoàn toàn thiên về chính trị và không còn là thuộc linh của chúng ta nữa.
2. Vai trò của một tín hữu biết đầu phục và chính quyền luôn luôn là một trắc nghiệm khó. Một số người là NHÀ HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ, họ muốn xác nhận chất lượng của các ứng cử viên và các đảng chính trị. Họ muốn nói phải bỏ phiếu như thế nào và chúng ta phải đầu phiếu cho ai. Đôi khi họ thắc mắc tính cách thuộc linh của người tín đồ nào không nhất trí hoặc không đồng cảm về mặt chính trị. Mặt khác, có NHỮNG NGƯỜI THEO CHỦ NGHĨA BIỆT LẬP, những Cơ đốc nhân nào ngại xuất hiện công khai trước chính quyền, họ tin rằng con người trần tục nên điều khiển chính quyền trần tục và người tín đồ dính dáng vào những việc như thế đương nhiên họ là thế gian và xác thịt.
3. Cả hai thái cực nầy đều không đúng đâu. Cần có phải một sự cân đối nào đó. Hãy mở ra ở Philíp 3:20-21. Trong khi chúng ta đang có "quyền công dân ở trên trời", chúng ta vẫn còn sinh sống ở trên đất. Chúng ta biết sự thay đổi sau rốt phải đến từ sự biến đổi thuộc linh, nhưng chúng ta cũng phải sống trong thế gian nầy. Trong phân đoạn nầy Chúa Jêsus nói tới vấn nạn: người tin Chúa và quyền công dân. Tuy nhiên, trước tiên một lần nữa Ngài nói tiên tri về thập tự giá của Ngài.
I. Lời tiên tri của Chúa Jêsus về thập tự giá (các câu 22-23).
A. Chúa Jêsus dẫn các môn đồ qua xứ Galilê (câu 22a).
1. Sau một thời gian ngắn thi hành chức vụ ở khu vực phía Bắc xứ Israel gần Sêsarê Philíp, Chúa Jêsus dẫn các môn đồ quay trở lại vùng Biển Galilê quen thuộc, gần thành Cabênaum.
2. Đặc biệt, họ đã ở "trong xứ Galilê". Theo nghĩa đen, câu Kinh Thánh nói rằng họ đã "nhóm lại với nhau" tại đó. Câu Kinh Thánh cho rằng họ đã ở trong khu vực một thời gian ngắn khi Chúa Jêsus dạy dỗ họ.
3. Tại thời điểm nầy, Chúa Jêsus bắt đầu để ít thì giờ với đoàn dân đông và nhiều thời gian với các môn đồ. Họ đang bước vào một trường tập huấn sẽ giúp cho họ phục vụ tốt sau Lễ Ngũ Tuần.
B. Chúa Jêsus dạy dỗ các môn đồ về thập tự giá (các câu 22b-23).
1. Đây là lần thứ ba Mathiơ ghi lại về lời báo trước của Chúa Jêsus về sự chết, sự chôn và sự sống lại của Ngài (đối chiếu 16:21; 17:12).
2. Tôi không tin rằng cơ hội đặc biệt nầy là những thời điểm duy nhất Chúa Jêsus đã dạy về mọi điều đang chờ đợi Ngài, mà là tượng trưng của nhiều lần Ngài nổ lực giải thích mọi sự nầy cho các môn đồ rõ.
3. Chúa Jêsus phán Ngài sẽ "bị nộp trong tay người ta". Spurgeon nói sự kiện nầy như sau: "Ngài sống vì con người, Ngài bị nộp bởi con người, và Ngài chịu chết cũng bởi con người".
4. Hơn nữa, Chúa Jêsus phán: "họ sẽ giết Ngài". Từ Hy lạp nói tới "giết" ở đây có nghĩa là bị hành quyết hay bị kết án tử hình.
5. Chúa Jêsus không thụ động hay bất lực về sự  thập tự giá đã quy cho Ngài. Ngài chủ động đối mặt với nó.  Luca 9:51 chép khi giờ ấy đến, Ngài "quyết định đi thành Giê-ru-sa-lem". Trong Luca 18:31 Ngài phán: "Kế đó, Đức Chúa Jêsus đem mười hai sứ đồ riêng ra mà phải rằng: Nầy, chúng ta lên thành Giê-ru-sa-lem, mọi điều mà các đấng tiên tri đã chép về Con người sẽ ứng nghiệm". Chúng ta hãy đọc lời lẽ của Chúa Jêsus từ Giăng 10:15-18.
6. Chúa Jêsus không những đã để lại cho họ với những tin tức xấu. Ngài còn nói cho họ biết các tin tức tốt lành nữa! Ngài phán về "ngày thứ ba Ngài sẽ sống lại". Một giáo sư Kinh Thánh đã phê bình: "Ngài bọc đường cho viên thuốc đắng sự chết của Ngài với mùi vị ngọt ngào của sự Ngài chắc chắn sẽ sống lại".
7. Hãy chú ý họ "lo buồn lắm". Họ không thích những gì Ngài đã phán. Chúng ta nhớ Phierơ đã tìm cách "can" Chúa vì đã nói ra những việc như vậy. Có lẽ đấy là lý do tại sao Mác 9:32 chép: "Nhưng môn đồ không hiểu lời ấy, lại sợ không dám hỏi Ngài".
8. Họ đã "lo buồn lắm" vì họ không thể nhìn xuyên qua thập tự giá để thấy sự sống lại. Thậm chí sau Sự Hoá Hình và sự chữa lành cho cậu bé bị quỉ ám, họ vẫn "chưa tin" khi phải đến với chương trình của Đức Chúa Trời.
9. Lời Đức Chúa Trời khi được hiểu có phân nửa thì "đáng buồn lắm". Nếu họ chỉ hiểu Chúa Jêsus sẽ bị "nộp""bị giết" chắc chắn họ sẽ buồn rầu. Nếu họ đã hiểu rõ sự sống lại cùng mọi hàm ý đời đời của nó, thay vì buồn rầu, họ sẽ vui mừng lắm.
10. Nếu chúng ta chỉ hiểu phần [a] của Rôma 6:23: "Vì tiền công của tội lỗi là sự chết", quả thực điều nầy đúng là đáng buồn.
11. Niềm vui của chúng ta được trọn vẹn ở phần [b] của câu: "…sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Jêsus Christ Chúa chúng ta".
II. Sự Chúa Jêsus nộp thuế (các câu 24 -25a).
A. Câu hỏi tại thành Cabênaum (câu 24a).
1. Ngay sau khi họ đã "đến thành Cabênaum" trong xứ Galilê, "những người thâu thuế của đền thờ" đã đến gần Phierơ hỏi về sự nộp thuế của Chúa Jêsus. Có lẽ họ đã đưa ra câu hỏi nầy khi các môn đồ vào trong thành phố.
2. Tại sao họ đến với Phierơ?  Thứ nhứt, Phierơ là công dân của thành Cabênaum. Ông đã sống và đã hành nghề đánh cá ở đó trước khi ông gặp Chúa. Thứ hai, ai cũng biết Phierơ là một lãnh đạo giữa vòng các môn đồ. Thứ ba, có lẽ Chúa Jêsus đang ngụ trong nhà của Phierơ.
B. Thắc mắc về thuế đền thờ (câu 24b).
1. "Thuế đền thờ” hay "tiền thuế" là thuế gì? Từ ngữ Hy lạp là didrachmon, có nghĩa là "hai đồng [tiền Hy lạp]" hay tương đương với tiền công của hai ngày lao động.
2. Đây là món thuế được người Do thái thu lấy với sự cho phép của Rôma dành cho sinh hoạt của đền thờ tại thành Jerusalem. Đây là tiền nộp của tôn giáo có nguồn gốc theo luật pháp Cựu Ước, nhưng đã được mở rộng bởi truyền khẩu.
3. Hãy trở lại với Xuất Êdíptô ký 30:11-16. Về nguồn gốc "hai đồng bạc thuế" hay “nửa siếclơ”  mà mỗi người phải nộp trong các năm họ bị điểm số. Đây không phải là một thứ thuế thu hàng năm đâu.
4. Người nào nghĩ họ kỉnh kiền, họ luôn luôn nộp thuế dù không bắt buộc. Từ từ "thuế đền thờ" đã được những người Do thái tin kính mong đóng dù luật pháp không bắt buộc.
5. Không một người Do thái tự trọng nào mà chậm trễ nộp thuế hết. Người ấy cũng nộp thuế nầy theo một cách thức mà người khác nhìn biết người đã nộp thuế ấy rồi.
C. Thắc mắc có một câu trả lời thật dễ dàng (câu 25a).
1. Phierơ mau mắn trả lời: "Có". Ông chẳng chút nghi ngờ chi vì Chúa Jêsus đã nộp các thứ thuế, Ngài luôn luôn làm như vậy.
2. Hơn nữa, tôi nghĩ Phierơ là người bị phật lòng bởi câu hỏi giống như thể họ đã thắc mắc về tính trung thực của Chúa vậy.
III. Nguyên tắc của Chúa Jêsus về chính quyền (các câu 25b-27a).
A. Chúa Jêsus khởi xướng cuộc bàn luận (câu 25a).
1. Trong khi Phierơ trao đổi với những người đến thu thuế, điều nầy cho thấy Chúa Jêsus đã ở “trong nhà”, có lẽ là nhà của Phierơ.
2. Sau khi khẳng định Chúa Jêsus quả thực có nộp “thuế đền thờ" rồi trở vào "trong nhà", câu 25 nói rằng Chúa Jêsus đã "hỏi trước” Phierơ.
3. Nhiều lần trong các sách Tin lành, chúng ta đọc thấy Chúa Jêsus có thói quen nói tới những suy nghĩ của con người. Trong sự toàn tri của Ngài, Chúa Jêsus vốn biết rõ sự bàn bạc giữa những người thu thuế và Ngài phán với Phierơ về cuộc trao đổi đó trước khi Phierơ thưa trình lại.
B. Chúa Jêsus đưa ra một câu hỏi có tính cách quyết định (các câu 25b-26)
1. Chúa Jêsus hỏi: "Hỡi Si-môn, ngươi nghĩ sao? Các vua thế gian thâu lương lấy thuế ai? Thâu của con trai mình hay là của người ngoài?"
2. Trong thời buổi đó, những người cai trị hay "các vua thế gian" thường đề ra các tiêu chuẩn để thu thuế. Gia đình của họ cũng như những ai thân cận với họ thường được miễn xâu thuế. Phierơ vốn hiểu rõ thói tục nầy nên ông trả lời ngay: "Người ngoài". Ông biết rõ "các con trai" được miễn hết. Chúa Jêsus khẳng định: "Vậy thì các con trai được miễn thuế".
3. Hãy suy nghĩ trong một phút về ý nghĩa của "thuế đền thờ". Đền thờ thuộc về ai nào? Đức Chúa Trời. Còn Chúa Jêsus là ai? Con Đức Chúa Trời. Nếu có ai được miễn khỏi phải nộp "thuế đền thờ" thì chắc chắn đó là Chúa Jêsus. Trong 16:16, Phierơ tuyên bố: "Chúa là Đấng Christ, con Đức Chúa Trời hằng sống". Người Do thái không có quyền bắt Chúa Jêsus phải nộp thuế.
C. Chúa Jêsus đưa ra một nguyên tắc lâu dài (câu 27).
1. Ngài bảo Phierơ thuế phải nộp: "để chúng ta khỏi làm gương xấu cho họ". Thật là giàu ơn làm sao! Chúa Jêsus không buộc phải nộp, tuy nhiên việc Ngài nộp thuế lại gây ra xôn xao trong dư luận. Giăng 1:17 chép: "Vì luật pháp đã ban cho Môi-se, còn ơn và lẽ thật bởi Đức Chúa Jêsus Christ mà đến".
2. Nguyên tắc thật đơn giản: “Thà nộp một thứ thuế bất hợp lý hơn là gây ra một sự mích lòng”.
3. Chúng ta cần phải phục theo các bậc cầm quyền và nộp các thứ thuế vì quyền bính của họ đến từ Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy đọc Rôma 13:1-7.
4. I Timôthê 2:2 dạy chúng ta phải cầu nguyện "cho các vua, cho hết thảy các bậc cầm quyền, để chúng ta được lấy điều nhơn đức và thành thật mà ở đời cho bình tịnh yên ổn".
John MacArthur đã nói theo cách nầy: "Một người tin Chúa buộc phải chu toàn mọi bổn phận của mình như một công dân của đời nầy. Mặc dù quyền công dân đời đời và trọn vẹn của người là ở trên trời và chính quyền loài người hết thảy đều ở trong các cấp độ đồi bại khác nhau, trong khi người còn ở trên đất, người cũng còn ở dưới sự bó buộc của nhà cầm quyền loài người. Trừ phi việc thực thi quyền công dân đời nầy khiến cho người phải trực tiếp bất tuân Đức Chúa Trời, người bị luật pháp thiêng liêng buộc phải phục theo luật pháp của con người".
5. Cách duy nhất chúng ta được xưng công bình khi bất tuân là khi luật pháp con người khiến chúng ta làm trái với Lời của Đức Chúa Trời. Như Phierơ và Giăng đã nói với Toà Công Luận trong Công Vụ các Sứ Đồ 4:19-20 khi họ bị buộc phải thôi không được rao giảng về Chúa Jêsus nữa: "Nhưng Phi-e-rơ và Giăng trả lời rằng: Chính các ông hãy suy xét, trước mặt Đức Chúa Trời có nên vâng lời các ông hơn là vâng lời Đức Chúa Trời chăng? Vì, về phần chúng tôi, không có thể chẳng nói về những điều mình đã thấy và nghe”.
IV. Sự tiếp trợ của Chúa Jêsus cho một nhu cần (câu 27b).
A. Một đồng bạc rút ra từ ngân hàng của Đức Chúa Trời.
Một người kia đến nghỉ hè tại Acapulco nghe thấy tiếng la của người đờn bà bên bờ biển khi bà ta quì gối trước một đứa trẻ. Đứa trẻ nầy đã nuốt một đồng tiền. Ông ta bèn nắm lấy hai gót chân của đứa nhỏ, rồi lắc mạnh đứa trẻ mấy cái, và đồng xu rớt xuống đất, người đờn bà kia kêu kên: "Ôi, cảm ơn ông!" "Ông biết cách lấy đồng tiền ra khỏi cháu. Phải ông là bác sĩ không?" Ông kia đáp ngay: "Không phải đâu, thưa bà". "Tôi làm việc trong Sở Thuế Hoa Kỳ đấy ạ".
1. Chúa Jêsus bảo Phierơ hãy "ra biển". Hãy nhớ rằng họ đang ở tại thành Cabênaum trên bờ biển Galilê. Có lẽ đây là một chuyến đi bộ ngắn mà thôi.
2. Chúa Jêsus cũng bảo Phierơ "câu cá". Nghề trước kia của ngư phủ Phierơ là nghề đánh bắt cá để bán. Trong các phần ghi chép khác của Kinh Thánh về những lần ra khơi đánh cá của ông, ông hay sử dụng một tấm lưới.
3. Chẳng có một dấu hiệu nào cho thấy ông sử dụng mồi câu cả! Lần tới tôi đi câu cá, tôi muốn Chúa Jêsus làm người bạn đồng hành với tôi!
4. Chúa Jêsus phán: "hãy bắt lấy con cá nào dính câu trước tiên". Dường như Phierơ đã quăng lưới mà không có mồi, có một con cá liền cắn lấy lưỡi câu. Có còn nhớ khi Chúa Jêsus bảo Phierơ ném lưới mình ở bên kia chiếc thuyền không?
5. Kế đó, Chúa phán: "Rồi khi ngươi banh miệng nó ra, sẽ thấy một đồng bạc ở trong". Làm sao đồng tiền đó lại lọt vào miệng con cá cho được chứ? Có phải Đức Chúa Trời đã tình cờ khiến cho đồng tiền đó bị rơi xuống nước và con cá đó đã nuốt lấy nó, rồi cắn câu của Phierơ chăng? Phải chăng Đức Chúa Trời đã khiến cho đồng tiền xuất hiện trong miệng của con cá trước khi ông giăng câu không?
6. Bằng cách nào đồng tiền lọt vào miệng con cá thì chẳng phải là vấn đề, nó có mặt ở đó đúng lúc lắm. Giống như bà goá Sarépta, dầu và bột của bà ta vẫn cứ còn không bao giờ hết, Đức Chúa Trời đang tiếp trợ.
7. "Đức Chúa Trời tôi sẽ làm cho đầy đủ mọi sự cần dùng của anh em y theo sự giàu có của Ngài ở nơi vinh hiển trong Đức Chúa Jêsus Christ" (Philíp 4.19).
B. Một minh hoạ cho tình yêu thương của Đức Chúa Trời.
1. Chúa Jêsus bảo Phierơ đi lấy "tiền" từ miệng con cá rồi "đem nộp thuế cho ta với ngươi". Ngài cần phải nộp "thuế đền thờ" với đồng tiền.
2. Khi Phierơ banh miệng con cá ra, "đồng tiền" mà ông tìm được không phải là đồng tiền Hy lạp didrachmon đâu, "thuế đền thờ" đó là tiền vàng cỗ Hy lạp, một đồng tiền có giá gấp bằng hai, một đồng tiền có giá trị gấp bằng hai đồng didrachmon, giá chính xác của “thuế đền thờ” hai đồng, nộp cho cả Chúa Jêsus và Phierơ.
3. Đây là một bức tranh đẹp nói về thập tự giá. Dù Chúa Jêsus là Con vô tội của Đức Chúa Trời đã không mắc một món nợ nào về tội lỗi cả. Ngài đã chịu chết vì tội lỗi giống như thể chính mình Ngài là một tội nhân vậy. Cũng thế, Ngài bằng lòng trả giá tội lỗi bằng một sự hy sinh.
4. Là Con của Đức Chúa Trời, Chúa Jêsus có quyền từ chối không nộp thuế. Tuy nhiên, Ngài giàu ơn, sẵn lòng bỏ đi quyền ấy rồi nộp đủ số, không những nộp cho Ngài mà còn nộp cho Phierơ nữa.
C. Một phương ngôn trong chương trình của Đức Chúa Trời.
1. Chắc chắn Phierơ đã nhớ tới đồng tiền trong miệng cá khi ông viết mấy lời nầy trong I Phierơ 2:9-17.
2. Có gì sai với những Cơ đốc nhân đang làm việc trong các chức vụ được bầu chọn không? Không, tất nhiên là không rồi. Trọng tâm của chúng ta có đáng phải là một chương trình hoạt động về chính trị không? Không. Chúng ta đang ở trong thế gian, song không thuộc về thế gian. Chúng ta có quyền công dân trên đất, nhưng sâu sắc hơn là quyền công dân ở trên trời kìa.
Trong “Bức thư viết cho Dignetus”, một tài liệu cổ vào khoảng thế kỷ thứ hai sau công nguyên, một nhà văn giấu tên mô tả một dân sống trên thế gian song lại không thuộc về thế gian. Ông viết: "Cơ đốc nhân không có gì khác biệt với nhiều người khác về địa dư, về ngôn ngữ, và tập tục; quí vị thấy đấy, họ không sống trong các thành thị riêng, hay nói một thổ ngữ kỳ dị nào đó… Họ sinh sống trong cả xứ Hy lạp cùng các thành dân Ngoại khác, tùy theo cơ hội cho phép. Họ vẫn làm theo các tập tục của địa phương trong cách ăn mặc, và các phương diện khác trong cuộc sống. Nhưng đồng thời, họ còn bày tỏ ra cho chúng ta thấy hình thái khác thường về quyền công dân của họ. Họ sống tại nguyên quán của họ, nhưng  như người xa lạ… Đối với họ, từng xứ lạ nào cũng y như là nguyên quán của họ vậy, và từng nguyên quán cũng giống như xứ lạ vậy".

***


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét