Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

Bài 66: Mathiơ 18:1-9: "Con Cái Của Nhà Vua"


MATHIƠ  –  VUA CÁC VUA
Con cái của Nhà Vua
Mathiơ 18:1-9

1. Dân sự của Đức Chúa Trời được mô tả bằng nhiều cách thức xuyên suốt Kinh Thánh. Tuy nhiên, một trong những chữ thường được nói tới là con cái. Chúng ta được gọi là con cái của lời hứa, con cái của ban ngày, con cái sự sự sáng, con cái yêu dấu, con cái của Đức Chúa Trời.
2. Là con cái của Đức Chúa Trời, chúng ta tận hưởng mọi ơn phước kỳ diệu của gia đình đời đời. Chúng ta cũng mang lấy bản chất yếu đuối, chưa trưởng thành của con cái. Trong tiểu đoạn nầy, Jesus nói tới việc trở thành một con cái của Đức Chúa Trời (các câu 1-4)làm tổn thương một con cái của Đức Chúa Trời (các câu 5-9).
I. Trở thành một con cái của Đức Chúa Trời (các câu 1-4).
A. Một câu hỏi đặt ra cho Chúa Jêsus (câu 1).
1. Chúa Jêsus đã tỏ ra sự hạ mình rất lớn, trong đó Ngài đã nộp một thứ thuế thay vì "làm mất lòng" người Giuđa. Còn bây giờ, theo sát việc nộp thuế đó, các môn đồ tỏ ra thái độ kiêu ngạo bằng cách hỏi: "Ai là lớn hơn hết trong nước thiên đàng?"
2. Câu hỏi nầy hình thành từ một cuộc biện luận mà các môn đồ đã có giữa vòng họ. Luca 9:46 chép: "Các môn đồ biện luận cùng nhau cho biết ai là lớn hơn hết trong hàng mình".
3. Các môn đồ đã nhìn thấy "nước thiên đàng" là một thứ mà hết thảy họ đều sẽ được hưởng. Họ đang biện luận xem coi ai sẽ được chia phần lớn hơn hết”.
Hãy tưởng tượng xem họ đã tự đề bạt mình trong suốt cuộc "biện luận" nầy. Phierơ nói ông là người lớn hơn hết vì ông đã có mặt tại chỗ Hoá Hình và thêm nữa, ông đã đi bộ trên mặt biển. Giăng nhắc cho Phierơ nhớ rằng ông cũng đã bị chìm lĩm rồi cho rằng mình là người lớn nhứt vì ông là môn đồ thân cận nhất với Chúa Jêsus, ông là môn đồ được Chúa yêu. Anhrê nói ông đã tìm gặp Chúa trước nhất. Mathiơ nói ông đã bỏ đi cái nghề dễ làm giàu, sinh lợi nhiều nhất để đi theo Chúa Jêsus. Mỗi người trong số họ đều có lý do để tin rằng mình là người lớn hơn hết. Còn Chúa Jêsus mới là Đấng định liệu cuộc biện luận nầy.
4. Samuel Taylor Coleridge từng nói: "Nếu bạn cố quyết với một ý chí cao cả, hãy để cho người ta có ấn tượng về bạn; còn nếu bạn chỉ có một quyết tâm nhỏ nhoi, hãy để cho người ta thổ lộ ra ấn tượng về bản thân họ".
5. Trong khi chúng ta chưa có đủ can đảm để cầu xin một vị trí đặc biệt ở trong vương quốc, tôi dám chắc một số điều cầu xin của chúng ta cũng rất tư kỷ và tầm thường tương đương như thế với Đức Chúa Trời. Trong khi chúng ta nài xin một chiếc xe hơi đời mới, Chúa Jêsus muốn chúng ta nài xin ơn cứu rỗi cho một người bạn bị hư mất kia kìa. Trong khi chúng ta nài xin được giải cứu ra khỏi nỗi đau đớn của móng chân mọc ngược, Ngài mong mỏi chúng ta cầu xin ơn cứu ra khỏi tội lỗi đang ràng buộc chúng ta.
B. Minh họa của đức tin giống như con trẻ (các câu 2-3).
1. Chúng ta biết rằng Chúa Jêsus đã có mặt trong "nhà" ở tại Cabênaum. Có lẽ đây là nhà của Phierơ. "Đứa trẻ" mà Chúa Jêsus "gọi" đến với chính mình Ngài có lẽ là đứa trẻ trong gia đình của Phierơ. Từ ngữ nói tới "đứa trẻ" có ý nói tới một đứa trẻ hãy còn nhỏ, một đứa trẻ mới biết đi mà thôi.
2. Chúa Jêsus vốn yêu thương trẻ con. Ở một vài cơ hội trong các sách Tin lành, chúng ta thấy Ngài đang bồng ẳm trẻ con bên hông mình, Ngài đặt tay trên chúng rồi chúc phước cho.
3. Trong Mác 10 chúng ta đọc thấy đặc biệt những bậc làm cha mẹ đem con cái của họ đến cùng Chúa Jêsus "để Ngài rờ đến chúng" nhưng các môn đồ đã "quở" họ rồi tìm cách đuổi chúng đi chỗ khác. Chúa Jêsus đã phán: "Hãy để con trẻ đến cùng ta, đừng cấm chúng nó; vì nước Đức Chúa Trời thuộc về những kẻ giống như con trẻ ấy" (Mác 10.14).
4. Chúa Jêsus đã lấy "con trẻ" nầy rồi "để ở giữa môn đồ". Hãy tưởng tượng xem Chúa Jêsus cùng với một đứa trẻ nhỏ ngồi trên đầu gối của Ngài và tất cả 12 môn đồ nhóm lại chung quanh khi Chúa Jêsus bắt đầu dạy dỗ. Hỡi Hội thánh, chúng ta cũng hãy nhóm lại quanh đây mà nghe những lời dạy của Chúa Jêsus trong tiểu đoạn nầy. Mọi lời dạy về việc trở thành một đứa trẻ.
5. Chúa Jêsus phán rằng trừ phi chúng ta "đổi lại" rồi nên "như đứa trẻ" chúng ta sẽ "chẳng được vào nước thiên đàng đâu". Chúa Jêsus muốn nói rằng trừ phi chúng ta nhơn đức tin đến với Đức Chúa Trời y như đứa trẻ a vào vòng tay của Ngài, chúng ta sẽ không được cứu đâu.
6. "Đổi lại" ra từ chữ Hy lạp strepho, có nghĩa là "vặn cong, xoay lại hay đổi lại". Quí vị có bao giờ sử dụng bộ phận đổi điện cho các dụng cụ điện của mình chưa? Chúa Jêsus đang kêu gọi người ta hãy cắm sợi dây điện nối vào chính mình Ngài.
C. Minh hoạ của sự hạ mình giống như con trẻ (câu 4).
1. Các môn đồ đã được biến đổi do họ biết đặt đức tin mình nơi Đấng Christ để được cứu. Tuy nhiên, họ cần phải được biến đổi trong lối suy nghĩ của họ nữa.
2. Spurgeon đã nói: "Các vị sứ đồ đã được biến đổi theo một ý nghĩa, thế nhưng họ cũng cần một sự biến đổi sâu xa hơn. Họ cần được biến đổi từ chỗ lo nghĩ về mình trước tiên đến chỗ biết hạ mình xuống và hài lòng. Một đứa trẻ không có một mơ mộng tham vọng nào hết; nó thấy thoả lòng với những việc nhỏ; nó tin cậy; nó không nhắm vào việc lớn; nó biết vâng lời".
Khi Nữ Hoàng Victoria còn là một đứa trẻ, bà không biết  mình sẽ đứng ở chỗ kế vị ngai vàng của nước Anh. Các gia sư của bà, khi tìm cách sửa soạn bà cho tương lai đó, họ bị thất bại vì bà không hành xử theo cách vương giả và chẳng chú tâm bao nhiêu vào các vụ việc của hoàng gia. Sau cùng, các gia sư của bà quyết định nói cho bà biết rằng một ngày kia bà sẽ trở thành nữ hoàng Anh quốc. Khi bà nhìn biết mình sẽ trở thành Nữ hoàng, khi ấy bà mới hướng mắt chú trọng đến sự cao trọng ấy.
3. Thế gian khích lệ các cư dân của mình phải thăng cao lên, phải dấy lên đến địa vị cao cả. Thiên đàng khích lệ các cư dân của mình phải hạ thấp xuống, phải hạ xuống càng thật thấp. Xác thịt kêu la đòi hỏi sự công nhận, đòi hỏi sự cao trọng. Đức Thánh Linh dẫn dắt chúng ta vào con đường có địa vị tôi tớ và sự hạ thấp.
4. Một người trở thành con cái của Đức Chúa Trời bằng cách nào? Bằng cách tự hạ mình xuống. Nếu quí vị đã được cứu, quí vị đã đến một chỗ mà quí vị đã công nhận tình trạng tội lỗi của mình. Quí vị cũng nhận biết tình trạng bất khả trọn lành của mình không làm chi được về tình trạng của mình. Trong sự hạ mình, giống như một "đứa trẻ" quí vị kêu la với Đức Chúa Trời xin được cứu.
5. Chúng ta trở thành con cái của Đức Chúa Trời, chúng ta bước vào "nước thiên đàng" bằng cách tự hạ mình xuống giống như "con trẻ". Tuy nhiên, người nào sẽ là "lớn hơn hết" trong nước của Đức Chúa Trời phải tiếp tục "tự hạ mình xuống". Nền kinh tế của Nước rất khác với thế gian. Chúng ta hạ xuống, tự hạ mình xuống hay xuống thấp để bước vào sự cao trọng.
A.W. Tozer đã trình bày điều đó như sau: "Một Cơ đốc nhân chân thật không cứ cách nào đó là một con số lẽ. Người cảm nhận tình yêu tối thượng dành cho Đấng mà người không xem thấy; trò chuyện cách quen thuộc mỗi ngày với Đấng mà người không thấy; mong được vào trong thiên đàng nhờ vào công đức của Đấng khác; tự làm cho mình trống không để được làm cho đầy dẫy; nhìn nhận mình là sai quấy hầu cho mình được xưng là đúng đắn; hạ thấp xuống để được nâng lên cao; là mạnh mẽ nhất khi người yếu đuối nhất; giàu có nhất khi người nghèo khó nhất và hạnh phúc nhất khi người cảm thấy tệ hại nhất. Người chết đi để người có thể sống; người quên đi để được nhận lại; bố thí hết để người có thể được lại; thấy điều không thấy được, nghe điều không nghe được, và biết được những gì được chuyển thành tri thức".
II. Làm tổn thương con cái của Đức Chúa Trời (các câu 5-9).
A. Nguyên tắc tiếp nhận một người tin Chúa  (câu 5).
1."Đứa trẻ" nầy trên hông Chúa Jêsus là một minh hoạ cho con cái của Đức Chúa Trời, là người tin Chúa. Dĩ nhiên là Chúa Jêsus muốn chúng ta vui sướng tiếp nhận người nào là con cái theo phần xác, nhưng bài học thuộc linh quan trọng nhắm vào việc tiếp nhận con cái thuộc linh của Chúa.
Quí vị có bao giờ để ý thấy những đứa trẻ làm quen với nhau mau lắm không? Cách đây không lâu lắm, gia đình tôi và tôi có một cuộc đi dạo quanh vùng lân cận đây. Bạn tôi giới thiệu chúng tôi với một gia đình khác mới chuyển tới đây thôi. Trong khi chúng tôi những người lớn lo làm quen với nhau bằng các câu chuyện về xã hội, mấy đứa con của chúng tôi đã bắt đầu chơi đùa với nhau rồi. Trẻ con mau mắn tiếp nhận các đứa trẻ khác. Nếu chúng ta sống giống như "con trẻ" với sự hạ mình của chúng ta, chúng ta sẽ mau mắn tiếp nhận lẫn nhau.
2. Vui thích trong sự hạ mình, khiêm tốn và hạ thấp xuống trong thế gian nầy là vui thích trong Đấng Christ. Nếu chúng ta vui mừng phục vụ con trẻ và người có sự khiêm hạ cùng các tín hữu khác, chúng ta đang vui vẻ phục sự Chúa Jêsus.
B. Mối nguy hiểm của việc làm tổn thương một người tin Chúa (các câu 6-7).
1. Một lần nữa, khi Chúa Jêsus nói tới "những đứa nhỏ" Ngài có ý ám chỉ tới những Cơ đốc nhân vì Ngài phán họ là những người "đã tin ta".
2. Chúa Jêsus nói tới những kẻ làm cho Cơ đốc nhân "phạm tội" hay sa vào tội lỗi. Từ ngữ Hy lạp là skandalizo, có nghĩa là "làm cho vấp ngã". Đức Chúa Trời có sự xét đoán nghiêm trọng đối với người nào chịu trách nhiệm gây cho một người tin Chúa phạm tội.
3. Chúa Jêsus phán thà "buộc cối đá vào cổ, mà quăng nó xuống đáy biển còn hơn". Loại "cối đá" mà Chúa Jêsus nói tới là cối đá thật to đòi hỏi một con la hay con bò kéo mới chuyển động được. Thường thì cối đá đó nặng khoảng vài trăm cân Anh. Người La mã đôi khi đã thực hành thể thức hành quyết như thế nầy.
4. Hãy tưởng tượng cú sốc lướt qua các môn đồ xem khi họ nghe thấy câu nói nầy. Trong cuộc biện luận của họ về ai sẽ là người "lớn hơn hết" họ đã vừa gây cho nhau phạm tội hay vấp ngã bởi sự tỏ ra thái độ ghen ghét, tranh cạnh và giận dữ.
5. Xachari 2:8 chép về dân sự của Đức Chúa Trời "vì ai đụng đến các ngươi tức là đụng đến con ngươi mắt Ngài". Đức Chúa Trời quan phòng dân sự Ngài đến nỗi họ giống như giác mạc của con mắt, là chi thể mỏng mảnh nhất trong cơ thể của con người. Người nào gây cho họ phạm tội đang chọt ngón tay vào con ngươi của mắt Đức Chúa Trời.
6. Chúng ta gây cho người khác phạm tội hay vấp ngã như thế nào?
a. Thứ nhứt, bằng cách cám dỗ người khác với thái độ không tin kính của chúng ta. Êva đã cám dỗ Ađam. Arôn đã khiến cho dân Israel phạm tội bằng cách đúc ra và thờ lạy con bò con bằng vàng.
b. Thứ hai, bằng cách nâng cao các truyền thống do con người lập ra như tương đương hay cao hơn Lời của Đức Chúa Trời. Chúng ta cung ứng cho người ta sự kiêu ngạo và sự hạ mình giả dối.
c. Thứ ba, bằng cách nêu một gương xấu. Mọi điều chúng ta đang làm đều quan trọng y như mọi lời chúng ta đang nói ra. Tôi run sợ khi suy nghĩ tới chỗ tôi đã làm phật lòng Đức Chúa Trời theo chiều hướng nầy. Hãy tưởng tượng có người nói như thế nầy xem: "Mục sư của tôi [giáo sư, chấp sự, v.v….] làm hay nói…". Thay vì thế, chúng ta cần phải nêu một gương tốt. Phaolô đã nói với Timôthê: "Chớ để người ta khinh con vì trẻ tuổi; nhưng phải lấy lời nói, nết làm, sự yêu thương, đức tin và sự tinh sạch mà làm gương cho các tín đồ".
d. Thứ tư, bằng cách không dẫn dắt họ vào các lối công bình. Đôi khi chúng ta giấu đi các kinh nghiệm và hiểu biết về mặt thuộc linh với Chúa thay vì chia sẻ chúng với ai đó đang có cần các điều ấy. Hêbơrơ 10:24 chép: "Ai nấy hãy coi sóc nhau để khuyên giục về lòng yêu thương và việc tốt lành".
William Barclay đã thuật lại về một cụ già đang nằm trên giường chờ chết đã xưng ra một trò tinh quái mà ông ta làm khi còn là một đứa trẻ. Ông ta đã đảo ngược một tấm biển dấu đi đường ở một ngã tư. Ông ta nói: "Tôi không hề lấy làm ngạc nhiên khi thấy có nhiều người bị dẫn vào nẻo sai lầm do việc mà tôi đã làm". Có bao nhiêu lần chúng ta dẫn người khác sa vào chốn sai lầm bởi một gương xấu hay bởi thiếu đi một gương tốt.
7. Chúa Jêsus tiếp tục phán "khốn nạn" hay một lời rủa sả hoặc một lời xét đoán "cho thế gian vì sự gây nên phạm tội" hay vầng đá vấp váp. Ngài phán "Vì sự gây nên phạm tội phải có". Thế gian đầy dẫy những điều lôi kéo phải phạm tội. Nhiều cạm bẫy đã được gài đặt ở từng góc cạnh.
8. Chúa Jêsus phán: "song khốn nạn thay cho ai là kẻ gây nên phạm tội!" Ngài đã phán rồi điều nầy thà là cột cối đá vào kẻ đó mà quăng xuống đáy biển. Giờ đây Ngài nói thêm rằng tội lỗi như thế mang lại sự phán xét của Đức Chúa Trời.
Là bậc phụ huynh, quí vị và tôi sẽ làm một việc gì đó để bảo hộ cho con cái của chúng ta. Chúng ta sẽ hiến mạng sống của chúng ta vì sự sống của chúng nó. Chúng ta đề ra những đường biên giới ở chung quanh chúng nó. Chúng ta giữ một con mắt hay canh chừng trên bạn bè của chúng. Nếu chúng ta hạng người tội lỗi còn có sự phó thác như thế nầy cho con cái của mình, Cha chúng ta ở trên trời còn cảm nhận nhiều hơn về con cái của Ngài là dường nào?
C. Tránh đừng làm tổn thương một người tin Chúa (các câu 8-9).
1. Đây là lối nói bóng bẩy rất rõ ràng vì chúng ta biết không một chi thể nào trong thân thể vật lý của chúng ta khiến cho chúng ta phải phạm tội cả.
2. Nếu chúng ta cắt đứt một chi trong thân hay móc một con mắt, cho dù đến như thế đi nữa, hành động cố quyết ấy vẫn không giữ chúng ta không phạm tội đâu.
3. Mấy câu nầy rất giống với các câu nói mà Chúa Jêsus đã giảng trong Bài Giảng Trên Núi ở 5:29-30.
4. Chúa Jêsus sử dụng lối nói bóng bẩy hầu đưa ra được một điểm cụ thể, chúng ta nên làm bất cứ điều chi là cần thiết để cất bỏ tội lỗi ra khỏi đời sống chúng ta và giữ đừng gây cho người khác phải phạm tội.
5. Không một điều chi có giá trị, quan trọng, và cần thiết đến nỗi nó giữ chúng ta không theo đuổi một đời sống vâng phục đối với Đấng Christ. Đây là lời kêu gọi phải có hành động cụ thể chống lại tội lỗi.
Mục sư George Sweeting thuật lại câu chuyện kể về quan sát tảng băng đang trôi trên dòng sông rồi lao thẳng vào thác Niagara. Cá đông lại trong băng và những con mòng biển đậu trên đó kiếm ăn. Khi băng trôi đến rìa thác, cánh của chúng vỗ lên, và chúng sẽ thoát ra khỏi thác nước. Ông nói: "Tôi quan sát thấy một con mòng biển dường như vỗ cánh quá trễ. Nó mãi mê rỉa xác con cá, rồi khi tảng băng trôi tới rìa thác nước, đôi cánh của nó không còn có tác dụng nữa. Con chim vỗ cánh đen đét và cứ vỗ như thế, nó nhấc luôn tảng băng ra khỏi mặt nước, và tôi nghĩ là nó sẽ thoát được. Nhưng đã trễ quá, mấy cái móng chân của nó đã bị dính chặt vào tảng băng. Sức nặng của tảng băng quá lớn, và con chim mòng biển lao thẳng xuống vực sâu".
6. Cho phép tôi chỉ ra rõ ràng chỉ có những người không tin Chúa mới ở trong sự nguy hiểm của "lửa địa ngục". Tuy nhiên, những người tin Chúa có thể hiểu từ sự dạy nầy tầm mức nghiêm trọng mà với nó Đức Chúa Trời đang nhìn xem tội lỗi và hấp lực của việc khiến cho người khác phạm tội.
7. Phaolô đã nói trong I Côrinhtô 9:27: "song tôi đãi thân thể mình cách nghiêm khắc, bắt nó phải phục, e rằng sau khi tôi đã giảng dạy kẻ khác, mà chính mình phải bị bỏ chăng". Tác giả thơ Hêbơrơ khích lệ chúng ta phải "quăng hết gánh nặng và tội lỗi dễ vấn vương ta, lấy lòng nhịn nhục theo đòi cuộc chạy đua đã bày ra cho ta" (Hêbơrơ 12.1).
Quí vị có biết người Eskimos giết sói như thế nào không? Trước hết, người Eskimo tẩm lưỡi dao bằng máu thú vật rồi để cho nó đông cứng lại. Kế đó người nhúng con dao vào máu nhiều lần nữa, cho tới chừng lưỡi dao hoàn toàn bị phủ hoàn toàn bởi huyết đông cứng lại. Người cắm con dao vào đất với bề lưỡi day trở lên. Khi con sói đánh hơi bằng mũi rất thính của nó tới chỗ có mùi máu, nó liếm chỗ máu đó, nếm mùi máu tươi đông cứng đó. Nó liếm nhanh hơn quanh lưỡi dao cho tới khi phần sắc bén lòi ra. Cái thèm khát của nó lớn đến nỗi nó chẳng để ý thấy phần sắc bén như dao cạo của lưỡi dao trần ra đó ngay cái lưỡi của nó, nó cũng không nhận ra bản năng cơn khát của nó lúc nào mới được thoả bởi CHÍNH máu nóng của nó. Sáng ra họ thấy nó nằm chết ở trong tuyết. Tội lỗi giống y như thế đấy. Điểm khác biệt là, không những tội lỗi làm hại cho quí vị, tội lỗi của quí vị còn làm hại cho người khác nữa đấy!

***


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét