Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

Bài 68: Mathiơ 18:15-20: "Kỷ Luật Theo Kinh Thánh"


MATHIƠ – VUA CÁC VUA
Kỷ luật theo Kinh Thánh
Mathiơ 18:15-20
1. Phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta nằm giữa sự dạy của Chúa Jêsus liên quan tới con cái của Đức Chúa Trời. Chương nầy mở đầu với Cứu Chúa gọi một "đứa trẻ" đến và có lẽ đang bồng nó bên hông Ngài "ở giữa" các môn đồ. Ngài dạy cho họ biết rằng trừ phi chúng ta trở nên như "đứa trẻ" chúng ta sẽ "chẳng được vào nước thiên đàng đâu" (câu 3). Ngài cũng dạy rằng người nào "trở nên khiêm nhường như đứa trẻ" sẽ là "lớn hơn hết trong nước thiên đàng". Trong các câu 6-9, Chúa Jêsus cảnh cáo những ai gây cho "những đứa nhỏ nầy" là con cái thuộc linh của Đức Chúa Trời, "sa vào tội lỗi" hay sa ngã. Trong các câu 10-14, Chúa Jêsus dạy rằng chúng ta không nên "khinh dể một đứa nào trong những đứa trẻ nầy", chúng ta đừng coi thường bất kỳ người nào trong vòng con cái của Đức Chúa Trời. Thậm chí đối với những người đã lạc sai, Chúa Jêsus Đấng Chăn của dân Ngoại, sẽ tìm kiếm và đem họ về nhà. Đức Chúa Trời không muốn bất kỳ ai trong số họ sẽ bị "hư mất" hoặc giả họ trở nên vô dụng cho Nước Trời.
2. Phân đoạn Kinh Thánh nầy dạy dỗ với đề tài kỷ luật, sửa phạt con cái của Đức Chúa Trời khi họ sai lạc. Là bậc làm cha mẹ, chúng ta hiểu tầm quan trọng của kỷ luật. Châm ngôn 13:24 chép: "Người nào kiêng roi vọt ghét con trai mình; Song ai thương con ắt cần lo sửa trị nó". Khi con cái chúng ta loạn nghịch, chúng ta sử dụng kỷ luật để đem chúng trở lại với sự vâng phục. Kỷ luật là một công cụ cho sự dạy dỗ. Ngay cả từ “kỷ luật” (disciple) đã bắt rễ từ chữ “chức năng môn đồ” (discipleship).
3. Là Cha chúng ta ở trên trời, Đức Chúa Trời kỷ luật chúng ta, là con cái của Ngài. Châm ngôn 3:11-12 chép: "Hỡi con, chớ khinh điều sửa phạt của Đức Giê-hô-va, chớ hiềm lòng khi Ngài quở trách; Vì Đức Giê-hô-va yêu thương ai thì trách phạt nấy. Như một người cha đối cùng con trai yêu dấu mình". Đức Chúa Trời sử dụng mọi hoàn cảnh để đem chúng ta trở lại khi chúng ta lạc sai. Hêbơrơ 12:7-8 chép: "Ví bằng anh em chịu sửa phạt, ấy là Đức Chúa Trời đãi anh em như con, vì có người nào là con mà cha không sửa phạt? Nhưng nếu anh em được khỏi sự sửa phạt mà ai nấy cũng phải chịu, thì anh em là con ngoại tình, chớ không phải con thật".
4. Không những Đức Chúa Trời kỷ luật con cái Ngài, mà Ngài còn đưa hết thảy các tín đồ vào trong vòng kỷ luật nữa. Trong phân đoạn nầy Chúa Jêsus dạy chúng ta mọi điều phải làm "nếu anh em ngươi phạm tội". Chúng ta hãy tiếp thu ba lẽ thật về kỷ luật theo Kinh Thánh.
I. Kỷ luật theo Kinh Thánh rất cần thiết.
Lưu ý bốn lý do để thực thi kỷ luật.
A. Kỷ luật giữ cho Hội Thánh được tinh sạch.
1. Đức Chúa Trời rất nghiêm khắc về sự tinh sạch. Ngài muốn chúng ta sống trong sự thánh khiết. Ngài phán trong I Phierơ 1:16: "Hãy nên thánh, vì ta là thánh" (đối chiếu Lêvi ký 11:44).
2. Chúng ta nghe rao giảng và dạy dỗ nhiều về tình yêu thương, ân điển, sự thương xót và ơn tha thứ của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, có một sự thiếu sót lớn trong sự dạy dỗ về mong muốn của Ngài về tình trạng thanh sạch. Đức Chúa Trời ao ước rằng con cái Ngài phải "đi trong sự sáng cũng như chính mình Ngài ở trong sự sáng" (I Giăng 1:7). Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải đương diện với tội lỗi của mình. Ngài muốn sự thánh khiết chớ không muốn sự giả hình.
3. Trong Công Vụ các Sứ Đồ 5:1-11, chúng ta học biết về tội lỗi của A-na-nia và Sa-phia-ra, hai Cơ đốc nhân đầu tiên đã nói dối Đức Thánh Linh mà giữ lại phần lẽ ra phải dâng hiến cho Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã đánh họ, cả hai đều ngã chết. Câu 11 đặc biệt chép: "Cả Hội thánh đều rất sợ hãi, cho đến người nào nghe tin cũng vậy".
4. Vì người thành Côrinhtô với tình trạng bất kỉnh của họ, đã làm ô uế Tiệc Thánh của Chúa tại các buổi thờ phượng chung, Đức Chúa Trời đành phải đưa đến kỷ luật nghiêm khắc. I Côrinhtô 11:30-31 chép: "Ấy vì cớ đó mà trong anh em có nhiều kẻ tật nguyền, đau ốm, và có lắm kẻ ngủ. Nếu chúng ta biết xét đoán lấy mình, thì khỏi bị xét đoán". Khiến cho họ phải sợ hãi tội lỗi, điều nầy đã bảo vệ tình trạng tinh sạch của các Hội Thánh nầy.
5. Mặc dù Đức Chúa Trời đưa ra kỷ luật thiên thượng, Ngài mong mỏi chúng ta phải dè chừng bản thân mình. Galati 6:1 chép: "Hỡi anh em, ví bằng có người nào tình cờ phạm lỗi gì, anh em là kẻ có Đức Thánh Linh, hãy lấy lòng mềm mại mà sửa họ lại; chính mình anh em lại phải giữ, e cũng bị dỗ dành chăng".
B. Kỷ luật cung ứng sự bảo hộ cho người tín đồ.
Khi chúng ta xa cách Chúa và sa vào tội lỗi, khi chúng ta ý thức mình đang đi trong tối tăm, chúng ta đang đặt bản thân mình và những người quanh chúng ta vào sự nguy hiểm.
Một vị Mục sư bạn, ông lớn lên ở Nam Florida, thuật lại câu chuyện khi ông còn là một thiếu niên, ông và nhóm bạn cùng lội qua một con rạch. Mẹ ông trông thấy ông và hoàn toàn làm cho ông phải lúng túng bằng cách kêu la lên buộc hết thảy phải lên khỏi nước. Khi ông nói với mẹ mình về sự lúng túng mà ông đã có, bà nói: "Con ơi, có nhiều cá sấu trong con rạch đó lắm. Mẹ chỉ bảo vệ cho con và các bạn của con đấy thôi".
C. Kỷ luật khẳng định giá trị của từng tín đồ.
1. Các câu 12-13 mô tả Chúa Jêsus là một người chăn, để 99 con lại rồi đi tìm một con đi lạc.
2. Chúng ta đừng "khinh dể" các tín hữu khác vì họ thuộc về Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không muốn "một đứa nào trong những đứa trẻ nầy phải hư mất" hoặc phải vô dụng đối với Nước Trời. Kỷ luật của Đức Chúa Trời là bằng chứng cho tình yêu thương sâu rộng của Ngài.
D. Kỷ luật duy trì mạng lịnh của Đức Chúa Trời.
1. Quở trách tín hữu khác là điều rất khó. Nó đòi hỏi lòng can đảm và đức tin. Tôi nghĩ đây là lý do tại sao có rất ít kỷ luật trong các Hội Thánh ngày nay. Chúng ta đã e sợ. Thôi thì ngồi lê đôi mách về tội lỗi của ai đó còn an toàn hơn là lấy lòng yêu thương quở trách họ.
2. Dù vậy, Đức Chúa Trời không ban kỷ luật cho chúng ta như một sự lựa chọn đâu. Đây là một mạng lịnh. Chúa Jêsus phán trong câu 15: "Nếu anh em ngươi phạm tội cùng ngươi, thì hãy trách người…".
II. Kỷ luật theo Kinh Thánh có một quá trình (các câu 15-17).
A. Bước #1. Một sự gặp gỡ riêng tư (câu 15).
1. Ai là người phải chịu kỷ luật? Đó là một "anh em" hay một tín hữu, chớ không phải người chưa tin Chúa, mà là một tín đồ hẳn hòi. Bất kỳ một tín đồ nào sa vào tội cố ý liên tục, chính là người phải được gặp gỡ. Kể cả hết thảy chúng ta, Mục sư cũng không được miễn trừ. Mỗi một người chúng ta phải được gặp gỡ khi chúng ta phạm tội.
2. "Tội" ở đây là từ ngữ thông thường trong Tân ước nói tới tội lỗi. Về cơ bản từ nầy có nghĩa là "bỏ qua dấu hiệu". Hiển nhiên là chúng ta không phải là cảnh sát hay thám tử của nhau. Chúng ta cần phải nhận chân những tội lỗi có tính huỷ diệt liên tục nơi mỗi người khác.
3. Điều nầy có thể gây mích lòng nhau. Một số bản dịch nói trong câu 15: "nếu anh em ngươi phạm tội nghịch cùng ngươi". Tuy nhiên, câu nầy nói tới hết thảy mọi người. Bất kỳ một tội lỗi nào hiển nhiên trong đời sống quí vị là tội lỗi nghịch lại Đức Chúa Trời và "nghịch lại quí vị". I Côrinhtô 5:6 chép: "Anh em há chẳng biết rằng một chút men làm cho cả đống bột dậy lên sao?"
4. Quở trách cần phải diễn ra cách mau chóng, ngay sau khi sự việc đã được biết rõ. Tại sao vậy? Nếu chúng ta để cho tội lỗi cứ tiến triển, nó lớn lên và khó mà thắng hơn được nó. Trong trường hợp mích lòng cá nhân, thời gian trôi qua giận dữ sẽ nổi lên, tức tối và cay đắng thấm dần vào mối giao hảo.
5. Ai sẽ đối diện với người anh em phạm tội? Câu trả lời là bất cứ tín đồ nào. Đây không phải là bổn phận của Mục sư hay các cấp lãnh đạo Hội Thánh. Đây là bổn phận của quí vị.
6. "Trách" ra từ một động từ Hy lạp có nghĩa là "đem ra ánh sáng" hay giúp cho người nhìn thấy lỗi lầm của người. Đôi khi chúng ta không nhận ra lỗi lầm nào đó.
7. Chúa Jêsus phán: "như người nghe lời, thì ngươi được anh em lại". Hầu hết kỷ luật của chúng ta đều sẽ kết thúc với một cấp độ riêng tư. "Như người nghe lời", thì chẳng cần ai khác nhìn biết. Quí vị cần phải giữ kín vụ việc theo cách riêng.
8. Mục đích của chúng ta sẽ luôn luôn là "được" anh em lại. Đây là một từ có ý nói tới việc làm lợi hay kiếm được tài chánh nơi khu chợ. Mọi con cái Đức Chúa Trời đều có giá trị. Khi một người được phục hồi, nước Trời đã "được lại" hay có lợi.
9. Chúng ta sẽ bị cám dỗ khi suy nghĩ: "Đây là công việc của Ngài. Tôi là ai mà dính dáng vào? Đừng xét đoán thì không bị xét đoán, có đúng không? Người ấy là trách nhiệm của Đức Chúa Trời". Biết bao nhiêu lần Thân Thể của Đấng Christ đã gánh chịu nhiều mất mát thay vì được lại vì dân sự của Đức Chúa Trời không quan tâm đủ để dính dáng vào.
10. Ai đủ tư cách đối diện với một anh em phạm tội?
a. Thứ nhứt, đấy là người có một tinh thần yêu thương, tử tế. Một lần nữa, Galati 6:1 chép: "Hỡi anh em, ví bằng có người nào tình cờ phạm lỗi gì, anh em là kẻ có Đức Thánh Linh, hãy lấy lòng mềm mại mà sửa họ lại; chính mình anh em lại phải giữ, e cũng bị dỗ dành chăng".
John Newton đã viết: "Khi người ta sống phải lẽ với Đức Chúa Trời, họ có khuynh hướng nghiêm khắc với bản thân họ và dễ dãi với người khác. Còn khi họ không sống phải lẽ với Đức Chúa Trời, họ dễ dãi với bản thân họ và nghiêm khắc với người khác".
b. Thứ hai, người (nam hay nữ) là kẻ rất yêu mến Hội Thánh. Bất kỳ Hội Thánh nào chần chừ không lấy lòng yêu thương sửa sai tội lỗi sẽ không hề tấn tới về mặt thuộc linh hay sự đổ ra của Thánh Linh Đức Chúa Trời.
c. Thứ ba, người (nam hay nữ) là kẻ đương diện với tội lỗi trong chính đời sống của mình. Nhiều lần chúng ta chần chừ không quở trách ai đó vì cớ sự giả hình của chính chúng ta (đối chiếu Mathiơ 7:3-5). Hãy cầu nguyện đi! Hãy cầu xin Đức Chúa Trời trước hết hãy chỉ ra tội lỗi của quí vị!
B. Bước #2. Một cuộc gặp phân nửa riêng tư (câu 16).
1. Nếu người anh em đó "không nghe lời" trong cuộc gặp gỡ riêng tư với quí vị, Chúa Jêsus bảo quí vị phải trở lại với "một hai người đi với ngươi". Ở đây Ngài trưng dẫn tính vô tư của luật pháp "hầu cứ lời hai ba người làm chứng mà mọi việc được chắc chắn".
2. Mong rằng người anh em phạm tội kia sẽ nhìn thấy mối quan tâm của nhóm đông người hơn và biết ăn năn.
3. Thêm nữa, "hai ba người làm chứng" quyết chắc hay nhất trí với người đã đến gặp trước tiên. Họ sẽ chứng kiến sự quở trách thích đáng theo Kinh Thánh và sự đáp ứng.
C. Bước #3. Một cuộc gặp đông người (câu 17).
1. Chúa Jêsus bảo chúng ta rằng "nếu người không chịu nghe các người đó" họ cần phải "cáo cùng Hội Thánh". Trong phạm trù nầy, rõ ràng là "Hội Thánh" hay ekklesia có ý nói tới một số đông các tín đồ.
2. Đây không phải là phần hành của một nhân viên Ban Trị Sự, mà là của cả thân thể địa phương, dù ít hay nhiều người.
D. Bước #3. Một sự loại trừ (câu 17).
1. Chúa Jêsus phán "lại nếu người không chịu nghe Hội Thánh" nếu người cứ xu hướng về tội lỗi của mình, "thì hãy coi người như kẻ ngoại và kẻ thâu thuế vậy". Trong lý trí của người Do thái về các môn đồ: "kẻ ngoại" là người dân Ngoại chẳng có phần gì trong đời sống giao ước của dân sự Đức Chúa Trời. Cần phải lẫn tránh họ. Đúng là điều tệ hại, "kẻ thâu thuế" là một người Do thái phản bội lại dân tộc mình.
2. Chúng ta hãy quay sang I Côrinhtô 5:1-13. Ở đây Phaolô bảo người Côrinhtô "một người như thế phải phó cho quỉ Sa tan, để hủy hoại phần xác thịt".
3. Các tín đồ không chịu ăn năn không còn thưởng thức mối tương giao, sự khích lệ hay sự bảo bọc của Hội Thánh nữa.
4. Trong I Timôthê 1:20, Phaolô nói tới "Hy-mê-nê và A-léc-xan-đơ, ta đã phó cho quỉ Sa-tan rồi, hầu cho họ học biết đừng phạm thượng nữa".
5. Nếu người thực sự là con cái của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời sẽ không quên người đâu. Giống như người con trai hoang đàng, người sẽ quay trở về nhà khi người đau bịnh vì cớ sự bẩn thỉu của chuồng heo.
6. Trách nhiệm của chúng ta là cứ giữ sự cầu nguyện, cứ tìm kiếm những cơ hội để quở trách người. II Têsalônica 3:14-15 bảo chúng ta chớ "…giao thông với họ, hầu cho họ nhân đó biết xấu hổ. Tuy vậy, chớ coi người đó như kẻ nghịch thù, nhưng hãy răn bảo người như anh em vậy".
7. Quá ít Hội Thánh quan tâm đến kỷ luật và họ thường không làm theo phương án nầy của Kinh Thánh.
Phải chăng quí vị đã đối mặt với một anh chị em bị kéo vào trong tội lỗi? Có phải thế không? Sẽ ra sao nếu một sáng Chúa nhựt kia quí vị nhìn thấy một ngọn lửa trong nhà thờ của quí vị? Chẳng lẽ quí vị không lập tức dập tắt nó sao? Tất nhiên rồi. Nếu quí vị không thành công, quí vị sẽ không ngần ngại kêu cầu sự cứu giúp. Nếu hai hay ba người khác không thể giúp đỡ cho quí vị, quí vị phải cáo cho cả Hội Thánh biết. Tội lỗi không được xưng ra, không ai đối diện còn nguy hiểm cho mối tương giao của chúng ta hơn cả bất kỳ một ngọn lửa nào khác nơi sự dễ dãi của chúng ta.
III. Kỷ luật theo Kinh Thánh là kỷ luật có uy quyền (các câu 18-20).
A. Kỷ luật phản ảnh uy quyền của thiên đàng (câu 18).
1. Đã có nhiều sự lý giải sai các câu nầy. Thí dụ, Giáo hội Công giáo La mã sử dụng chúng để dạy rằng giáo hội có thể tha thứ hay ngăn chận các tội lỗi. Hơn nữa, các tín hữu khác sử dụng ý niệm "hai hay ba người" nhất trí trong sự cầu nguyện để nói ra đủ loại yêu cầu từ Đức Chúa Trời, họ tin rằng Đức Chúa Trời bị "buộc" phải trả lời cho sự cầu nguyện của họ. Tôi có nghe nói sự dạy nầy cho rằng cuộc bầu cử ở Hội Thánh địa phương là gắn liền với ý chỉ của thiên đàng.
2. Thắc mắc phát sinh: Thẩm quyền cho sự kỷ luật đặt ở chỗ nào? Trong Mathiơ 28:18, Chúa Jêsus dạy rõ ràng: "Hết cả quyền phép đã ban cho Ta". Chúa Jêsus có "hết thảy quyền phép" và Ngài không giao uy quyền của Ngài cho bất kỳ ai khác. Uy quyền chúng ta xưng nhận khi kỷ luật một tín hữu anh em nằm trong Lời của Đức Chúa Trời.
3. Về mặt văn phạm, các mệnh đề "buộc ở trên trời" "mở ở trên trời" có thể thụ động cách thì tương lai hoàn thành và được dịch chính xác hơn "bị buộc hay mở". Đức Chúa Trời không chiếu theo ý chỉ của Hội Thánh song khi Hội Thánh nương vào uy quyền của Ngôi Lời, hành động của Hội Thánh đã được thiên đàng đồng ý rồi.
4. Một lần nữa chúng ta sẽ thắc mắc: "Chúng ta là ai mà dám đương diện với người khác? Chúng ta nhận lấy uy quyền ấy ở đâu". Chúng ta nhận lấy uy quyền ấy từ Ngôi Lời thành văn.
Hãy tưởng tượng một Cơ đốc nhân muốn để vợ mình rồi lấy một phụ nữ Cơ đốc mà với người nữ nầy Cơ đốc nhân đó có một mối quan hệ tà dâm. Hai trong số họ phải cầu nguyện rồi "buộc" thiên đàng bằng cách cầu xin Đức Chúa Trời cho phép họ ly dị và cho phép họ lấy nhau. Có phải điều nầy sẽ tôn cao lời cầu xin của họ và chúc phước cho mối quan hệ của họ không? Không, không phải như thế đâu vì họ đã vi phạm uy quyền của Lời Ngài.
B. Kỷ luật nương theo sự khẳng định của Đức Chúa Cha (các câu 19-20).
1. Nếu "hai người" (có ý nói tới các chứng nhân trong câu 16), "thuận nhau [sumphoneo] ở dưới đất" về tội lỗi và sự tinh sạch của Hội Thánh, "thì Cha ta ở trên trời sẽ cho họ". Đức Chúa Trời sẽ khẳng định mọi quyết định theo Kinh Thánh của họ.
2. Khi chúng ta nắm lấy phần việc theo Kinh Thánh khi đương diện với tội lỗi, chúng ta không nắm lấy một mình đâu. Mặc dù câu 20 thường được rút ra khỏi văn mạch, sự dạy cho thấy khi chúng ta theo Kinh Thánh hành động để bảo vệ sự tinh sạch của mối tương giao, thậm chí khi "hai hay ba người" bước ra đương diện và quở trách một người anh em phạm tội trong danh của Chúa Jêsus, Ngài "…ở giữa họ". Ngài cùng đi với họ trong quá trình đó.

***


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét